Cô gái 22 tuổi đi du lịch một mình đến 22 nước
Đam mê xê dịch, Lý Phương Thanh (Long An) chọn đặt chân đến nhiều quốc gia mới thay vì du lịch trong nước.
“Tính cả Việt Nam, mình đã có cơ hội khám phá 22 quốc gia khác nhau, bao gồm: Campuchia, Italy, Áo, Đức, Thụy Sĩ, CH Czech, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Malta, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Bỉ, Hy Lạp, Hungary, Monaco, Liechtenstein, Santorini. Ở mỗi điểm đến, mình lại được học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ”, Lý Phương Thanh chia sẻ.
Phương Thanh cũng cho biết cô thấy việc đi du lịch nước ngoài khi còn trẻ khá khó khăn, đặc biệt là việc chứng minh tài chính để xin visa. Chính vì vậy, Thanh thường tìm kiếm cơ hội từ những suất học bổng trao đổi. Khi có học bổng, việc xin visa dễ dàng hơn rất nhiều.
So với chuyến xuất ngoại đầu tiên, Thanh cảm thấy bản thân đã trưởng thành và cứng cáp hơn rất nhiều. Cô không còn cảm giác hồi hộp, lo lắng trước mỗi chuyến bay. Giờ đây, Thanh xem việc du lịch giữa các quốc gia là công việc và cơ hội để bản thân phát triển.
Phương Thanh yêu thích sự mộc mạc, dễ chịu của cảnh sắc thiên nhiên ở mỗi quốc gia đã đi qua.
Đi du lịch một mình để trưởng thành
Lần đầu tiên đi du lịch nước ngoài của Phương Thanh là năm cô 18 tuổi. Thời điểm đấy, bạn bè xung quanh Thanh thường chọn đi phượt bằng xe máy đến các địa điểm nổi tiếng như Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết,… Điều này làm Thanh thấy rất tò mò.
Thay vì ghé thăm các thành phố trên, Thanh chọn đến Phnom Penh, thủ đô Campuchia. Thời gian di chuyển bằng xe máy đều tốn 6 tiếng như nhau nhưng khi đến đây, Thanh sẽ có cơ hội để khám phá văn hóa nước bạn cũng như trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ.
“Chi phí cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình không quá cao, việc di chuyển và các thủ tục cũng rất đơn giản”, Thanh chia sẻ.
Mỗi lần đến vùng đất mới, Phương Thanh lại có cơ hội học hỏi và khám phá những thứ không có trong sách vở.
Sau lần đầu xuất ngoại thành công, niềm đam mê xê dịch của Phương Thanh càng lớn hơn. Đi càng nhiều, cô cảm thấy bản thân càng dạn dĩ và trưởng thành. Các chuyến đi sau, Thanh tự tin chọn đi du lịch một mình.
Lý giải cho điều này, Thanh có hai lý do. Thứ nhất là về thời gian. Khi có cơ hội đến một đất nước mới, Thanh thường ở lại khá lâu và sẽ khám phá thật nhiều thành phố ở đó.
Lý do thứ hai chính là kinh phí. “Bạn bè bằng tuổi mình đều đang đi học. Muốn xin được visa để đi các nước châu Âu cần chứng minh được tài chính, điều này khá khó với sinh viên. Bên cạnh đó, các chuyến đi dài thì các khoản phí cũng sẽ tăng theo”, Thanh chia sẻ.
Việc đi du lịch một mình với Thanh cũng không quá đáng sợ. Cô cho rằng khi đi một mình sẽ chủ động và tự do hơn. Trong chuyến đi, khi gặp những du khách cũng đi một mình, Thanh sẽ làm quen và trao đổi thêm với họ. Không chỉ vậy, cô còn xem những lần du lịch một mình là cơ hội để tập cho bản thân trưởng thành và linh hoạt hơn trước các tình huống.
Lần đầu thấy tuyết rơi tại Axams, Tirol, Áo của Phương Thanh.
Kinh nghiệm khi đi du lịch một mình ở châu Âu
Video đang HOT
Yếu tố đầu tiên để chuyến du lịch một mình diễn ra tốt đẹp là phải có sự chuẩn bị kỹ càng, Thanh cho biết.
Phương Thanh chia sẻ: “Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng đúng như kế hoạch đã vạch ra. Những sự cố bất ngờ sẽ là cơ hội để mình tích lũy kinh nghiệm và có thêm nhiều kiến thức hơn cho các chuyến đi tiếp theo”.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm của Phương Thanh tích lũy được trong các chuyến du lịch một mình ở châu Âu:
Di chuyển:
Dù di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào, bạn cũng nên đặt vé từ sớm. Thông thường, Phương Thanh sẽ đặt vé trước khoảng 1-2 tháng. Mua vé sớm sẽ giúp bạn tránh được các đợt cao điểm du lịch khiến giá vé tăng cao.
Với các bạn sinh viên, nếu đi máy bay, nên lựa chọn những hãng hàng không có chính sách hỗ trợ thêm cho sinh viên như giảm giá vé, cho thêm kg hành lý, miễn phí Wi-Fi…
Mua vé sớm là một cách giúp Phương Thanh tiết kiệm chi phí cho việc di chuyển giữa các quốc gia.
Theo Thanh, việc di chuyển giữa các quốc gia châu Âu khá rẻ, đôi khi còn rẻ hơn ở Việt Nam. Nếu đi bằng tàu hỏa, bạn có thể mua vé tháng. Mỗi tháng bạn chỉ cần trả một khoản nhất định nhưng không bị giới hạn số chuyến, đi càng nhiều càng có lợi. Còn nếu đi ôtô, có thể share chung xe với những người có cùng điểm đến để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Lưu trú:
Thanh thường chọn ở phòng dorm (phòng tập thể) cho nữ ở các hostel. Mức giá cho một đêm dao động 10-15 euro. Một điểm trừ của loại phòng này là khá bất tiện và ồn ào do có đông người.
Một hình thức lưu trú khác mà Thanh hay sử dụng là đăng ký ở các farmstay. Khi ở đây, bạn sẽ phụ chủ nhà một số công việc và được cho ăn, ở miễn phí.
Lưu trú tại các farmstay cho Phương Thanh cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
Với Thanh, đây là trải nghiệm khá thú vị. Bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống của một người bản địa đúng nghĩa, có thêm cơ hội tìm hiểu văn hóa và tham gia các hoạt động không phải khách du lịch nào cũng được trải nghiệm như hái nho ở nông trại, ăn olive sống, đi canô trên biển cùng gia đình chủ nhà,…
Tuy nhiên, hình thức lưu trú này được khá nhiều bạn trẻ ở nước ngoài quan tâm nên rất nhanh hết chỗ.
Vui chơi, ăn uống:
Trước khi đến một thành phố nào, Thanh thường đọc trước các bài review, giới thiệu. Sau đó, cô sẽ lên danh sách và đánh dấu các điểm muốn đến lên bản đồ. Phương Thanh sẽ đi dần các điểm gần nhau trước. Xa hơn, cô sẽ chọn di chuyển bằng tàu.
Tham gia các phiên chợ tại châu Âu là một hoạt động khá thú vị.
Do không hợp đồ Âu, Thanh thường chọn tự nấu ăn tại hostel thay vì ăn ngoài. Không chỉ Thanh mà nhiều bạn trẻ bên nước ngoài cũng chọn cách làm này để tiết kiệm chi phí bởi đồ ăn bên này khá đắt.
Quản lý chi tiêu:
Thanh dùng thẻ thay vì tiền mặt để thanh toán cũng như quản lý chi tiêu. Mọi giao dịch sẽ được lưu lại trên hệ thống nên dễ dàng theo dõi. Bên cạnh đó, khi vượt hạn mức chi tiêu, Thanh thường thanh lý đồ của bản thân để bù vào.
Các tình huống bất ngờ:
Móc túi: Bạn cần bình tĩnh xử lý tình huống. Tại các nước châu Âu có rất nhiều camera ở các địa điểm công cộng. Khi gặp tình huống xấu nhất, bạn có thể báo cảnh sát nhờ hỗ trợ. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng để tố giác tội phạm. Ngoài ra, khi đến những nơi đông người, bạn cũng nên hạn chế mang nhiều tiền mặt trong người.
Nhầm bus: Phương Thanh đã từng hitchhiking (đi nhờ xe người lạ) của một người Đức khi lên nhầm chuyến bus. Tuy nhiên, các bạn trẻ không nên thử hình thức này vào buổi tối hay nếu trên xe có quá nhiều người khác giới.
Trễ chuyến: Sau một lần trễ tàu, Thanh rút ra một kinh nghiệm là nếu bạn đã xác định không thể đến kịp giờ, hãy hủy vé trước 15 phút để được hoàn lại voucher.
Cô gái được ví là nàng tiên cá ở đảo Phú Quý
Dành thời gian dài ở Phú Quý (Bình Thuận) để lặn biển, Phạm Thị Hà (Hà Mò) gây chú ý với những bức hình dưới nước.
Dáng hình uyển chuyển dưới nước, bộ đồ bơi màu trắng như hòa mình vào biển cả, như một nàng tiên cá... Đó là điều nhiều người nói về Hà khi xem bộ ảnh của cô ở đảo Phú Quý. Tuy nhiên, nhân vật chính thừa nhận vẫn khá ngại khi được mọi người dành tặng những lời khen ấy.
Ở lại vì quá thích
"Nàng tiên cá" làm trong lĩnh vực thiết kế. Do tính chất công việc tự do, cô không bị cố định ở một nơi nào cả. Cộng thêm đam mê đi du lịch, cô thường đi đó, đi đây để tìm cảm hứng mới cho công việc.
Hè năm ngoái, Hà có dịp đi phượt vùng biển miền Trung. Lúc này, cô còn chưa biết bơi. Kể cả đã mặc áo phao, cô vẫn sợ khi xuống nước. Sợ nước là vậy nhưng Hà lại có tình yêu lớn với biển. Do đó, cô quyết tâm học bơi và chăm chỉ luyện tập để đến ngày thỏa sức chơi đùa dưới nước.
Sự yên bình của đảo Phú Quý đã khiến Hà yêu thích và muốn ở lại lâu hơn.
Về cơ bản, học bơi không phải điều gì quá khó. Nhưng đam mê với nước của Hà không dừng ở bơi mà còn là lặn. Chỉ có lặn, cô mới thực sự được hòa mình vào biển cả và chiêm ngưỡng những tuyệt tác ẩn dưới mặt nước.
"Tôi sống ở biển lâu nên ngày càng thấy yêu biển. Tôi thấy những người biết lặn thật ngầu và tự do", Hà chia sẻ.
Chỉ sau thời gian ngắn, cô đã có thể làm chủ kỹ năng lặn biển. Tháng 2 vừa rồi là lần đầu tiên Hà thử sức với bộ môn này. Trước đó, cô chỉ mới tập ở những hồ bơi nhỏ với độ sâu 2 m nên ban đầu cũng khá lo lắng. Cũng trong thời gian đó, Hà đến Phú Quý cho chuyến đi chơi 4 ngày.
Tuy nhiên, do "hợp đất" quá, cô quyết định kéo dài thời gian lên một tuần, rồi một tháng. Tới khi rời Phú Quý, cô mới nhận ra mình đã dành tận 2 tháng ở đây. Hiện tại, Hà vẫn đang sống trên hòn đảo này.
Thế giới dưới nước đem lại cảm hứng và sự yên bình cho cô gái trẻ.
Cô nói mình thích hòn đảo này vì người dân đáng mến. Diện tích hòn đảo khá nhỏ, cuộc sống cứ bình bình còn biển thì chẳng còn gì để chê. Chi phí sống trên đảo cũng hợp lý hơn so với việc sống ở thành phố lớn. Thuê nhà tốn khoảng 2-3 triệu đồng/tháng, thuê xe máy là 1,5 triệu đồng/tháng. Chi phí ăn uống cũng tùy mỗi người.
"Ở đây lâu, tôi có những trải nghiệm mà nếu chỉ đi du lịch ngắn ngày sẽ không thể gặp. Tôi quen nhiều người bạn mới là dân địa phương ở đây. Họ đã giúp tôi nhiều thứ từ những ngày đầu. Ở lâu, tôi thấy mình cũng như họ. Cũng đi biển bắt cá, đi sửa bè, liên hoan nhà mới thuê... Có lần, tôi còn lanh chanh thử làm hướng dẫn viên", cô nói.
Cuộc sống yên bình với những người dân đáng mến. Lúc bận thì làm việc, khi rảnh lại lặn biển giúp Hà thoải mái và khỏe hơn nhiều so với khi còn sống ở Hà Nội.
Tự thấy chưa thể làm tiên cá
Chia sẻ với Zing, nhà thiết kế trẻ cho biết công việc của mình cũng có liên quan đến nhiếp ảnh. Do đó, trong mỗi chuyến đi chơi, cô thích chụp những bộ ảnh để làm kỷ niệm.
Nhưng bộ ảnh và clip lặn biển ở Phú Quý đã khiến cô nhận được sự chú ý lớn. Hà cho biết biệt danh "nàng tiên cá" là do nhiều người xem đặt chứ cô không tự gọi mình như thế. Việc làm nàng tiên cá cũng là ước mơ của Hà nhưng lúc này mọi thứ còn quá sớm.
"Trình độ tôi còn kém nên không mong được gọi là tiên cá. Tôi nghĩ mình cần tập luyện nhiều hơn. Tôi thích bộ hình đó, không có gì để chê cả. Việc quay, chụp dưới nước đòi hỏi kỹ thuật hơn nhiều so với trên cạn", Hà chia sẻ.
Lặn biển sẽ có những bức hình đẹp nhưng đây không phải môn thể thao dễ dàng.
Nghĩ lại lần lặn đầu tiên, cô gái quê Thanh Hóa cho biết khá lo lắng vì sợ không chịu được áp suất. Khi đến được ngưỡng 5 m, Hà đã thấy sướng run người. Từ lúc đó, lặn biển trở thành một phần trong cuộc sống của cô.
Lặn biển chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng là thú vui được nhiều bạn trẻ tìm đến mỗi khi du lịch. Dù chưa có nhiều kinh nghiệm, Hà khẳng định cần đảm bảo thể lực tốt để lặn và chỉ lặn khi cơ thể khỏe mạnh.
Điều quan trọng nhất với cô là sự bình tĩnh. Bởi chỉ khi bình tĩnh, người lặn mới có thể nhịn thở được lâu và xử lý tình huống tốt khi gặp sự cố.
"Bạn cũng phải biết giới hạn của bản thân. Việc lặn biển thực sự tốt để xả stress và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn", cô tâm sự.
Để trở thành một nàng tiên cá như vậy, những dụng cụ lặn biển là điều không thể thiếu. Trả lời Zing, Hà cho biết mình đã tiêu khoảng 7 triệu đồng cho bộ dụng cụ gồm chân nhái, kính lặn và ống thở.
Hà muốn được trải nghiệm những vùng biển đẹp khác trên thế giới.
Hà chưa được trải nghiệm lặn nhiều do bộ môn này yêu cầu luôn phải có người giàu kinh nghiệm đi cùng. Trong tương lai, cô nói mình muốn được thử sức ở những bãi biển của Philippines và Malaysia.
"Tôi cũng muốn thử sức với lướt ván dù và nhảy dù. Tôi vẫn sẽ tiếp tục du lịch kiểu sinh tồn như lúc này. Các bãi biển đẹp ở Philippines hay Malaysia đang thôi thúc đôi chân của tôi", cô nói thêm.
Cô gái 22 tuổi bỏ việc, một mình xuyên Việt bằng xe máy ngay khi hết dịch Gần 3 năm ấp ủ dự định xuyên Việt, đến đầu tháng 5/2022, hành trình của cô gái Nguyễn Thị Thu Hiền (sinh năm 2000) mới chính thức được thực hiện "Nếu bạn còn đi cuộc hành trình sẽ kéo dài mãi mãi. Đừng dừng lại khi bản thân còn đủ khả năng" Đó là câu nói yêu thích của cô gái 22...