Cô gái 24 tuổi chi 250 triệu đồng ‘lột xác’ căn chung cư cũ
Ly, 24 tuổi, làm lại hệ thống điện, đèn, sơn mới căn hộ, mua nội thất Scandinavian để ‘ biến hình’ căn chung cư cũ.
Ly Nguyễn, 24 tuổi, được bố mẹ mua cho một căn hộ 97 m2 (ảnh trước cải tạo) ở Hà Nội vào khoảng tháng Hai năm nay. Sau đó, Ly đã chi khoảng 250 triệu đồng để cải tạo căn hộ, trừ khu tắm và loggia do căn hộ cũ đã xuống cấp, không đáp ứng mục đích sử dụng, tính thẩm mỹ. Cô cũng muốn tận hưởng không gian sống thoải mái, được nạp lại năng lượng khi trở về căn hộ.
Phòng khách sau cải tạo. Về phong cách tổng thể, Ly chọn Scandinavian. Ly thanh lý toàn bộ nội thất chủ cũ để lại, mua đồ mới và quy hoạch lại không gian sống.
Nội thất kết hợp gỗ MDF Thái Lan, gỗ sồi tự nhiên, tông chủ đạo nâu sáng và ghi. Do phòng khách ánh sáng ít nên Ly không để nhiều cây xanh, chủ yếu trang trí bằng tranh canvas do cô tự in, sách truyện có sẵn.
Về phần thô, căn hộ được làm lại toàn bộ đường điện, đổi từ đèn tuýp lắp nổi thành đèn âm trần. Phần tường được sơn lại toàn bộ, sàn gạch thay bằng sàn ốp gỗ kết hợp gạch. Căn hộ được xử lý thêm một số mảng thạch cao để tăng tính thẩm mỹ, phù hợp tổng thể. Cô đã tốn khoảng 60 triệu đồng cho phần này.
Khu vực lối vào của căn hộ.
Bàn ăn cạnh lối vào. Khi cải tạo căn hộ, Ly đã đúc rút được bảy điều quan trọng. Điều đầu tiên: ‘Muốn nhanh phải chậm’. Cô nói: ‘Không riêng chuyện cải tạo, tôi nghĩ làm bất kỳ điều gì cũng cần có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng. Khi chúng ta có nền tảng, quá trình làm việc lúc nào cũng nhanh hơn và hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh’.
Video đang HOT
Ly chọn bếp vuông, có ba chỗ nấu, tiết kiệm diện tích hơn bếp chữ nhật.
Trong ba tháng cải tạo căn hộ, Ly Nguyễn tốn gần hai tháng để nghiên cứu về phong cách mình muốn, tìm hiểu quy trình thiết kế, thi công, khảo sát các đơn vị nhận thi công, tìm hiểu những thuật ngữ liên quan đến nhà cửa, thiết kế, đọc review về thiết bị. Ly tự nhận đây là lúc ‘đau đầu’ và tốn thời gian nhất. ‘Nhưng nếu bạn có sự đầu tư, tìm hiểu thì viễn cảnh về ngôi nhà bạn mong muốn sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều’, Ly cho hay.
Nhờ tìm hiểu kỹ từ trước, quá trình Ly làm việc với đơn vị thiết kế chỉ khoảng một tháng, trong đó, thi công thực tế kéo dài hai tuần.
Điều quan trọng thứ hai với Ly là dự trù chi phí, chia tỷ lệ ngân sách cho thiết kế – thi công; mua sắm đồ, thiết bị điện tử; trang trí. Cô cho biết ngân sách thực tế thường vượt quá dự định ban đầu. Vì vậy, Ly đã dành một khoản dự trù chiếm 10-15% tổng chi phí dự kiến để trả cho các hạng mục phát sinh.
Điều thứ ba Ly đúc kết là tìm hiểu phong cách mình thích trước rồi mới thiết kế sau. Điều này giúp Ly tiết kiệm thời gian, dễ trao đổi với KTS. Cô lên Pinterest, gõ từ khóa về phong cách nhà được ưa chuộng gần đây như Scandinavian, Japandi, Indochine, vintage… hoặc tìm từ khóa interior style, tìm mẫu mình thích và chọn được phong cách phù hợp. ‘Ngoài ra, trong quá trình làm, bạn nhớ bám sát phong cách thiết kế chủ đạo để đạt hiệu quả thẩm mỹ mong muốn’, Ly nói.
Thứ tư, Ly lấy không gian sống thực tế làm trọng tâm, không chọn phong cách chỉ vì thích. ‘Ban đầu, tôi thích phong cách Japandi với các mảng màu trầm, nội thất đặt thấp, không chân. Nhưng bố trí căn hộ thực tế ít ánh sáng tự nhiên, trần thấp nên nếu chọn phong cách này, nhà sẽ bị bí. Vì vậy, tôi phải thay đổi’, Ly bổ sung.
Điều thứ năm, Ly tâm niệm: ‘Làm nhà để nhà phục vụ mình thay vì mình phục vụ nhà’. Ly muốn không gian sống phải đáp ứng sự tiện lợi khi ở và sinh hoạt. Cô ưu tiên công năng, sự thuận tiện của nội thất, thích nội thất ‘giấu’ được nhiều đồ đạc bên trong. Ví dụ, một số bếp mở, bày biện bát đĩa ra ngoài có thể rất thích mắt nhưng đến lúc ở, mọi người luôn liên tục phải dọn dẹp nếu muốn nhà gọn, gây bất tiện sinh hoạt.
Tiếp theo, Ly nghĩ chi tiết nhỏ làm nên sự tinh tế. Cô quan niệm màu sắc, chất liệu, hình dáng đồ nội thất đóng vai trò quan trọng, giúp không gian sống có tính thẩm mỹ. Căn hộ có mảng tường bo tròn mềm mại, vì vậy Ly ứng dụng chi tiết bo tròn đó vào các nội thất khác như sofa, bàn ghế, bồn rửa tạo sự đồng nhất.
Cuối cùng, Ly chủ động bám sát quá trình thi công. Cô làm việc với ê kíp để có thời gian thi công cụ thể. ‘Đặc biệt, các bạn ở chung cư sẽ bị tính thêm phí thi công tính theo ngày từ Ban quản lý tòa nhà. Vì vậy, thời gian thi công cần đảm bảo đúng tiến độ. Trong quá trình thi công, ê kíp làm tới đâu, tôi duyệt tới đó’, Ly nói.
10 thiết kế bàn trang điểm khiến chị em nhìn là 'cảm nắng'
Đối với những người yêu trang điểm thì những thiết kế bàn trang điểm này quả là báu vật.
Bạn có nhận thấy sự thay đổi trong cách trang trí phòng ngủ dạo gần đây? Có vẻ như việc đặt bàn làm việc trong phòng ngủ đã không còn được ưa chuộng nữa, thay vào đó là các thiết kế bàn trang điểm cổ điển hoặc phong cách. Đối với những cô nàng ưa thích việc trang điểm, việc chọn cho mình một thiết kế phù hợp luôn là điều cần lưu tâm.
Có rất nhiều phong cách thiết kế bàn trang điểm mà tùy từng không gian và cá tính của chủ nhân để lựa chọn sao cho phù hợp. 19 gợi ý thiết kế bàn trang điểm dưới đây sẽ giúp các cô nàng có thêm những lựa chọn hữu ích.
1. Một chiếc gương lớn mạ đồng luôn là niềm ao ước của rất nhiều cô gái kết hợp cùng phong cách thiết kế sang trọng, quý phái này sẽ mang lại cảm giác vô cùng hấp dẫn và quyến rũ.
2. Một thiết kế bàn trang điểm đơn giản với điểm nhấn là nội thất gỗ dày có gam màu trầm thích hợp với những cô nàng cá tính.
3. Sự nhất quán trong màu sắc và chất liệu của bàn trang điểm với phòng ngủ cũng là điều bạn cần chú ý.
4. Một bàn trang điểm có kệ nổi trông sẽ nổi bật hơn nếu phòng ngủ của bạn có diện tích nhỏ.
5. Bàn trang điểm tự chế phù hợp với những cô nàng theo phong cách vintage cổ điển.
6. Mẫu thiết kế tủ truyền thống kết hợp gương vẫn là item được sử dụng nhiều nhất.
7. Thiết kế phòng ngủ và bàn trang điểm theo phong cách hiện đại, truyền thống mang tới cảm giác sang trọng cho người nhìn.
8. Một bàn trang điểm có thiết kế phá cách.
9. Một kết cấu chắc chắn với gam màu hồng phấn cho cảm giác sang trọng.
10. Rất nhiều cô nàng chỉ sở hữu không gian phòng ngủ nhỏ, vậy thì thiết kế bàn trang điểm này sẽ là một gợi ý không tồi.
Căn nhà xuống cấp nghiêm trọng được 'lột xác' với diện mạo hiện đại Cuộc đại trùng tu đã mang đến cho căn nhà cũ một không gian sống hiện đại, khác biệt hoàn toàn với diện mạo trước đó. Sau nhiều năm bỏ hoang không có người sử dụng, căn nhà đã xuống cấp trầm trọng. Không chỉ bụi bẩn, những mảng tường loang lổ mà kết cấu trần nhà cũng trở nên rất yếu, có...