Có được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh BHYT khi đi cấp cứu, chuyển tuyến?
Bạn đọc hỏi: Tôi trên 80 tuổi, nếu chuyển viện hoặc đi cấp cứu có được thanh toán chi phí vận chuyển theo diện BHYT và nếu được thì mức như thế nào theo quy định mới?
Cấp cứu tại bệnh viện tuyến trên. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Vấn vấn đề này, Điều 26- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2018) đã nêu rõ:
1. Người tham gia BHYT thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này (Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Cựu chiến binh; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội; Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám chữa bệnh (KCB) tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
Video đang HOT
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở KCB chỉ định chuyển tuyến thì quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở KCB đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở KCB và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở KCB tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sĩ tiếp nhận người bệnh;
Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở KCB thì quỹ BHYT thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở KCB và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở KCB chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan BHXH.
Căn cứ theo quy định trên, bạn đọc thuộc trường hợp được thanh toán chị phí vận chuyển BHYT. Bạn đọc căn cứ cụ thể vào trường hợp được vận chuyển khi chuyển tuyến hoặc cấp cứu để đề nghị cở sở khám chữa bệnh thanh toán BHYT theo đúng quy định.
XM/Báo Tin tức
Theo Tintuc
BHXH Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu năm 2018
Thứ trưởng, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Nguyễn Thị Minh - yêu cầu toàn ngành tập trung quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao để tạo tiền đề cho năm 2019 và những năm tiếp theo.
Theo Báo cáo Hội nghị trực tuyến triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2018 của BHXH Việt Nam, đến tháng 11/2018, tổng số người tham gia: BHXH là 14,56 triệu người (trong đó, BHXH bắt buộc 14,31 triệu người, đạt 97,7% kế hoạch năm; BHXH tự nguyện: 254 nghìn người, đạt 76,6% kế hoạch năm); BH thất nghiệp: 12,24 triệu người, đạt 95,2% kế hoạch năm; BHYT: 82,38 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 87,7% dân số.
Tổng số thu là 294.221 tỷ đồng, đạt 89,2% kế hoạch năm; tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số nợ BHXH bằng 3,2% so với kế hoạch giao thu năm 2018.
14,47 triệu người đã đã cấp sổ BHXH. Ảnh minh họa
Số người đã được cấp sổ BHXH 14,47 triệu người, đạt 99,35% so với số người tham gia BHXH; số người được cấp thẻ BHYT 82,36 triệu; số người được cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH 79,37 triệu người, đạt 98,5% tổng số người tham gia có mã số BHXH. Tính đến ngày 20/11, cả nước đã rà soát, bàn giao được 13.128.858 sổ BHXH cho người lao động đang tham gia, đạt 99,66% trên tổng số lao động đang tham gia BHXH.
Lũy kế 11 tháng đầu năm giải quyết 112.782 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; tại thời điểm tháng 11 có khoảng 3,1 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Giải quyết 743.418 lượt người hưởng trợ cấp 1 lần; 7.024.189 lượt người hưởng chế độ ốm đau; 1.699.613 lượt người hưởng chế độ thai sản; 318.675 lượt người hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Phối hợp với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết cho 710.380 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp; 35.032 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề. 11 tháng đầu năm giải quyết 161,14 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến 20/11/2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao BHXH Việt Nam thực hiện 64 nhiệm vụ. Trong đó, 33 nhiệm vụ đã hoàn thành; 31 nhiệm vụ trong hạn và không có nhiệm vụ quá hạn.
BHXH Việt Nam đã tham gia, góp ý nhiều dự thảo văn bản quan trọng liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT; kịp thời phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan triển khai các văn bản quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT vẫn còn một số tồn tại hạn. Tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp so với tiềm năng, đặc biệt là BHXH tự nguyện; tình trạng trốn đóng, nợ đóng, đóng không đủ số lượng và mức đóng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn phổ biến.
Một số địa phương vẫn chậm chuyển số tiền đóng và hỗ trợ đóng BHYT từ nguồn ngân sách cho các đối tượng tham gia BHYT. Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương; việc triển khai thực hiện công tác giám định trên Hệ thống thông tin giám định BHYT tại một số tỉnh chưa đạt yêu cầu đề ra; tình trạng lợi dụng chính sách thông tuyến để đi KCB nhiều lần tại nhiều cơ sở KCB nhằm trục lợi quỹ BHYT...vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động có chiều hướng tăng, việc xử lý nợ đọng BHXH, BHYT kéo dài đối với các doanh nghiệp, phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn... vẫn chưa có quy định, hướng dẫn giải quyết của pháp luật.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm 2018 toàn Ngành tập trung quyết liệt hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018 để tạo tiền đề cho năm 2019 và những năm tiếp theo.
Tổng Giám đốc đề nghị, toàn Ngành tập trung vào các công tác: Thu, giảm nợ; trả sổ BHXH cho người lao động; rà soát cơ sở hộ dữ liệu hộ gia đình; chi KCB BHYT; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ; giải quyết thủ tục hành chính... BHXH các tỉnh, thành phố cần tập trung vào trọng tâm trọng điểm, giải quyết các vướng mắc, bàn các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Theo Dantri
Người đàn ông ở Vĩnh Long được chi trả BHYT 4,7 tỉ đồng Bệnh nhân được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh 4,7 tỉ đồng ở Vĩnh Long được cấp thẻ BHYT theo diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng. Ảnh minh họa Theo thông tin từ hệ thống thông tin Giám định bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, trong 10 tháng năm 2018,...