Cô gái 19 tuổi sinh con khi đang nhiễm Covid-19
Các bác sĩ ở Cameroon vừa giúp một sản phụ trẻ nhiễm Covid-19 sinh bé gái nặng 2 kg. Hiện em bé được cách ly khỏi mẹ để đảm bảo sức khỏe.
Cách đây ít ngày, cô gái 19 tuổi người Cameroon đã phàn nàn với các bác sĩ về triệu chứng khó thở. Bởi vậy, các nhân viên y tế của Bệnh viện Trung tâm Yaoundé đã tiến hành xét nghiệm cho người mẹ đang mang thai này. Kết quả cho thấy, cô đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các bác sĩ Cameroon trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi thăm khám cho bệnh nhân, người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh minh họa: Reuters.
Chia sẻ với CNN ngày 7/4, bác sĩ Yaneu Ngaha cho hay, cô gái trẻ đã sinh con vào cuối tuần trước. Ca mổ diễn ra suôn sẻ trong vòng một tiếng đồng hồ, không có biến chứng. Do sinh non, em bé chỉ nặng 2 kg.
Video đang HOT
Hiện tại các bác sĩ làm theo đúng quy định để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và trẻ vừa chào đời.
“Mọi chuyện diễn ra khá nhanh. Chúng tôi đã tách em bé khỏi mẹ ngay khi chào đời nên người mẹ chưa hề có tiếp xúc với con”, bác sĩ Ngaha cho hay.
14 tiếng sau khi sinh, đứa trẻ đã được lấy mẫu thử virus và đang chờ kết quả. Mỗi ngày, cô bé được đo nhiệt độ ba lần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên cách đây một tháng, hiện Cameroon có hơn 600 người nhiễm bệnh. “Tốc độ lây lan nhanh chóng do nhiều người đi du lịch nước ngoài không tuân thủ các quy định cách ly”, Erick Tandi, đại diện Trung tâm Cấp cứu Y tế Cộng đồng ở thủ đô Yaounde, nói.
“Trước khi đóng cửa biên giới, Bộ trưởng Y tế đã thông báo những ai từ nước ngoài trở về vào đầu tháng 3 cần tự cách ly tại nhà. Tuy nhiên, khuyến cáo này đã không được thực hiện nghiêm túc”, ông Tandi giải thích.
Ban Mai
12 vùng xung đột ngừng bắn để chống Covid-19
Các bên xung đột tại 12 quốc gia thông báo sẽ thực thi lệnh ngừng bắn để dồn sức chống Covid-19, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết.
"Nhiều bên tham chiến, cả nhà nước và phi nhà nước, đã lắng nghe và hưởng ứng lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của tôi. Các tay súng tại Afghanistan, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Colombia, Libya, Myanmar, Philippines, Nam Sudan, Sudan, Syria, Ukraine và Yemen đều bày tỏ đồng thuận với lời kêu gọi", Tổng thư ký Antonio Guterres nói trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ hôm 3/4.
Guterres nói Covid-19 cho thấy sự cần thiết phải ngăn chặn các cuộc xung đột trên toàn thế giới, khi nCoV càn quét xuyên biên giới, tàn phá các quốc gia và làm rối loạn cuộc sống. Tổng thư ký LHQ cảnh báo "điều tồi tệ nhất chưa xảy ra", đồng thời nói có sự khác biệt lớn giữa "tuyên bố và hành động, giữa việc biến ngôn từ thành hòa bình trên mặt đất và trong cuộc sống của mỗi người".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: ABC News.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, lệnh ngừng bắn ở tỉnh Idlib, Syria do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đạt được ngày 5/3 "tiếp tục được duy trì, tạm dừng các cuộc không kích và tấn công dưới mặt đất". Dù các bên tham chiến vẫn xảy ra chạm súng, mức độ xung đột đã giảm đáng kể so với trước.
Afghanistan còn chặng đường dài để tiến tới hòa bình, song thỏa thuận hồi tháng 3 và lệnh ngừng bắn do Taliban đề xuất trong tuần này có thể cho phép Mỹ rút binh sĩ khỏi quốc gia Trung Á. Báo cáo của Liên Hợp Quốc ghi nhận nhiều bên tham chiến ở châu Phi, châu Á, châu Âu và Trung Đông cũng đã thực thi lệnh ngừng bắn.
Hồi đầu tuần, Guterres kêu gọi thế giới dành 10% GDP toàn cầu, tương đương 9.000 tỷ USD, để chống lại ảnh hưởng của đại dịch. "Chúng ta cần phải làm mọi việc có thể để tìm kiếm hòa bình và đoàn kết trên toàn thế giới, những điều rất cần thiết để chiến đấu chống Covid-19. Chúng ta phải huy động mỗi gram năng lượng để đánh bại đại dịch", Guterres nói.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,2 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 64.000 người chết và hơn 246.000 người đã hồi phục. Mỹ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất thế giới với hơn 308.000 ca, Italy là nước có số người chết cao nhất với hơn 15.000.
Nguyễn Tiến
Du học sinh không muốn rời Trung Quốc, sợ mang virus corona về nước Khi Kem Senou Pavel Daryl, du học sinh 21 tuổi người Cameroon ở Kinh Châu (Trung Quốc), nhiễm virus corona, anh không có ý định rời đi, thậm chí khi được nhà nước di tản. "Bất kể chuyện gì xảy ra, tôi không muốn đưa dịch bệnh về châu Phi", nam sinh cho biết từ phòng ký túc xá đại học, nơi anh...