Cô gái 24 tuổi là nữ phi công đầu tiên của hải quân Ấn Độ
Shivangi (24 tuổi) được biết đến là nữ phi công đầu tiên của hải quân Ấn Độ. Cô ước mơ trở thành phi công từ nhỏ và quyết định theo đuổi đam mê sau khi tốt nghiệp đại học.
Trung úy Shivangi (24 tuổi) chính thức trở thành nữ phi công đầu tiên của hải quân Ấn Độ vào thứ hai vừa qua. Điều này không chỉ gây bất ngờ lớn cho người dân ở quốc gia Nam Á mà còn với các nước khác, khi được biết Ấn Độ vốn là nước hạn chế phụ nữ tham gia quân đội.
“Đây là một điều rất ý nghĩa và có trách nhiệm rất lớn với tất cả chúng tôi. Tôi biết mình phải cố gắng hết sức để làm tốt”, Shivangi chia sẻ.
Shivangi (24 tuổi) được truyền thông chú ý với tài năng của mình. Ảnh: CNN.
Cô được giao nhiệm vụ lái máy bay Dornier, loại máy bay vận tải hạng nhẹ đa năng, được sử dụng để vận chuyển và trinh sát hàng hải, có khả năng cất cánh, hạ cánh trên bờ.
Trung tá Sridhar Warrier – sĩ quan bộ phận quan hệ báo chí quốc phòng của hải quân – cho biết loại máy bay Shivangi sử dụng có thể che chắn một vùng lớn trên biển và dự báo, cung cấp thông tin cho tàu thuyền về các hoạt động đáng ngờ sắp xảy ra.
“Chúng tôi cũng sử dụng nó cho một số nhiệm vụ giải cứu nhất định theo yêu cầu, hỗ trợ y tế và các công việc khác. Tôi sẽ là một phần của tất cả các nhiệm vụ đó”, Shivangi nói.
Video đang HOT
Nữ phi công 24 tuổi lái chiếc máy bay Dornier. Ảnh: CNN.
Nữ phi công sinh ra và lớn lên ở thành phố Muzaffarpur, bang Bihar, Ấn Độ. Ước mơ trở thành phi công của cô xuất phát từ một lần tình cờ thấy một phi công đang lái máy bay trực thăng ngang qua vùng quê của mình.
“Lúc đó tôi khoảng 10 tuổi và đang ở nhà ông nội. Tôi thấy một số quan chức cấp cao đến làng của mình và tôi đã cùng ông nội ra đường xem. Bất ngờ tôi thấy một anh phi công đang lái máy bay trực thăng. Điều đó tự nhiên truyền cảm hứng cho tôi. Trong đầu tôi nghĩ rằng có thể một ngày nào đó tôi cũng sẽ bay thứ gì đó giống như thế này”, Shivangi kể lại.
Vì cha cô đang điều hành một ngôi trường địa phương nên Shivangi may mắn hơn những cô gái khác ở Ấn Độ là được tiếp cận giáo dục từ nhỏ. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư cơ khí tại Đại học Công nghệ Sikkim Manipal, cô gái 24 tuổi tiếp tục theo học tại Viện Công nghệ Quốc gia Malaviya ở Jaipur, Ấn Độ.
Shivangi quyết định theo đuổi sự nghiệp hải quân khi theo học tại đây. “Khi sĩ quan tuyển dụng đến trường của tôi, trong bài giới thiệu của họ, tôi đã thấy những khía cạnh khác của cuộc sống trong hải quân. Đó là động lực thúc đẩy tôi theo đuổi ước mơ của mình”, phi công 9X nói.
Shivangi phải hoàn thành nhiều khóa huấn luyện trước khi trở thành phi công của hải quân Ấn Độ. Ảnh: garothwale458880, vadodara_varanasi.
Việc trở thành phi công không hề dễ dàng với Shivangi, nhưng cô đã nhận được sự hỗ trợ từ phi đội hải quân ở Kochi. “Mọi người giúp đỡ tôi rất nhiều, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là người phụ nữ duy nhất ở đây. Nhờ có phi đội và những người hướng dẫn, tôi mới có được ngày hôm nay”, Shivangi chia sẻ.
Để trở thành phi công chính thức, Shivangi phải hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản vào năm 2018 tại Học viện Hải quân Ấn Độ. Sau đó, cô đến Kochi, bang Kerala, phía tây nam Ấn Độ, để tiếp tục huấn luyện với phi đội không quân hải quân Ấn Độ, INAS 550.
Hiện Shivangi là một trong số ít phụ nữ đang phục vụ cho hải quân Ấn Độ. Cho đến năm 1992, lực lượng hải quân của Ấn Độ chỉ cho phép phụ nữ phục vụ trong các dịch vụ y tế. Cuối năm 2015, chính phủ Ấn Độ mới cho phép phụ nữ nước này có thể trở thành phi công lái máy bay chiến đấu.
Shivangi và hai nữ sĩ quan khác sẽ được nhận nhiệm vụ phi công ở hải quân Ấn Độ. Ảnh: ANI.
Năm 2016, không quân Ấn Độ cho phép nữ phi công đầu tiên nhập ngũ vào tháng 5/2019, Trung úy Bhawana Kanth đã trở thành phi công nữ đầu tiên đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trên máy bay chiến đấu.
Ngoài Shivangi sẽ có thêm 2 cô gái khác sẽ được bổ nhiệm vào vị trí phi công hải quân vào ngày 21/12.
Ấn Độ được biết đến là đất nước “thừa nam, thiếu nữ” do sự phân biệt giới tính và tỷ lệ tội phạm nhắm vào phụ nữ tăng 127% trong 10 năm qua. Trước những bất cập như vấn nạn tấn công tình dục, chỗ ở và thể dục tăng cường thể chất cho các nữ phi công, quân đội Ấn Độ rất hạn chế việc phụ nữ được tham gia trực tiếp vào các nhiệm vụ chiến đấu.
Cho đến hiện tại, số lượng nữ sĩ quan trong quân đội Ấn Độ là rất ít. Theo thống kê năm 2014, quân đội Ấn Độ chỉ có khoảng 3% phụ nữ, hải quân có 2,8% và không quân có 8,5%.
Theo Zing
Ấn Độ điều binh xua đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế
Một tàu nghiên cứu Trung Quốc đã buộc phải rời khỏi vùng biển Ấn Độ vào tháng 9 sau khi tiến vào vùng kinh tế độc quyền của nước này dù không được phép, chỉ huy Hải quân Ấn Độ cho biết.
Theo RT, sự cố xảy ra gần quần đảo Andaman và Nicobar - vùng lãnh thổ thuộc Ấn Độ nằm trên Vịnh Bengal, cách Myanmar 300km về phía Tây Nam.
Trong đó , Shiyan-1 - tàu nghiên cứu và khảo sát của Trung Quốc được cho là đã tiến gần thành phố Port Blair, thủ phủ của quần đảo Andaman và Nicobar
Lập tức, một tàu Hải quân Ấn Độ được điều tới hiện trường để theo dõi tàu Trung Quốc, và hộ tống con tàu này rời khỏi khu vực nói trên khi tàu có dấu hiệu xâm phạm rõ ràng.
Chỉ huy Hải quân Ấn Độ - Đô đốc Karambir Singh không cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc, nhưng nhấn mạnh: "Quan điểm của New Delhi là nếu bạn muốn làm việc vùng kinh tế độc quyền của chúng tôi, thì bạn phải xin phép chúng tôi trước."
Phía Trung Quốc chưa bình luận về báo cáo này.
Shiyan-1 được chế tạo tại Quảng Châu vào năm 2009, có chiều dài 60 mét, chiều rộng 26 mét và trọng lượng gần 700 tấn. Tàu có thể hoạt động liên tục trong 40 ngày và có thể đi tới 8.000 hải lý một chuyến.
Về mặt kỹ thuật, đây là một tàu dân sự, nhưng các công cụ của nó có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu hữu ích cho quân đội Trung Quốc, bao gồm bản đồ đáy biển và dữ liệu âm thanh của tàu ngầm.
MINH HẠNH
Theo tienphong.vn/RT
Mỹ, Ấn Độ tập trận Tiger Triumph giữa lúc TQ tăng cường ảnh hưởng Lần đầu tiên 3 chi nhánh lực lượng vũ trang Ấn Độ tập trận cùng với Hải quân Mỹ trên Vịnh Bengal, nhằm tăng cường khả năng phối hợp chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Ấn Độ và Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận kéo dài 9 ngày mà các nhà phân tích cho rằng rất quan trọng để bảo vệ...