Có được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm?
Bạn đọc hỏi: Theo quy định mới về điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, những người đã được hưởng lương hưu từ đầu năm 2018 có được điều chỉnh không?
Ở thành phố Hải Dương, lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cố định từ ngày 4 đến ngày 9 hàng tháng. Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN
Về vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2018/NĐ-CP vào đầu tháng 11 quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng (Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/12/2018).
Điều 3 Nghị định 153 quy định:
Video đang HOT
1. Lao động nữ quy định tại Điều 2 Nghị định này tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, mức lương hưu được điều chỉnh bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014 cộng với mức điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu (theo quy định được nêu cụ thể tại Nghị định này).
3. Mức lương hưu sau điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh ở những lần điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 57 Luật BHXH.
Đối với lao động nữ quy định tại Điều 2 Nghị định này bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2018 đến ngày 30/6/2018 thì thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này trước, sau đó thực hiện được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 88/2018/NĐ-CPngày 15/6/2018 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 153/2018, thời điểm thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này được tính từ tháng lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu.
Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2018 đến trước ngày được nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định này, được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Nghị định này.
XM/Báo Tin tức
Theo Tintuc
Điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ
"Tiến hành chi trả tiền truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến trước ngày nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP".
Đây là nội dung của văn bản mà Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc hướng dẫn điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ.
Cụ thể, thực hiện Nghị định số 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4894/BHXH-CSXH ngày 26/11/2018, gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc hướng dẫn điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ.
Lao động nữ nghỉ hưu giai đoạn 2018-2021 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu.
Mức điều chỉnh sẽ được tính bằng mức lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu.
Cụ thể:
- Nếu nghỉ hưu năm 2018, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 12,3%; thấp nhất là 1,08%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.
- Nếu nghỉ hưu năm 2019, tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23%, thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH....
Những lao động nữ này bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.
Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý (bao gồm các trường hợp đã được BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân giải quyết hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến trước ngày Nghị định số 153/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành).
Chi trả tiền truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến trước ngày nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP.
Cũng theo hướng dẫn của BHXH VN, trước ngày 10/1/2019, BHXH các địa phương cần lập báo cáo kết quả đối tượng được điều chỉnh và tổng quỹ chi trả lương hưu tăng thêm của năm trước gửi Ban thực hiện chính sách BHXH.
Đối với BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân, BHXH VN hướng dẫn việc thực hiện giải quyết điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày Nghị định số 153/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân kịp thời phản ánh về BHXH Việt Nam để nghiên cứu, hướng dẫn.
Anh Tuấn
Theo Saigon
Tay nghề thấp, lao động nữ chịu nhiều rủi ro Lao động nữ chưa qua đào tạo phải đối diện nhiều thách thức trong lao động - việc làm. Họ thuộc nhóm yếu thế nhất trên thị trường lao động, với tỷ lệ thất nghiệp cao, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, tập trung chủ yếu ở nhóm nghèo... 88% lao động nữ nông thôn chưa được đào tạo Thông tin này...