Có được những điều này, chắc chắn game thủ đã hết tuổi “trẻ trâu”
Kể từ khi còn là một game thủ “trẻ trâu” và cho đến khi “trưởng thành” sẽ thay đổi như thế nào?
Ở mỗi con người, cuộc đời ai cũng có hai giai đoạn đáng nhớ nhất đó là thời “trẻ trâu” và khi đã “trưởng thành”. Khi đó, mọi thứ trong con người như tính cách, phương châm sống, phong cách sinh hoạt,… đếu thay đổi một cách rõ rệt và dễ nhận ra. Vậy, game thủ “trẻ trâu” và cho đến khi “trưởng thành” sẽ thay đổi như thế nào?
Mục đích chơi game
Nếu như thời “trẻ trâu” bạn đến với game online hay offline vì niềm đam mê, cày game chỉ vì một lý do đơn giản là “được chơi game” thì đến khi trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định, bạn sẽ có ít thời gian để làm điều đó hơn.
Với những lo toan của cuộc sống, “cơm áo gạo tiền”, những người trưởng thành sẽ tìm đến game như một thú vui giải trí sau những giờ phút căng thẳng hàng ngày. Khi đó thay vì đặt game lên hàng đầu, những người trưởng thành sẽ có những mục đích khác lớn lao hơn và game sẽ được đặt ở vị trí cuối cùng trong bảng danh sách những việc cần làm trong ngày.
Thể loại game
Theo thời gian, sở thích của mỗi người cũng dần biến đổi. Nếu như hồi còn trẻ, bạn thích những tựa game online cày kéo vì bản tính “ăn thua”, “háo thắng” thì cho đến khi trưởng thành, với nhiều công việc bận rộn trong ngày, bạn sẽ chọn những tựa game nhẹ nhàng, có tính giải trí cao như các game mobile để chơi “tranh thủ”.
Hay thay vì “bắt buộc” phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để có thể làm hết các hoạt động trong các game online cày kéo, những người trưởng thành sẽ chỉ thích những tựa game “chơi một trận là xong” như Liên Minh Huyền Thoại, DOTA 2, CS:GO,…
Quay trở lại làng game, chỉ vài năm trước đây, khoảng thời gian 22h đến 22h30 vẫn là khoảng thời gian nhộn nhịp của những game thủ quen thuộc tại các quán internet gần nơi tôi sống. Những trận raid boss, PK hay cày level của họ vẫn vui vẻ mặc dù ai cũng đã thấm mệt sau cả ngày cày cuốc. Giờ đây, cũng tầm giờ này, tôi chỉ thấy lác đác 2 3 người còn ngồi trong tiệm net, chủ quán cũng đã chuẩn bị đóng cửa, nghỉ ngơi sau cả ngày mở cửa.
Video đang HOT
Thời gian chơi game
Nếu như ở độ tuổi vẫn đang ngồi ghế nhà trường, giảng đường, bạn có thể dành hoàn toàn thời gian rảnh rỗi sau giờ học để chơi game thì cho đến khi trưởng thành, mọi thứ đều thay đổi và bạn hoàn toàn có thể nhận ra điều này. Là một người trưởng thành, gánh vác trên vài nhiều mối lo toan trong cuộc sống hay đơn giản chỉ là đi làm 8 tiếng trong ngày, dành thời gian nghỉ ngơi rồi giao lưu bạn bè, chăm chút cho các mối quan hệ trong công việc,… những thứ đó đủ để bạn phải “mệt mỏi” và không thể dành nhiều thời gian cho game.
Nếu như khi còn đang đi học, bạn có thể dành ra một lượng lớn thời gian cho game, thậm chí chơi “thông đêm” thì đến khi trưởng thành, điều đó thực sự rất khó. Có chăng, việc chơi đêm chỉ có thể xảy ra khi ngày hôm sau bạn được nghỉ làm.
Cách đầu tư vào game
Đối với nhiều người, chơi game là một niềm đam mê và việc đầu tư vào đó cũng không phải là điều không nên. Nếu như còn đi học, chưa làm ra tiền và các khoản chi tiêu của bạn đều phụ thuộc vào khoản tiền trợ cấp từ phía phụ huynh, việc nạp thẻ vào game diễn ra khá thoải mái, không phải lo nghĩ nhiều.
Tuy nhiên đến khi trưởng thành, có công ăn việc làm bạn mới hiểu được giá trị của đồng tiền. Không tính đến tầng lớp “đại gia”, hầu hết những game thủ trưởng thành sẽ phải suy nghĩ đến nhiều khoản chi tiêu, dẫn đến việc nạp vào game không còn thoải mái như trước nữa.
Không thể cứ mãi chơi game mà không lo tới những thứ khác như cơm áo gạo tiền hay có người yêu rồi lập gia đình. Đây đều là những vấn đề mà chắc hẳn những game thủ lâu năm dần cảm thấy nỗi sợ ngày một lớn thêm trong tâm trí mình. Bởi lẽ đó, game thủ hãy bớt chút thời gian ra ngoài kia tìm lấy một nửa của mình rồi hãy về chơi game tiếp cũng chưa muộn!
Với biết bao áp lực công việc, gia đình và nhiều vấn đề gặp phải trong cuộc sống, những game thủ trưởng thành kuôn phải chú ý đến sức khỏe của mình hơn để đảm bảo sự cân bằng. Chính vì vậy, thời gian dành cho game của họ không thể thoải mái bằng những game thủ còn đang đi học với một sức khỏe dồi dào và nhiều thời gian rảnh.
Đã từ lâu, việc thức đêm chơi game của một bộ phận không hề nhỏ game thủ Việt đã trở thành thói quen vô cùng quen thuộc bởi nhiều lý do: Thời gian yên tĩnh, cùng với việc đường truyền internet thoáng đãng không bị giật lag. Thế nhưng lợi bất cập hại, đã rất nhiều lần các nhà khoa học chứng minh được tác hại của việc thức khuya nói chung, và cày game trắng đêm nói riêng.
Theo GameK
Sử dụng hack trên Steam sẽ bị nhận hình phạt "thốn" như thế này đây!
Hình phạt đăc biệt từ phía Valve dành cho những tài khoản sử dụng hack trên Steam.
Sẽ là dối trá nếu như chúng ta khẳng định rằng hack không bao giờ thắng. Thực sự thì những kẻ sử dụng phần mềm hack game đa số đều giành phần thắng trong những trận đấu mà chúng tham gia, và chúng ta, những người chơi trung thực thì lại phải nhận về nhiều thiệt thòi hơn.
Việc người chơi sử dụng hack trong CS:GO đang ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi
Tuy nhiên, với hệ thống chống hack mới của Valve là VAC (Valve Anti-Cheat), chúng ta có thể an tầm hơn phần nào về việc NPH này đang cố gắng để giảm thiểu tình trạng hack đến mức tối đa trong những tựa game của mình, mà một trong số đó chính là CS:GO.
Thật vậy, hiện nay thì không chỉ thẳng tay khóa tài khoản CS:GO của game thủ, đồng nghĩa với việc người sử dụng hack sẽ bị mất trắng số tiền bỏ ra để mua bản quyền CS:GO, thì Valve thậm chí còn áp dụng hình thức cảnh báo rằng chủ nhân của tài khoản đó đã từng sử dụng hack.
Thông thường rằng sau khi bị phát hiện hack, người chơi sẽ chỉ bị mất tiền bản quyền mua game đấy mà thôi
Cụ thể, cảnh báo hacker sẽ được đính thẳng vào tài khoản Steam của những người chơi từng nhúng chàm. Như vậy rằng sau này, khi những người này tham gia chơi bất cứ tựa game nào khác trên Steam, thì tất cả các người chơi khác đều sẽ biết được rằng trong quá khứ, game thủ này đã sử dụng hack.
Việc áp dụng hình thức cảnh cáo đặc biệt này được cho rằng đã đánh mạnh vào ý thức của người chơi, khi nó không chỉ khiến cho game thủ bị mất trắng tiền bản quyền game CS:GO đó, mà họ sẽ bị "bẽ mặt" trước cộng đồng game thủ kể cả khi họ tham dự game thủ khác.
Hiện nay thì bất cứ mọi người đều sẽ biết rằng bạn là người hack, vì thông tin này được đính thẳng vào profile
Theo như số liệu thống kê của Valve, mỗi ngày có tới hơn 1 triệu trận đấu được diễn ra trong CS:GO. Vấn đề đáng nói hơn rằng tình trạng hack đang ngày càng leo thang trong CS:GO, bất chấp việc khi bị phát hiện, người sử dụng hack sẽ bị khóa tài khoản vĩnh viễn.
Thế nhưng có vẻ cảm giác "bá đạo" với việc bắn headshot đối thủ vẫn là ma lực hấp dẫn không ít người chơi, khi theo phản ánh từ chính các game thủ CS:GO thì họ gần như... bắn trận nào cũng gặp hack.
Thật vậy, thậm chí thì ngay cả chính những game thủ CS:GO chuyên nghiệp cũng đã từng sử dụng hack khi họ tham gia vào các giải đấu Online. Việc ngăn chặn hack trong CS:GO có vẻ càng trở nên bất lực hơn khi Valve thậm chí còn nói rằng các hình thức hack trong game đang ngày càng tinh vi, đến mức mà muốn biết một người có hack hay không, bạn gần như sẽ chỉ có cách theo dõi màn hình máy tính của họ.
Thậm chí, cách đây không lâu, một game thủ CS:GO Ukraine đã đăng tải hẳn một thông điệp yêu cầu Valve sửa chữa lại hệ thống Valve Anti Cheat, vốn là công cụ chống lại những kẻ sử dụng phần mềm hack cheat đang tung hoành tại khắp các cụm server dành riêng cho những người yêu CS:GO trên toàn thế giới.
Thực tế thì trong thời gian dài trở lại đây, CS:GO đang bị vấn nạn hack phá hoại khiến cho rất nhiều game thủ không thể chơi nổi tựa game mà họ yêu mến.
Theo GameK
Phẫn nộ vì nhiều hack, game thủ Nga "to gan" tấn công máy chủ Counter-Strike, không cho ai vào chơi Hành động này rất có thể sẽ khiến nhà phát hành game khổng lồ nhận ra được cộng đồng game thủ CS:GO thế giới đang tức giận tới nhường nào. Như chúng tôi đã đưa tin, Bogdan Gaver, một game thủ CS:GO Ukraine đã đăng tải hẳn một thông điệp yêu cầu Valve sửa chữa lại hệ thống Valve Anti Cheat, vốn là...