Cô gái 24 tuổi mất mạng sau khi dùng thực phẩm chức năng giảm cân
Tất cả sản phẩm giảm cân bệnh nhân sử dụng trước khi qua đời đều chứa kim loại nặng, thậm chí có chì và thủy ngân.
Trà giảm cân bị thu hồi nhưng vẫn bán tràn lan. Trao đổi với người bán các loại trà giảm cân đã bị thu hồi, họ đều khẳng định sản phẩm rất an toàn, thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên.
Slimming to the Death (tạm dịch: Giảm cân tới chết) – đây là tựa đề khá sốc của một bài báo khoa học vừa được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành về gan – Journal of Clinical and Experimental Hepatology. Bài viết này của nhóm các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận về một ca nhiễm độc gan dẫn đến tử vong. Bệnh nhân qua đời sau 2 tháng sử dụng thực phẩm chức năng của hãng Herbalife.
Bệnh nhân trong câu chuyện này là một phụ nữ 24 tuổi, có bệnh mạn tính suy tuyến giáp trước đó và đang sử dụng thyroxine như chất bổ trợ trong 5 năm trở lại đây (75 mirogram mỗi ngày).
Người phụ nữ này sử dụng 3 sản phẩm giảm cân của Herbalife trong bộ “Herbalife-slimming products”, bao gồm: Formula 1 Shake Mix, Personalized Protein Powder và Afresh Energy Drink. Cô gái trên cũng không sử dụng bất cứ thực phẩm chức năng hoặc thuốc nào khác trước và trong giai đoạn này.
Các sản phẩm giảm cân của Herbalife. Ảnh: Iamherbalifenutrition.
Sau 2 tháng sử dụng 3 sản phẩm trên của Herbalife, cô bắt đầu có những triệu chứng như chán ăn, vàng da và thỉnh thoảng bị ngứa. Ban đầu, chỉ số Bilirubin trong huyết tương là 12.4 mg/dL (mức bình thường là 1.1 mg/dL) cho thấy tình trạng gan bất thường. Sau 12 ngày, chỉ số này lên đến 28.6 mg/dL, cô được đưa vào cấp cứu giai đoạn 3 của hội chứng bệnh não (do) gan (grade 3 hepatic encephalopathy).
Tất cả kiểm nghiệm về tác nhân có thể gây bệnh gan như herpes simplex virus, zoster virus, cytomegalovirus, parvovirus, HIV, human T-cell lymphotropic virus, thậm chí các yếu tố gây hội chứng tự miễn lên gan đều cho kết quả âm tính. Kết quả sinh thiết mô gan cho thấy các mô bị hoại tử từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, viêm đường mật, nhiễm mỡ, ứ mật trong mao mạch. Bệnh nhân được gấp rút chuyển sang trung tâm cấy ghép nội tạng để thay gan nhưng đã qua đời trong khi chờ đợi.
Để tìm hiểu về ca bệnh nghiêm trọng này, các nhà khoa học đã tìm kiếm sản phẩm bệnh nhân này sử dụng trước khi chết. Họ thu thập được một sản phẩm từ chính nơi bán hàng cho người bệnh và 7 mẫu tương tự trong bộ sản phẩm “Herbalife-slimming products” trên Internet.
Các sản phẩm này được họ đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích thành phần chứa trong đó. Điều bất ngờ là tất cả sản phẩm này đều chứa kim loại nặng, thậm chí có những loại nguy hiểm như chì và thủy ngân. 75% các sản phẩm này có chứa các hợp chất nguy hiểm như Hydroxy acetic acid, Propennoic acid, Cyclopropene, Butyrolactones,…
Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm vi sinh còn cho thấy có nhiễm nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến gan như Proteobacteria, Cyanobacteria,…
Tất cả những bằng chứng này đã giúp các nhà khoa học trả lời cho cái chết của bệnh nhân nữ 24 tuổi.
Triệu chứng suy gan liên quan đến việc sử dụng sản phẩm của Herbalife như ca bệnh trên không phải là trường hợp đầu tiên. Nhiều báo cáo khác trên thế giới cũng cho thấy sự nguy hiểm đến gan khi sử dụng sản phẩm của công ty này.
Trước báo cáo này của Ấn Độ, 7 báo cáo khác trên thế giới (Israel, Thụy Sĩ, Argentina, Mỹ, Iceland, Tây Ban Nha) từ năm 2000 đến 2015 ghi nhận 53 trường hợp bị suy gan liên quan đến việc sử dụng sản phẩm của Herbalife. Trong số các báo cáo trên, nhóm nghiên cứu của Elinav ở Israel ghi nhận từ năm 2002-2004 có 12 ca bệnh (11 nữ, 1 nam) cũng bị suy gan cấp tính do sử dụng sản phẩm của Herbalife trước khi mắc bệnh.
Mỗi người trong số đó sử dụng ít nhất là 6 sản phẩm và nhiều nhất là 17. Tất cả bệnh nhân trên đã ngưng sử dụng sản phẩm của Herbalife sau khi phát hiện suy gan và được điều trị. 11 người trong số họ khỏi bệnh hoàn toàn sau đó. Một người còn lại bị suy gan nặng hơn do nhiễm hepatitis B virus và không qua khỏi sau khi cấy ghép gan.
Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang sử dụng các sản phẩm của Herbalife nói riêng và thực phẩm chức năng nói chung. Chúng không phải là thuốc nên các sản ph ẩm thực phẩm chức năng chưa thực sự được kiểm tra chặt chẽ về thành phần có trong đó.
Hiện tượng bị nhiễm các chất độc hại, vi sinh vật hoặc thuốc cấm nguy hiểm do vô tình hay cố ý có thể xảy ra trước khi các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn. Ngoài ra, việc bán hàng qua các hệ thống bán hàng đa cấp với những lời quảng cáo thái quá, sử dụng bằng chứng giả khoa học hoặc “thần thánh” hóa sản phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Vì vậy, người dân cần sáng suốt và cảnh giác, đặc biệt đối tượng có bệnh mạn tính. Sử dụng các sản phẩm có thành phần độc tố có thể làm trầm trọng hơn căn bệnh sẵn có.
Tài liệu tham khảo:
1. Philips CA et al., 2019. Slimming to the Death: Herbalife-Associated Fatal Acute Liver Failure-Heavy Metals, Toxic Compounds, Bacterial Contaminants and Psychotropic Agents in Products Sold in India. J Clin Exp Hepatol. 9:268-272.
2. Zambrone FAD, Correa CL, Amaral LMS, 2015. A critical analysis of the hepatotoxicity cases described in the literature related to Herbalife products. Braz J Pharm Sci. 51:785-796.
3. Elinav E, Pinsker G, Safadi R, et al. Association between consumption of Herbalife nutritional supplements and acute hepatotoxicity. J Hepatol. 2007;47:514-520.
Theo Zing
Bổ sung trà xanh vào chế độ ăn, cô gái trẻ không ngờ mình mắc phải căn bệnh nguy hiểm này
Thiếu nữ 16 tuổi bắt đầu uống 3 cốc trà xanh Trung Hoa mỗi ngày, duy trì trong vòng 3 tháng. Và kết quả, cô bé đã bị bệnh viêm gan.
Theo BMJ Case Reports, ban đầu, thiếu nữ tiết lộ với bác sĩ rằng, cô bé không sử dụng bất cứ loại thuốc mua ngoài hiệu thuốc nào bởi chúng có thể gây rắc rối cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bất chấp những dấu hiệu gan bị tổn thương, các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân nào khác, ví dụ như những bất thường trong quá trình trao đổi chất, tình trạng tự miễn hay liên quan tới virus... Đó là lúc họ quyết định sẽ hỏi bệnh nhân kỹ hơn và phát hiện ra, cô bé 16 tuổi đã đặt mua trà xanh Trung Hoa trên mạng.
Ngay khi dừng uống trà xanh, bệnh viêm gan của bệnh nhân đã tiến triển vô cùng tích cực.
Live Science đưa tin, bệnh nhân không biết tất cả các nguyên liệu có trong sản phẩm trà xanh do nhãn mác đều bằng tiếng Trung Quốc. Thực tế là ngay khi dừng uống trà xanh, bệnh viêm gan của bệnh nhân đã tiến triển vô cùng tích cực. Điều đó cho thấy, nghi ngờ của các bác sĩ về nguyên nhân gây bệnh do trà xanh là hoàn toàn có cơ sở.
Trong khi đó, tác giả bài viết trên BMJ Case Reports cho biết, quan trọng là giúp những người khác biết về tình trạng "hiếm gặp nhưng vẫn tái diễn" này. Rõ ràng, cô bé 16 tuổi trên không phải trường hợp đầu tiên liên quan tới trà xanh và phải chịu đựng bệnh tật như vậy.
"Bản thân việc uống trà xanh không gây ra vấn đề. Chính thành phần thảo dược cô đặc được bổ sung vào trà xanh mới có thể là thủ phạm dẫn tới tình trạng tổn thương gan trong nhiều trường hợp." - Viện Quốc gia về Sức khỏe Hoa Kỳ nhấn mạnh
Trà xanh thường được dùng trong các loại thực phẩm chức năng có thể mua tại quầy để hỗ trợ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư và bệnh tim hoặc để thúc đẩy giảm cân.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm chức năng này có thể chứa trà xanh cô đặc tới mức chỉ một liều cũng tương đương với nhiều cốc trà. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, một người có thể dung nạp liều 1,6g trà xanh một lúc. Nhưng những loại thực phẩm chức năng chứa nhiều trà xanh hơn lại tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe.
Bản thân việc uống trà xanh không gây ra vấn đề - Viện Quốc gia về Sức khỏe Hoa Kỳ nhấn mạnh.
Với trường hợp bệnh viêm gan cấp tính, nó thường xảy ra trong vòng 3 tháng sau khi bắt đầu dùng loại thực phẩm chức năng mới. Cho tới nay, các chuyên gia y tế đã thông báo hơn 50 trường hợp mà theo đó, bệnh nhân viêm gan có thể do nguyên nhân chính là trà xanh.
Mặc dù vẫn xuất hiện nhưng các ca viêm gan mà chủ yếu do dùng trà xanh thực sự rất hiếm. Nhiều người vẫn thường xuyên hấp thụ trà xanh mà không gặp vấn đề gì.
Bài học mà thiếu nữ 16 tuổi trên lẫn tất cả chúng ta đều nên rút ra là: Cần phải cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng. Ngay cả thảo dược lẫn các phương thuốc tự nhiên khác vẫn có tác dụng phụ. Vì vậy, quan trọng là tham khảo chuyên gia về lợi ích cũng như hạn chế của các sản phẩm đó, để có được quyết định sáng suốt và hợp lý nhất.
Theo Helino
Dùng thực phẩm chức năng để chữa trĩ, người phụ nữ lại bị ung thư Cô Trần sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị trì hoãn thời gian chữa bệnh tốt nhất chỉ vì quá tin vào công dụng thần kỳ của thực phẩm chức năng. Những năm gần đây, không ít người lớn tuổi thích mua các sản phẩm chức năng. Trên thực tế, sản phẩm này không phải là "thần dược" chữa được bách bệnh,...