Cô gái 10 năm chiến đấu với ung thư tiết lộ 4 bí quyết để khối u không di căn
Từ ngày phát hiện bệnh đến nay đã 10 năm, Lý Mơ vẫn kiên cường sống tiếp, không chỉ tế bào ung thư được kiểm soát hiệu quả mà sức khỏe cô rất tốt và ổn định nhờ 4 bí quyết dưới đây.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên tục tăng lên qua mỗi năm, nhưng một điều đáng mừng là bạn có thể khiến tỷ lệ tử vong giảm dần bằng cách chủ động chống lại ung thư. Cô gái tên Lý Mơ, 10 năm trước cô 27 tuổi, được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn III, nếu điều trị tích cực chỉ có thể sống thêm vài năm nữa.
Tuy nhiên từ ngày phát hiện bệnh đến bây giờ đã 10 năm, Lý Mơ vẫn kiên cường sống tiếp, không chỉ tế bào ung thư được kiểm soát hiệu quả mà sức khỏe cô rất tốt và ổn định. Về kinh nghiệm chiến đấu với ung thư của mình Lý Mơ tiết lộ: “Bạn cần biết những phương pháp đơn giản chống ung thư trong cuộc sống, chúng không hề khó khăn”.
Lý Mơ đã kiên cường chống ung thư suốt 10 năm
Được biết, vào thời điểm trước khi được chẩn đoán ung thư, Lý Mơ thường xuyên thức khuya và chịu nhiều áp lực căng thẳng. Trong thời gian điều trị, cô hiểu ra muốn chiến đấu với ung thư, chỉ hóa xạ trị là không đủ, phải kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh không để các tế bào ung thư tiếp tục sản sinh.
Vì vậy, sau khi phẫu thuật khối u cùng thực hiện bí quyết của mình, sức khỏe Lý Mơ dần hồi phục, sau nhiều năm ung thư cũng không có dấu hiệu tái phái, dưới đây là bí quyết của cô gái đầy nghị lực này:
Dù có căng thẳng đến mấy cũng phải luôn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đúng bữa, đúng giờ. Nếu không ăn đúng cách và đầy đủ, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ bị suy yếu, tạo điều kiện cho ung thư phát triển và lây lan. Các loại thực phẩm tốt cho cơ thể là trái cây, rau xanh,… và các sản phẩm chứa nhiều selen – một nguyên tố selen rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sự tái phát và di căn của ung thư như: nấm, tỏi, cá, tôm, thịt,…
Ngoài ra Lý Mơ khuyên bạn nên tránh nạp đường đặc biệt là trong các thực phẩm chế biến sẵn để cân bằng cơ thể.
Một chế độ ăn lành mạnh và không đường tốt cho sức khỏe
2. Không thức khuya
Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Điển hình là chất melatonin- nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.
Vì vậy thức khuya là bạn đang làm giảm khả năng miễn dịch và ngăn chặn sự tự phục hồi của cơ thể vào ban đêm. Đặc biệt với những bệnh nhân ung thư, thức khuya sẽ giúp khối u di căn và phát triển mạnh mẽ hơn.
3. Tin tưởng vào bác sĩ
Rất nhiều bệnh nhân ung thư sau khi biết thông tin về bệnh ung thư của mình đều có thói quen chạy chữa khắp nơi, trên thực tế điều này không đúng, thậm chí khiến bệnh tình trở nặng thêm.
Khi được chẩn đoán ung thư, dù rất hoang mang như Lý Mơ vẫn kiên trì thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ, trong quá trình chữa bệnh cũng gặp rất nhiều tác dụng phụ như đau đớn, rụng tóc, sốt,… nhưng cô vẫn lựa chọn tin tưởng và cố gắng đến cùng.
Bản thân bệnh nhân ung thư luôn phải học cách kiểm soát cảm xúc của mình, nếu không sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đối với Lý Mơ, cô tập thiền mỗi ngày, nghe nhạc hoặc giao tiếp với người khác để giải phóng cảm xúc xấu, giúp chống ung thư tốt hơn.
“Mọi người chỉ cần cố gắng bớt căng thẳng, bớt cho phép năng lượng xấu xâm chiếm bản thân thì ung thư cũng sẽ không có điều kiện để phát triển, đây là điều đơn giản nhưng lại là chìa khóa quan trọng quyết định thành hay bại của cả quá trình”, Lý Mơ tiết lộ.
Clip: Tế bào ung thư lây lan khắp cơ thể như thế nào
Theo vietnamnet
Lần đầu tiên các nhà khoa học loại bỏ được HIV trong toàn bộ gen của chuột: Đem lại hi vọng loại bỏ HIV ở người
Bằng cách sử dụng một loại thuốc tác dụng chậm và chỉnh sửa gen, lần đầu tiên các nhà khoa học đã loại bỏ HIV khỏi toàn bộ bộ gen của chuột thí nghiệm.
Đây là một sự phát triển đầy hứa hẹn trong cuộc chiến chống lại HIV và AIDS.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí tạp chí Nature Communications. Theo đó, các thử nghiệm lâm sàng ở người dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa hè tới.
Cho tới hiện tại, trên thế giới có một vài người đã được chữa khỏi HIV, nhưng tất cả đều bị ung thư giai đoạn cuối và trải qua ca ghép tủy xương đầy rủi ro đã xóa sạch cả hai căn bệnh. Nhưng kỹ thuật cấy ghép này không có tác dụng với những người khác (bằng chứng là phương pháp này đã gây tử vong ở một số người) và nó thực sự chỉ có thể hiệu quả với bệnh nhân bị cả HIV và ung thư.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi một chuyên gia HIV ở Nebraska và một chuyên gia chỉnh sửa gen ở Philadelphia đã trình bày những thành quả chưa từng có của một dự án 5 năm: Sử dụng một loại thuốc tác dụng chậm có tên là LASER ART để ngăn chặn virus, tiếp theo là gen CRISPR Cas9 để loại bỏ nó.
Thí nghiệm được thực hiện trên chuột bị biến đổi gen có những điểm tương đồng nhất định với con người. Kết quả cho thấy có thể loại bỏ tất cả dấu vết của virus HIV ở hơn 30% số chuột bị nhiễm. Đó không phải là một kết quả hoàn hảo, nhưng cũng rất lạc quan. "Ngay cả chúng tôi cũng không tin vào điều này", bác sĩ Howard E Gendelman, Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh thoái hóa thần kinh tại Trung tâm y tế Đại học Nebraska, nói với DailyMail.com.
Với kết quả rất đáng ngạc nhiên này, không ít tạp chí đã bày tỏ sự nghi ngờ, không tin tưởng. Chính vì thế mà ông Gendelman và đồng tác giả là tiến sĩ Kamel Khalili, thuộc Đại học Temple ở Philadelphia, đã phải thêm không dưới 20 số liệu bổ sung vào bài báo của họ - nhiều hơn bình thường - để chứng minh rằng kết quả của họ không phải là một sự may mắn. Cuối cùng, họ cũng nhận được cái gật đầu được đăng tin của tạp chí Nature Communications.
HIV là một retrovirus tự nhúng vào DNA như một phương tiện để sao chép. Điều trị bằng thuốc kháng virus, hoặc đơn giản là ART, có thể ngăn chặn sự sao chép của HIV, nhưng nó không thể loại bỏ mọi dấu vết của bệnh, vì nó không có khả năng thanh lọc các tế bào trong đó virus đã không hoạt động.
Điều trị bằng thuốc kháng virus cho AIDS đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, nhưng đó không phải là cách chữa trị lý tưởng. Bệnh nhân phải dùng thuốc thường xuyên để kiểm tra virus HIV kẻo nó tái xuất hiện trong cơ thể và sinh sôi nảy nở đến mức nguy hiểm. Điều chúng ta thực sự cần là một liệu pháp loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi cơ thể, đó chính xác là những gì tiến sĩ Khalili và các đồng nghiệp đã làm việc trong nhiều năm qua.
Trước đây, nhóm của Khalili đã chỉ ra rằng CRISPR có thể được sử dụng để cắt DNA HIV từ bộ gen bị nhiễm bệnh. Nhưng phương pháp này, như ART, không thể tự loại bỏ hoàn toàn virus.
Đối với nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã nghiên cứu một phương pháp mới cho ART có tên là LASER (phát hành hiệu quả chậm trong thời gian dài). Hệ thống này nhắm vào các "bể chứa" tế bào nơi virus HIV ẩn náu và có khả năng ngăn chặn sự nhân lên của virus trong thời gian dài. Để làm điều này, thuốc được bọc trong các tinh thể nano, giúp nó lan đến các mô nơi HIV có khả năng không hoạt động. Khi ở vị trí mong muốn, các tinh thể nano có thể ở bên trong các tế bào trong nhiều tuần, từ từ giải phóng thuốc.
Trong các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng chuột sinh học với các tế bào T giống như của người có khả năng nhiễm HIV. Sử dụng cả LASER ART và CRISPR-Cas9, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ hoàn toàn DNA HIV trong khoảng 1/3 số chuột bị nhiễm bệnh. Các xét nghiệm máu, tủy xương và mô lympho ở những nơi mà HIV thích ẩn náu và thấy không hoạt động, tiết lộ không có dấu vết của virus. Các nhà nghiên cứu cũng không quan sát thấy bất kỳ thiệt hại lâu dài nào đối với các tế bào của chuột.
Lưu ý cuối cùng, nghiên cứu mới có sự tham gia của một nhóm đa ngành bao gồm các nhà virus học, nhà miễn dịch học, nhà sinh học phân tử, dược sĩ và chuyên gia dược phẩm. Không ai nói rằng sẽ dễ dàng tìm ra cách chữa trị HIV nhưng cách tiếp cận nhiều mặt này cung cấp một cái nhìn khả quan về hiệu quả có thể đạt được.
Theo Helino
Hút thuốc lào có bị ung thư? Tôi không hút thuốc lá mà hút thuốc lào 15 năm nay. Xin hỏi hút thuốc lào có dễ gây ung thư như thuốc lá không? Ảnh minh họa Trả lời: Hút thuốc lào hay thuốc lá đều có hại cho sức khỏe của chính bản thân người hút và những người xung quanh. Thuốc lào có hàm lượng nicotin khoảng 9%, cao...