Cô gái 23 tuổi xuất hiện kinh nguyệt 2 lần/tháng, đi khám mới biết là do dụng cụ tránh thai này gây ra
Tình trạng kinh nguyệt diễn ra bất thường vào mỗi tháng có thể ngầm cảnh báo hàng loạt vấn đề sức khỏe tai hại mà chính bạn cũng không hay biết.
Đối với hội con gái, kinh nguyệt diễn ra đều đặn mỗi tháng là một tín hiệu tốt cho sức khỏe sinh sản sau này. Nhưng nếu nó đến nhiều hơn 1 lần trong tháng đó thì lại không phải là dấu hiệu bình thường chút nào. Điển hình như trường hợp của một cô gái người Trung Quốc tưởng nhầm mình mắc bệnh ung thư cổ tử cung khi thấy xuất hiện kinh nguyệt 2 lần trong một tháng dưới đây.
Tiểu Dao (23 tuổi) bỗng thấy mình xuất hiện kinh nguyệt tới 2 lần trong một tháng. Tình trạng này lặp đi lặp lại suốt vài tháng liền khiến Tiểu Dao cảm thấy lo sợ nên cô lập tức đi tới bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi đến bệnh viện và chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa về triệu chứng kinh nguyệt bất thường của mình, Tiểu Dao có hỏi rằng: “Liệu cháu có phải đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung không ạ?.
Bác sĩ điều trị cho Tiểu Dao rất bất ngờ với câu hỏi này. Bởi thường thì bệnh nhân tới khám đều không nghĩ rằng mình đang mắc bệnh ung thư. Trên thực tế, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa nên người trẻ cũng cần đặc biệt chú ý.
Hóa ra trước khi tới bệnh viện, Tiểu Dao đã lên mạng tìm hiểu và đọc được thông tin kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong một tháng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy nhưng, sau khi kiểm tra kỹ thì bác sĩ lại kết luận không phải do bệnh ung thư này mà là do vòng tránh thai.
Do tuổi đời còn trẻ nên Tiểu Dao đã đặt vòng tránh thai vào tử cung, từ đó khiến cơ quan này bị ra máu và dẫn tới trường hợp kinh nguyệt không đều. Bác sĩ cũng đề nghị Tiểu Dao nên lấy ngay chiếc vòng tránh thai này ra nếu không sẽ khó có khả năng sinh sản về sau. Tiểu Dao chấp nhận điều này nên các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật để lấy chiếc vòng tránh thai ra cho cô.
Video đang HOT
Bác sĩ hỏi Tiểu Dao vì sao chưa lập gia đình đã đặt vòng tránh thai. Cô thú nhận rằng, dạo gần đây đã thuê nhà sống thử với người yêu, nhưng cả hai từng mang thai một lần ngoài ý muốn. Vì còn trẻ và chưa muốn có con nên Tiểu Dao đã quyết định đặt vòng tránh thai vào tử cung.
Một vài hậu quả mà bạn có thể gặp phải khi dùng vòng tránh thai:
- Làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và ra nhiều hơn.
- Xuất hiện nhiều cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt.
- Làm xuất hiện mùi lạ trong kỳ kinh nguyệt.
- Gia tăng triệu chứng chuột rút.
- Gây thiếu máu, khiến cơ thể yếu ớt, xuống sức nhanh.
Source (Nguồn): Thecommonsdaily
"Kì thị kinh nguyệt" là gì và lý do vì sao con gái không nên xấu hổ chỉ vì hiện tượng sinh học hết sức bình thường này
Con gái ơi, đây là những lý do vì sao bạn không nên cảm thấy xấu hổ về "người bạn đến thăm định kì hằng tháng" đấy.
Theo như tờ New York thì trong số 2,000 người được khảo sát (1,500 là phụ nữ và 500 là đàn ông) thì có đến 58% phụ nữ cảm thấy xấu hổ chỉ vì họ đang hành kinh. Mặt khác, 42% phụ nữ trong số đó đã từng trải qua period-shaming. Period-shaming (kì thị kinh nguyệt), theo như định nghĩa là các hành vi chọc ghẹo tiêu cực hoặc kì thị hướng đến người phụ nữ vì chuyện kinh nguyệt.
Rõ ràng đây không là chuyện của riêng ai, việc hành kinh và việc cảm thấy xấu hổ khi hành kinh. Thử nhớ lại, đã bao nhiêu lần chúng ta phải "thậm thụt", "lén lút" để cầm theo một chiếc băng vệ sinh. Cũng có không biết bao nhiêu lần chúng ta bị bạn bè trêu chọc chỉ vì lỡ lấm lem một ít máu hoặc lỡ làm rơi băng vệ sinh. Những điều này vô tình đã tạo nên cho con gái một loại tâm lý chung rằng "kinh nguyệt là chuyện đáng xấu hổ" và "con gái trong kì kinh nguyệt không được sạch sẽ" hoặc nhiều điều tương tự.
Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực như vậy về kì kinh nguyệt của mình thì hãy nhanh chóng thay đổi, bởi vì:
Kinh nguyệt không phải chuyện gì "hiếm" mà thật ra cực kì bình thường!
Kinh nguyệt bị "kì thị" bởi vì nhiều người cho rằng nó kì lạ hoặc bất thường. Tuy nhiên nếu xét theo logic thì đây là chuyện mà cả một nửa thế giới phải trải qua. Hầu hết con gái đều sẽ có kinh nguyệt ở thời điểm tuổi dậy thì, đánh dấu cho sự phát triển về mặt giới tính cũng như khả năng sinh sản. Việc có kinh nguyệt không khiến bạn "đặc biệt" hay "dị", trái ngược lại, nó khiến bạn "bình thường" như phần đông những người phụ nữ. Một số bạn gái gặp vấn đề không có kinh nguyệt (do nội tiết tố hoặc sức khoẻ có vấn đề) đều cần phải điều trị. Nên lần tới kinh nguyệt có gõ cửa thì hãy dành ra một phút để cảm thấy "nhẹ nhõm", bởi vì đó cũng là dấu hiệu của sức khoẻ giới tính đang hoạt động tốt và ổn định.
Kinh nguyệt là "bạn tốt" bởi nó có thể báo hiệu nhiều vấn đề khác về sức khoẻ
Nếu bạn có kinh nguyệt đều đặn vào mỗi tháng thì xin chúc mừng, đây là một trong số những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang khoẻ mạnh và hoạt động tốt bình thường. Tuy nhiên nếu kinh nguyệt của bạn bỗng dưng trở nên rối loạn, hoặc có bất kì hiện tượng gì kì lạ thì khả năng cao là bạn đang bị stress, chế độ ăn uống có vấn đề, hoặc thậm chí là dấu hiệu của các bệnh như tiểu đường (điều này không đúng với một phần lớn những người có kinh nguyệt bất thường sẵn, chỉ đúng khi kinh nguyệt đột ngột thay đổi).
Lúc này, kinh nguyệt có thể đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng bạn nên chăm sóc sức khoẻ của mình hơn hoặc là nên gặp bác sĩ.
Máu kinh nguyệt không có "dơ" như nhiều người hay nói
Đương nhiên là như mọi bộ phận khác trên cơ thể, nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ, bao gồm thay băng vệ sinh, tampon... thường xuyên thì sẽ dẫn đến tích tụ vi khuẩn. Nhưng bản chất máu kinh nguyệt không phải là loại "máu bẩn", hay "có độc", có chất xấu trong cơ thể. Trong thực tế, máu kinh nguyệt không khác gì máu bình thường và có bao gồm thêm các bong tróc của thành tử cung khi trứng rụng. Vì vậy mà bạn chỉ cần vệ sinh cá nhân như bình thường và không nên mất tự tin trong khi giao tiếp cũng như hoạt động ngày thường.
Chính thái độ ngại ngần của bạn cũng ảnh hưởng đến người khác
Hầu hết chúng ta từng bị chọc ghẹo khi có kinh nguyệt, và trong khi thật khó để xác định xu thế này bắt đầu từ đâu (do bản thân mình ngại trước, hay do người ta chọc ghẹo trước), thì chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này bằng cách... "tự tin khoe cá tính". Điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải hô hào với thế giới về chuyện hành kinh của bản thân, mà có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ.
Ví dụ như khi cầm miếng băng vệ sinh lên để thay đổi và có người hỏi, thì cứ bình thản giải thích rằng mình cần phải thay. Hay khi lỡ làm lấm lem ra quần/ áo thì đừng nên cuống cuồng lên mà hãy tìm cách để giải quyết (nhờ hội bạn gái, lên phòng y tế, gọi điện cho gia đình nhờ lấy quần áo để thay...) Thậm chí, bạn có thể chia sẻ những điều khó khăn của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, như vậy dần dà, mọi người sẽ không còn cảm thấy điều này có gì bí ẩn, kì lạ nữa.
Bởi vì kinh nguyệt không quyết định thái độ hay cách cư xử của bạn
Có đôi khi chúng ta xúc động, hoặc cáu kỉnh, hoặc đối với các bạn kỹ tính hay để ý nhiều chi tiết nhỏ thì lại nhận được những bình luận như: "Chắc tại đang hành kinh." Việc đổ lỗi cho cảm xúc khi hành kinh phổ biến đến mức kinh điển, tuy nhiên nó lại không đúng. Kinh nguyệt không "chịu trách nhiệm" cho cảm xúc, thái độ hay cách cư xử của bạn mà là các nội tiết tố. Ở một số thời điểm nhất định trong tháng, nhất là đối với con gái, nội tiết tố sẽ thay đổi, tạo nên sự chênh lệch khiến chúng ta đôi khi xúc động. Tuy nhiên nội tiết tố không phải là thứ mà chỉ con gái mới có, hoặc chỉ trong kì kinh nguyệt mới có. Đàn ông khi rối loạn nội tiết tố dẫn đến stress cũng có thể cư xử cáu kỉnh, mệt mỏi.
Mặt khác, việc đổ lỗi cho cảm xúc của mình lên kinh nguyệt cũng đồng nghĩa với việc cảm xúc và hành động của bạn vô nghĩa và bị xem nhẹ, và chúng ta không nên như thế.
Source (nguồn): New York Post, Bustle...
Cô nữ sinh bị chậm kinh hơn 1 tháng chỉ vì giảm cân theo cách nhiều người trẻ làm Có rất nhiều phương pháp giảm cân được chia sẻ trên mạng xã hội, nhưng vì muốn ép cân nặng xuống nhanh mà nhiều người đã tìm tới những phương pháp giảm cân thiếu khoa học, vô tình làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mình. Tiểu Trương là một nữ sinh đang sống tại thành phố Hàng Châu (Trung Quốc). Cô...