Cô gái 25 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do lạm dụng thuốc paracetamol trong 6 ngày
Các bác sĩ nhận thấy người bệnh khả năng cao bị ngộ độc thuốc paracetamol do dùng thuốc liều cao kéo dài nhiều ngày. Sau 3 giờ nhập viện và làm đầy đủ các xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán suy gan cấp do ngộ độc thuốc paracetamol.
Mới đây chị Đặng Thị Ngọc A (25 tuổi) ở An Đạo – Phù Ninh – Phú Thọ được đưa vào Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng ý thức lơ mơ, tiếp xúc chậm chạp, mệt mỏi, nôn nhiều, da vàng đậm, bụng chướng đau.
Nữ bệnh nhân nguy kịch
Theo chia sẻ của người nhà, khoảng 6 ngày trước khi vào viện, chị A bị đau đầu đã tự ý mua paracetamol uống 4 viên 500mg/ngày trong vòng 6 ngày, tổng liều là 12g.
Video đang HOT
Qua khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ nhận thấy người bệnh khả năng cao bị ngộ độc thuốc paracetamol do dùng thuốc liều cao kéo dài nhiều ngày. Sau 3 giờ nhập viện và làm đầy đủ các xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán suy gan cấp do ngộ độc thuốc paracetamol.
Ngay lập tức người bệnh được tiến hành điều trị theo thuốc giải độc đặc hiệu Acetylcystein đường tĩnh mạch liên tục 20h, hỗ trợ tế bào gan, dinh dưỡng.
bệnh nhân đã tỉnh táo
Sau 6 ngày điều trị bằng các thuốc giải độc đặc hiệu và các biện pháp hồi sức tích cực, tình trạng người bệnh đã dần ổn định, ăn uống được, đỡ vàng da, dự kiến sẽ ra viện trong vài ngày tới.
Ths.BS Hà Thị Bích Vân – Trưởng khoa Cấp cứu cho biết thêm: Paracetamol là một trong những thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng phổ biến hiện nay.
Theo Ths. Hà Bích Vân, đây được xem là một loại thuốc khá an toàn khi dùng đúng liều lượng, nhưng nếu dùng quá liều hoặc dùng liên tục trong nhiều ngày sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, người dân nên đến khám ở các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn. Không nên tự ý dùng thuốc dài ngày tại nhà, tránh gặp các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Bé trai xuất huyết nội nhãn do sợ COVID-19
Chuyên khoa Mắt - BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận cháu Nguyễn B.A. 7 tuổi huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc. Cháu A, bị quả cầu lông đập vào mắt trái khi đang xem đánh cầu lông. Sau đó mắt trái đau nhức, nhìn mờ.
Do lo ngại COVID-19 nên bố mẹ không đưa đi khám. Đến ngày thứ 4 không đỡ, ngày càng đau nhiều hơn nên người nhà đưa cháu A. đến BVĐK tỉnh Phú Thọ.
Cháu A. nhập viện trong tình trạng mắt trái đau nhức, nhìn mờ, thị lực chỉ phân biệt được sáng tối, máu đầy tiền phòng; được chẩn đoán mắt trái xuất huyết nội nhãn sau chấn thương. Người bệnh có chỉ định điều trị nội khoa và phẫu thuật rửa hút máu tiền phòng mắt trái.
BS CKI. Hà Thị Dung kiểm tra mắt cho cháu A.
Sau 1 ngày phẫu thuật mắt trái ổn định hơn, máu tiền phòng tiêu gần hết. BS CKI. Hà Thị Dung - Khoa Liên chuyên khoa Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt, BVĐK tỉnh Phú Thọ cho biết: Xuất huyết nội nhãn là một chấn thương thường gặp trong nhãn khoa. Đây là tình trạng chảy máu vào tiền phòng hoặc dịch kính xảy ra sau chấn thương.
Tùy theo mức độ xuất huyết và nguồn gốc xuất huyết sẽ ảnh hưởng đến thị lực và tình trạng biến chứng kèm theo.
BS Dung khuyến cáo người dân: Người dân khi bị bệnh không nên sợ do dịch bệnh mà không đến Bệnh viện khám dẫn đến bệnh ngày càng nặng, thời gian điều trị kéo dài.
BVĐK tỉnh Phú Thọ luôn thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bệnh viện hoàn toàn an toàn với dịch bệnh COVID-19 nên người bệnh có thể yên tâm đến khám và điều trị bệnh
Hồi sinh người bệnh đã ngừng tim ngoài viện Thầy thuốc Đơn vị Hồi sức Cấp cứu - Trung tâm Khám chữa bệnh Chất lượng cao, BVĐK tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống người bệnh ngừng tuần hoàn do bệnh lý tắc động mạch vành phải - nhồi máu cơ tim cấp. Ông Đ. V. K. 63 tuổi, hút thuốc lá nhiều năm, huyết áp cao nhưng không được phát hiện và...