Cô gái 26 tuổi nôn ra gần 200ml máu tươi, nguyên nhân bắt nguồn từ lối sống quen thuộc
Đừng bao giờ coi thường sức khỏe của mình, thông qua việc ăn uống, nếu không chú ý thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vương Tiêu Vũ (26 tuổi) đang sinh sống tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc). Mới đây, cô vừa phải nhập viện cấp cứu vì nôn ra máu tươi trong bữa cơm. Theo chia sẻ, khi đang ngồi ăn cơm cùng gia đình, Tiêu Vũ thấy có cảm giác ghê sợ trào lên trong cổ họng, sau đó cô chạy vào nhà vệ sinh và nôn ra máu.
Tại bệnh viện, sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho biết Tiêu Vũ đã nôn ra khoảng 200ml máu (tương đương 0,2 lít máu). Tình trạng máu trào lên từ cổ họng vẫn chưa dừng lại nên bác sĩ phải lập tức cầm máu cho Tiêu Vũ và tiến hành nội soi dạ dày.
Sau khi nội soi, bác sĩ phát hiện thấy có một khối u trong dạ dày của Tiêu Vũ. Khối u này không nhỏ, dài và nằm ở vị trí không tốt trong dạ dày của cô. Theo hình ảnh nội soi, nó đang phát triển trong thân dạ dày và ở phía góc của dạ dày. Cũng từ đây, bác sĩ đã đưa ra kết luận, Tiêu Vũ đang mắc bệnh ung thư dạ dày. Chỉ mới 26 tuổi nhưng Tiêu Vũ đã mắc bệnh ung thư dạ dày, khi biết tin mình mắc bệnh, cô không khỏi bàng hoàng và sửng sốt. Bác sĩ cũng cho biết thêm, khối u nằm ở vị trí này phải tiến hành phẫu thuật toàn bộ dạ dày để bóc khối u ra.
Để cố gắng bảo toàn được dạ dày của Tiêu Vũ, các bác sĩ phải tập trung cao độ trong ca phẫu thuật. Cuối cùng, họ đã cắt bỏ được 60% khối u trong dạ dày của Tiêu Vũ. Sau đó, Tiêu Vũ ở lại bệnh viện điều trị thêm một thời gian, đồng thời cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nên dạ dày cũng dần hồi phục ổn định.
Thông qua trường hợp của Tiêu Vũ, bác sĩ điều trị nhắn nhủ tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ phải luôn chú ý tới thói quen ăn uống hàng ngày. Bởi ung thư dạ dày là căn bệnh ngày càng trẻ hóa nên cần đề cao cảnh giác ngay từ sớm khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trong cơ thể.
Vậy nguyên nhân từ đâu khiến Tiêu Vũ mắc bệnh ung thư dạ dày?
Qua tìm hiểu, bác sĩ được biết, Tiêu Vũ rất ít khi đi kiểm tra sức khỏe. Trong suốt 2 năm vừa qua, cuộc sống của Tiêu Vũ không đi theo quy luật nào cả. Với khối lượng công việc bận rộn, Tiêu Vũ thường xuyên ngủ muộn và thức đêm để làm nốt việc. Vào buổi trưa và buổi tối, cô cũng không nấu cơm hay ăn uống tử tế mà thường gọi đồ ăn bên ngoài về để ăn qua loa cho xong bữa. Chính những điều này vô tình trở thành thói quen xấu dẫn đến bệnh ung thư dạ dày của Tiêu Vũ.
Video đang HOT
Một điều nữa cần phải lưu ý, đồ ăn gọi từ bên ngoài thường không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc xuất xứ nên dễ trở thành nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Các món ăn nhanh thường chứa nhiều dầu mỡ, hương vị nặng, và loại dầu chiên rán cũng là loại chiên đi chiên lại nhiều lần. Tất cả những yếu tố này đều góp phần làm hình thành nên bệnh ung thư dạ dày.
Một vài triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường ít gây ra các triệu chứng. Đây cũng là lý do gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Một số dấu hiệu có thể xuất hiện trước tiên cảnh báo ung thư dạ dày cần chú ý là:
- Khó chịu, đau vùng bụng (thường ở trên rốn), đau nhiều sau khi ăn.
- Chán ăn, dễ no và đầy bụng ngay sau khi ăn một bữa nhỏ, giảm cân đột ngột.
- Buồn nôn, nôn và có thể lẫn máu.
- Ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Trong phân có lẫn máu.
Những triệu chứng trên có khả năng gây ra các vấn đề tiêu hóa khác ngoài ung thư như mắc virus dạ dày hoặc viêm loét. Chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các loại ung thư khác. Tuy nhiên, ngay khi gặp một trong những vấn đề này, bạn nên thực hiện những kiểm tra cần thiết để nhận biết tình trạng bệnh và điều trị sớm nhất.
Source (Nguồn): Sohu
Theo afamily
Ung thư dạ dày mối nguy hại do chủ quan và lầm tưởng
Số lượng người mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng và xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi. Đa phần các bệnh nhân phát hiện và điều trị ung thư dạ dày rất trễ vì chủ quan và nghĩ là những căn bệnh hệ tiêu hóa thông thường, đến khi tiếp nhận điều trị thì bệnh đã bắt đầu di căn.
Tại Hội thảo phòng chống ung thư quốc gia diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 18 đến ngày 19-7), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, tại Việt Nam, số ca mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 người vào năm 2000 lên 126.000 ca vào năm 2010, và đạt gần 165.000 người vào năm 2018. Dự báo, con số này sẽ vượt 200.000 ca vào năm 2020.
Triệu chứng ung thư dạ dày thường dễ dàng bị bỏ qua
Theo Thứ trưởng Tiến, nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ mắc mới ung thư của Việt Nam không phải cao nhất, xếp 99/186 quốc gia, vùng lãnh thổ nhưng tỷ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân (năm 2010, tỉ lệ này là 110/100.000 dân). Và trong đó, ung thư dạ dày là một căn bệnh đáng báo động.
Hội thảo phòng chống ung thư quốc gia diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: BS ĐẶNG CÔNG SƠN
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng công Sơn (Chuyên khoa Ung bướu và Y học hạt nhân - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM)cho biết hiện nay, ở nước ta có 26% người mắc viêm loét dạ dày tá tràng, 70% người dân chứa vi khuẩn HP. Hai yếu tố trên cộng với thói quen sinh hoạt không hợp lý, lười vận động khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày có xu hướng gia tăng. Bệnh dạ dày rất phổ biến ở Việt Nam và nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ. Đặc biệt, ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa, bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%.
Đa phần, các bệnh nhân trước khi phát hiện ung thư dạ dày sẽ gặp các triệu chứng như khó chịu và đau bụng trên. Bệnh nhân cảm thấy no hoặc có cảm giác nóng rát sau khi ăn. Cơn đau này thường dễ bị nhầm với chứng khó tiêu, hoặc viêm dạ dày. Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn, cơn đau sẽ ngày càng dữ dội hơn và kéo dài thời gian.
Triệu chứng của ung thư dạ dày thường xuất hiện có mức độ từ thấp đến cao. Bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ có máu và nhiễm trùng đường tiết niệu trong giai đoạn đầu. Điều này là do một lượng máu nhỏ xuất hiện trong dạ dày của bệnh nhân. Bên cạnh đó, táo bón và tiêu chảy xen kẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi.
Thông thường, táo bón hoặc tiêu chảy vẫn thường xảy ra ở cơ thể người, nhưng nên kiểm tra sức khỏe khi thấy táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện luân phiên nhau, bởi đó có thể là triệu chứng tiền ung thư dạ dày.
Sụt cân đột ngột và nhanh chóng là dấu hiệu của căn bệnh ung thư mà ai cũng cần phải quan tâm vì đó là triệu chứng điển hình nhất của các căn bệnh ung thư. Vì nếu bệnh nhân có tế bào ung thư trong dạ dày, chúng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể người bệnh để phát triển, khiến trọng lượng sụt giảm trong một thời gian ngắn. Đây là kết quả của sự biến đổi ác tính của ung thư dạ dày.
Bác sĩ Sơn cho biết, "Người có dạ dày yếu thường có triệu chứng khó tiêu, nhưng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, ngoài hiện tượng khó tiêu, họ còn mất đi cảm giác ngon miệng. Nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày nghĩ rằng họ bị loét dạ dày hoặc viêm dạ dày, chỉ cần uống thuốc là khỏi. Thuốc dạ dày có thể giảm các triệu chứng, nhưng nó sẽ xuất hiện trào ngược axit và bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian".
Thay đổi lối sống, nội soi định kỳ
Số bệnh nhân mắc ung thư dạ dày cao và trẻ hóa chủ yếu từ lối sống mang đến. Thói quen ăn uống các thức ăn lên men, ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, ăn không đúng giờ giấc dễ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và chuyển sang mãn tính. Thực tế hiện nay cho thấy, giới trẻ, nhất là sinh viên coi thường việc ăn uống điều độ, dễ dàng bỏ bữa.
Nhiều người mắc những bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày thực quản... là những bệnh lý thường gặp, nhưng dễ bỏ sót với các triệu chứng không điển hình như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau bụng, đau tức ngực, khó nuốt, ho kéo dài... Các triệu chứng này rất dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét, thủng bao tử hoặc ung thư, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Bác sĩ Sơn cho biết, để chẩn đoán ung thư dạ dày cần phải làm nội soi để có thể nhìn thấy tổn thương và lấy mẫu tế bào để sinh thiết, làm các xét nghiệm khác. Phương pháp nội soi không chỉ phát hiện mà còn là phương pháp điều trị. Với người mắc bệnh ở giai đoạn sớm, có thể qua nội soi hớt phần niêm mạc bị ung thư và giữ nguyên dạ dày, bệnh nhân sống thêm vài năm.
Trong khi đó, ở giai đoạn muộn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật, xạ trị mà cơ hội sống vẫn rất khó khăn. Vì thế, việc nội soi định kỳ ở người có tiền sử đau dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP là vô cùng quan trọng.
Để tránh căn bệnh ung thư dạ dày, chúng ta cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung Vitamin C từ trong rau quả, không nên ăn đồ chiên rán và thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Bác sĩ Sơn cũng khuyến cáo: "Việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần rất cần thiết, để kịp thời phát hiện bệnh lý và được điều trị. Đặc biệt, với ung thư dạ dày, để phát hiện không chỉ đơn giản là khám sức khỏe thông thường, mà buộc phải tiến hành nội soi dạ dày để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư."
HUỲNH THANH NHẬT
Theo SGGP
Người phụ nữ bỗng cất tiếng nói sau 12 năm bị câm Marie McCreadie ở Australia bị câm từ nhỏ, 12 năm sau bỗng cất tiếng nói sau khi ho ra một đồng xu từ cổ họng. Marie đã xuất bản một cuốn sách viết về những khổ đau mà cô phải trải qua trong suốt 12 năm không nói được, mang tên "Voiceless". Câu chuyện thu hút sự chú ý của rất nhiều người...