Có được lập di chúc có điều kiện không?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác. Pháp luật thừa nhận và bảo hộ quyền lập di chúc của người để lại tài sản.
Hỏi: Tôi lập di chúc với nội dung như sau: tài sản để lại cho con, riêng căn nhà thì để con tôi rồi đến đời các cháu tôi ở nhưng không được quyền bán. Nếu như sau này khu đất đó nhà nước quy hoạch, làm lợi ích cho đất nước cho dân, thì con tôi nhận đền bù và di dời đi. Xin hỏi nếu như vậy thì bản di chúc có hợp pháp không?
Có được lập di chúc có điều kiện không? – Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này xin được đưa ra ý kiến như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác. Pháp luật thừa nhận và bảo hộ quyền lập di chúc của người để lại tài sản. Tuy nhiên, nội dung di chúc phải dựa trên các quy định pháp luật, tuân thủ các điều kiện của pháp luật mới có hiệu lực pháp luật. Điều 648 Bộ luật dân sự 2005 quy định về các quyền của người lập di chúc bao gồm:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Bạn muốn sau khi chết sẽ giao cho con trai nhà ở và đất ở với điều kiện không được chuyển nhượng nhà đất cho người khác. Như vậy có hai trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp thứ nhất: Nếu bạn muốn nhà đất của bạn để lại được dùng vào việc thờ cúng, đồng thời giao cho con trai bạn trực tiếp thực hiện việc thờ cúng và được ở trên nhà đất này thì con trai bạn sẽ không được chuyển nhượng cho người khác. Trường hợp này được quy định cụ thể tại iều 670, Bộ luật dân sự 2005 như sau: Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Như vậy, nếu bạn muốn sau khi bạn chết, con trai bạn không được chuyển nhượng nhà đất này thì trong di chúc bạn cần nêu rõ nhà đất bạn để lại sẽ được dùng vào việc thờ cúng và giao nhà đất này cho con trai của bạn quản lý.
Trường hợp thứ hai: Nếu bạn muốn viết di chúc với nội dung là sau khi bạn chết sẽ cho con trai bạn thừa kế nhà đất của mình với điều kiện không được chuyển nhượng nhà đất này cho người khác thì về nguyên tắc, con bạn sẽ không được chuyển nhượng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trên thực tế thì rất khó để kiểm soát việc con trai bạn có thực hiện theo đúng ý nguyện của bạn hay không. Bởi lẽ, sau khi bạn chết, theo quy định của pháp luật, con trai bạn có quyền làm thủ tục theo để đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà con bạn được nhận theo di chúc. Khi đã trở thành chủ sở hữu khối tài sản được thừa kế, con trai bạn có toàn quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) nên việc bán hay không bán khối tài sản này tùy thuộc vào con trai bạn.
Mặt khác, các cơ quan thực hiện thủ tục sang tên này cũng không ghi nhận điều kiện chuyển nhượng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận). Do đó, việc cho con trai bạn được thừa kế nhà đất nhưng lại không được chuyển nhượng cho người khác là việc khó thực hiện được trên thực tế.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sau Xin Chào, chủ quán cafe Trang đi tù vì xâm phạm chỗ ở của mình?
Bị cáo bị truy tố xét xử về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân mà chỗ ở đó lại chính là nhà đất mà vợ chồng bị cáo đã vất vả làm lụng xây dựng nên, là chỗ ở duy nhất của cả gia đình.
Ngày 16/4/2016 TAND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt ông Bùi Văn Dần (chủ quán cafe Trang, tại khu 1, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) 4 tháng tù giam và vợ ông là bà Nguyễn Thị Hoan cũng lãnh 4 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng vì một tội danh: Xâm phạm chỗ ở của công dân.
Cafe trang và ngôi nhà bị cưỡng chế thi hành án.
Điều đáng nói, các bị cáo bị truy tố xét xử về hành vi xâm phạm chỗ ở mà chỗ ở đó lại chính là nhà đất mà vợ chồng bị cáo đã vất vả làm lụng xây dựng nên, là chỗ ở duy nhất của cả gia đình (bao gồm cả hai con của bị cáo).
Tuy nhiên, chỉ vì nhà đất này có liên quan đến việc thi hành án (THA) một bản án dân sự có nhiều dấu hiệu khuất tất mà một gia đình đang hạnh phúc, yên ổn trở nên tan đàn, xẻ nghé: Chồng thì đi tù, vợ đổ bệnh, các con không có nhà cửa, việc kinh doanh của gia đình gần như chấm dứt.
Quá trình tiếp cận hồ sơ vụ án để thông tin đến bạn đọc mặc dù gặp nhiều khó khăn, phức tạp tuy nhiên nhóm phóng viên đã tìm ra những manh mối rất lạ và đầy khó hiểu.
Cấp tập kê biên, cưỡng chế nhà chỉ vì món nợ 149 triệu
Trước đó, theo quyết định của Tòa tại một bản án dân sự khác, bà Nguyễn Thị Hoan phải trả cho nguyên đơn số tiền cả gốc và lãi là 149 triệu đồng.
Sau khi bản án dân sự này có hiệu lực, ngay lập tức cơ quan THA huyện Thọ Xuân cấp tập tiến hành kê biên, cưỡng chế THA ngồi nhà duy nhất của hộ gia đình ông Bùi Văn Dần và bà Nguyễn Thị Hoan.
Cụ thể, bản án dân sự về tranh chấp hợp đồng vay tài sản được tuyên vào ngày 20/7/2011. Chỉ chưa đầy 10 ngày sau đó, tức ngày 01/8/2011 Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã ban hành Quyết định THA đối với bà Hoan.
Tiếp đó, ngày 19/8/2011 Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên, đồng thời ra kết hoạch cưỡng chế. Chỉ 5 ngày sau đó tức ngày 24/8/2011 Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã tiến hành kê biên ngôi nhà mà gia đình ông Dần, bà Hoan và các con đang ở và kinh doanh cafe.
Sự sốt sắng, "nhiệt tình" có phần thái quá của Chi cục THA huyện Thọ Xuân đã khiến cuộc sống của gia đình ông Dần, bà Hoan đảo lộn, các thành viên trong gia đình hoảng loạn.
Sau khi kê biên khối tài sản chung của hộ gia đình ông Dần, Chi cục THA huyện Thọ Xuân ủy quyền cho một doanh nghiệp bán đầu giá khối tài sản kê biên. Và thế là một ngôi nhà hai tầng đang kinh doanh cafe được bán với giá 500 triệu đồng (mà theo phản ánh, nhận định của nhiều người thì nhà đất này chí ít cũng phải có giá khoảng 2 tỷ đồng).
Chưa dừng lại ở đó, quá trình xác minh, kê biên tài sản Chấp hành viên biết rõ tài sản là nhà đất nêu trên đang được thế chấp hợp pháp tại ngân hàng Agribank, là chỗ ở duy nhất của gia đình bà Hoan và là tài sản chung của hộ gia đình ông Dần, bà Hoan cùng các con.
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, Chi cục THA huyện Thọ Xuân lại cố gắng "khép kín" các văn bản và quy trình để quyết "đè" nhà đất hàng tỉ đồng của người dân ra THA "chóng váng" chỉ vì khoản nợ 149 triệu, bất chấp người phải THA (bà Hoan) đã có đơn xin tạm hoãn THA vì lý do đang chữa bệnh.
Bản án hình sự nghiệt ngã
Cũng vì bất bình với việc thi hành của Chi cục THA huyện Thọ Xuân nên suốt từ giữa năm 2012 vợ chồng ông Dần và bà Hoan đã liên tục có những đơn khiếu nại, kêu oan gửi đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét.
Cũng trong thời gian đó, Chi cục THA huyện Thọ Xuân "bằng cách nào đó" đã rút sổ đỏ mà vợ chồng Hoan Dần thế chấp ở Ngân hàng Agribank để tách sổ đỏ, hợp thức hóa nhà đất nêu trên cho người mua nhà theo diện bán đấu giá.
Trên cơ sở đã xác lập giấy tờ nhà đất cho một người tên T, từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 Cơ quan CSĐT công an huyện Thọ Xuân, Viện kiểm sát nhân dân huyện Thọ Xuân đã khởi tố, truy tố vợ chồng Hoan, Dần về Tội xâm phạm chỗ ở của công dân...vì đã có hành vi không chịu ra khỏi nhà?
Một điều cũng khá khó hiểu là trong ngôi nhà đó còn có hai đứa con (một sinh năm 1988, một sinh năm 1990) nhưng đã "may mắn" không bị khởi tố cùng về tội danh trên. Mặc dù, cũng ăn ở, sinh hoạt tại đó.
Ngày 16/4/2016 TAND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên phạt ông Bùi Văn Dần (chủ quán cafe Trang, tại khu 1, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân) 4 tháng tù giam và vợ ông là bà Nguyễn Thị Hoan cũng lãnh 4 tháng tù nhưng cho hưởng án treo cùng vi một tội danh: Xâm phạm chỗ ở của công dân.
Cơ quan chức năng lúng túng
Sau bản án sơ thẩm, ông Dần đi tù nhưng vẫn kêu oan. Bà Hoan thì đổ bệnh. Hai đứa con của gia đình dù đến tuổi trưởng thành nhưng cũng ngơ ngác chưa hiểu điều gì đã xảy ra với gia đình mình.
Với mong muốn pháp luật không làm oan người vô tội, với quyết tâm làm rõ vụ án này, chúng tôi đã tìm gặp những người trong cuộc và có liên quan đến vụ án để tìm hiểu.
Gặp chúng tôi, ông Hà Anh Tuấn, Chi cục trưởng THA huyện Thọ Xuân khẳng định: Việc THA là đúng pháp luật. Hồ sơ rất chi tiết và khép kín.
Ông Hà Anh Tuấn Chi cục trường THA huyện Thọ Xuân trao đổi với PV.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt dấu hỏi về việc tại sao bà Hoan có đơn xin tạm hoãn THA mà cơ quan THA vẫn tiến hành kê biên, cưỡng chế. Và tại sao không trả lời cho công dân biết là có hoãn hay không hoãn? Thì vị này có nói: "Có chứ, có thông báo mà". Nhưng khi được yêu cầu xuất trình tài liệu chứng minh cho việc đó thì Chi cục trưởng Chi cục THA huyện Thọ Xuân không xuất trình được.
Tiếp đó, nhóm PV đặt dấu hỏi về việc tại sao tài sản kê biên là nhà ở duy nhất của gia đình và là tài sản chung của hộ gia đình mà cơ quan THA đã không yêu Tòa án phân chia theo đúng Điều 74 Luật THA thì ông này trình bày là đã thông báo đầy đủ cho chồng, con bà Hoan. Tuy nhiên, sau khi đợi 30 phút, chúng tôi cũng không nhận được văn bản chứng minh cho điều đó.
Cũng trong ngày 19/5 nhóm PV được gặp gỡ ông Nguyễn Đức Hạnh - Phó phòng Tài nguyên, môi trường huyện Thọ Xuân.
Phó Phòng TNMT Huyện Thọ Xuân: Nguyễn Đức Hạnh.
Ông khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp tách thửa phải có chữ ký của các chủ đất liền kề và chỉ được cấp khi không có tranh chấp, không thuộc quy hoạch.
Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao lại xóa thế chấp và làm sổ đỏ cho người khác khi mà ông Dần, bà Hoan liên tiếp có đơn thư kêu cứu các cấp chình quyền trong thời điểm đó? Việc cấp sổ đó có đúng trình tự, và đúng pháp luật không? thì ông Hạnh hẹn được trả lời sau.
Tiếp tục làm rõ sự việc, chúng tôi tìm gặp lãnh đạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhanh huyện Thọ Xuân. Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Thế Oanh, Phó giám đốc ngân hàng cho hay: Việc giải chấp trước thời hạn mặc dù khách hàng không vi phạm hợp đồng tín dụng là do "sức ép từ phía cơ quan THA"? Luật của THA &'to hơn" luật của ngân hàng?
Đến khi PV đặt câu hỏi về việc theo quy định pháp luật nào mà Ngân hàng cho phép cơ quan THA giải chấp thay khách hàng khi khách hàng chưa đồng ý? Tại sao lại giao sổ đỏ mà ngân hàng đang "giữ" theo hợp đồng tín dụng cho bên THA thì vị giám đốc này cũng không trả lời được.
Hàng loat các băn khoăn, khó hiểu liên quan đến các hành động, việc làm của cơ quan có thẩm quyền huyện Thọ Xuân, Ngân hàng Agribank chi nhánh Thọ Xuân vẫn chưa được giải đáp, khiến chúng tôi càng lo lắng về số phận của một công dân khi vụ án hình sự cũng dần được "khép lại".
Nhóm PV sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
[Án lệ 06] Chia thừa kế, không cần chờ hơn 20 năm Những vụ án chia thừa kế có thể kéo dài hơn 20 năm, hoặc thậm chí rơi vào quên lãng, chỉ vì một người con sinh sống ở nước ngoài và không thể liên lạc được. Đây là án lệ rất có ý nghĩa đối với việc giải quyết các vụ án đang tồn đọng trên cả nước (Ảnh minh họa) Tình trạng...