Có được kết hôn khi chồng biệt tích?
Cấm kết hôn nếu một người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác. Nếu muốn kết hôn với người khác, cần phải tiến hành ly hôn.
Nếu như người yêu nhau dùng hình thức chia tay để kết thúc một đoạn đường thì các cặp vợ chồng có phần khó khăn hơn khi dùng biện pháp ly hôn để chấm dứt mối quan hệ được pháp luật bảo hộ. Có một trường hợp không phải ly hôn, không phải ly thân khiến cho người ở lại vô cùng đau khổ và chẳng thể tìm ra lối thoát cho mình chính là việc bỏ đi biệt tích.
Nhiều trường hợp trên thực tế, người chồng bỏ đi biệt tích để vợ con ở nhà không một phản hồi, làm cho cuộc hôn nhân chẳng trọn vẹn. Và đến lúc người vợ muốn tái giá cũng không biết cách xử lý thế nào vì lỡ đâu, một ngày nào đó, chồng sẽ về. Để giúp cho người ở lại trong những trường hợp này có được giải pháp để lựa chọn con đường riêng cho mình, pháp luật Hôn nhân và gia đình nước ta có quy định về vấn đề này.
Có được kết hôn khi chồng biệt tích? – Ảnh minh họa
Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích
Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm kết hôn nếu một người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác. Trong trường hợp nếu muốn kết hôn với người khác, cần phải tiến hành ly hôn với người chồng trước.
Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia định quy định trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì được tòa án giải quyết cho ly hôn.
Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật dân sự năm 2005, khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng.
Theo Điều 330 Bộ Luật tố tụng dân sự, thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích bao gồm:
- Đơn yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích gồm các nội dung sau: Ngày, tháng, năm viết đơn; tên toà án có thẩm quyền giải quyết đơn; tên, địa chỉ của người yêu cầu; những vấn đề cụ thể yêu cầu toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự đó; tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có; các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu… Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối đơn.
- Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Thủ tục ly hôn khi chồng biệt tích
Video đang HOT
1. Hồ sơ ly hôn bao gồm:
- Đơn xin ly hôn;
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở …
- Bản sao giấy khai sinh của các con.
2. Nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền:
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
3. Thụ lý vụ án:
Sau khi nhận và thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án có nghĩa vụ “cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự” (theo Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự).
Tuy nhiên, trong vụ án này, bị đơn đã bỏ nhà đi một tháng. Do đó, việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 152.
Khoản 2 Điều 152 quy định: Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. Ngày ký nhận của người thân thích cùng cư trú được coi là ngày được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng họ không chịu nhận hộ văn bản tố tụng thì có thể chuyển giao văn bản đó cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, khóm, buôn, phum, sóc, Ủy ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn nơi người được cấp, tống đạt hoặc thông báo cư trú và yêu cầu những người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo.
Khoản 5 Điều 152 quy định: “Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo có chữ ký của người cung cấp thông tin”.
Khi không rõ tung tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp thì Tòa án thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng (theo quy định tại Điều 154).
4. Giải quyết vụ án:
Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực ngay sau khi ban hành. Ngược lại, nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án hoặc theo quy định tại Khoản 1 Điều 182, nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì hòa giải được coi là không tiến hành được, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu bị đơn vẫn không có mặt tại phiên tòa thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn (theo quy định tại Điều 200).
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trung Quốc xây xẩm vì "đòn đánh kép"
Không rõ có sự thỏa thuận ngầm nào hay không nhưng hai cường quốc lớn của thế giới cũng là đồng minh thân thiết của nhau - Mỹ, Nhật Bản đã cùng lúc tung đòn "song kiếm hợp bích" nhằm vào Trung Quốc, khiến đối thủ của họ không khỏi choáng váng.
Ảnh minh họa
Nhật Bản tiếp tục thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Một sĩ quan hàng đầu của Nhật Bản hôm qua (25/6) vừa tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng, quân đội nước này có thể sẽ cùng kết hợp với các lực lượng của Mỹ để tiến hành hoạt động tuần tra thường xuyên ở Biển Đông. Bước đi này được Tokyo cân nhắc trong bối cảnh họ đang tìm kiếm một vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực và trên toàn cầu.
Những động thái gần đây của Trung Quốc trong việc cấp tập xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông đã gây ra "những mối quan ngại rất lớn" cho Nhật Bản, ông Katsutoshi Kawano - Tham mưu trưởng Các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã cho biết như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Phố Wall.
"Chúng tôi chưa có bất kỳ kế hoạch nào trong việc tiến hành hoạt động giám sát ở Biển Đông vào thời điểm này nhưng phụ thuộc vào tình hình, tôi cho rằng có khả năng chúng tôi sẽ cân nhắc thực hiện bước đi đó", Đô đốc Nhật Bản Kawano cho hay.
Ông Kawano không nói cụ thể hành động nào của Trung Quốc sẽ khiến Nhật Bản phải xem xét tiến hành các hoạt động tuần tra ở Biển Đông chung với Mỹ. Tuy nhiên, chỉ riêng thông tin Tokyo đang ấp ủ ý định đưa lực lượng ra giám sát Biển Đông cũng đủ khiến Bắc Kinh "toát mồ hôi hột".
Kể từ sau khi Trung Quốc bắt đầu từ bỏ chính sách "ẩn mình", trỗi dậy với hàng loạt chính sách, động thái và bước đi quyết liệt, hung hăng nhằm tranh giành chủ quyền với các nước ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông, Nhật Bản bắt đầu có những nước cờ đầy tính toán nhằm ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh.
Tuần này, Nhật Bản và Philippines đã khiến Trung Quốc nhiều lần "nhảy dựng" lên vì tức giận khi đưa máy bay do thám tối tân và máy bay tuần tra quân sự đến lượn lờ ở những khu vực tranh chấp thuộc Biển Đông.Thủ tướng Shinzo Abe đã và đang tích cực thúc đẩy việc sửa đổi hiến pháp hòa bình để mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản. Ông Abe muốn nới lỏng các biện pháp hạn chế, ràng buộc được áp đặt lên các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua và đề xuất một dự luật cho phép quân đội Nhật Bản có phạm vi hoạt động lớn hơn.
Bắc Kinh đang liên tục bồi đắp để xây dựng các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông và trên đó sẽ có những cơ sở, hạ tầng mà nước này tuyên bố là được dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự. Trung Quốc được cho là đã bồi đắp được đến 800 héc ta đảo nhân tạo. Các động thái này của Bắc Kinh rõ ràng là nhằm để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là nơi có chứa các tuyến đường biển chiến lược với mỗi năm có đến 5 nghìn tỉ USD giao dịch hàng hóa, thương mại đi qua đây.
Ngoài ra, Biển Đông còn là nơi chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn gồm trữ lượng dầu mỏ không lồ và nguồn hải sản phong phú. Chính vì thế, Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát Biển Đông.
Song song với cuộc tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc còn đang tranh giành quyết liệt chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.Trung Quốc đang đòi chủ quyền tới khoảng 90% Biển Đông chiến lược và giàu tài nguyên dựa trên yêu sách đường 9 đoạn phi lý hay còn gọi là đường lưỡi bò. Đường 9 đoạn liếm sâu vào bên trong trung tâm biển của Đông Nam Á. Đòi hỏi chủ quyền phi lý, phi pháp và quá đáng của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ và quyết liệt của các nước trong khu vực nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.
Thủ tướng Nhật Bản Abe từ lâu đã chỉ trích cái mà ông này miêu tả là những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi thế nguyên trạng ở các khu vực tranh chấp.
Mỹ tung đòn vào Trung Quốc thông qua Vùng lãnh thổ Đài Loan
Cũng trong thời gian này, Mỹ đã khiến Trung Quốc "nổi điên" khi thông qua một dự luật tăng cường sự hợp tác quân sự giữa Mỹ với Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Thượng viện Mỹ hồi tuần trước đã thông qua một dự luật trong đó nói rằng, Vùng lãnh thổ Đài Loan "nên được khuyến khích tham gia vào các cuộc tập trận, bao gồm những cuộc diễn tập chiến đấu không đối không thực tế" cũng như các bài tập hiện đại cho lực lượng bộ binh, trực thăng tấn công và máy bay do thám.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua đã bày tỏ sự tức giận trước dự luật khuyến khích Đài Loan tham gia tập trận chung với Mỹ nói trên.
Bắc Kinh kêu gọi Washington tuân theo cam kết của nước này trong mối quan hệ với hòn đảo Đài Loan, "xử lý đúng đắn vấn đề Đài Loan và có những bước đi thực chất để tăng cường sự phát triển chung của mối quan hệ quân sự Mỹ-Trung", ông Yang nói thêm."Chúng tôi kiên quyết phản đối các nước phát triển bất kỳ mối quan hệ quân sự nào với Vùng lãnh thổ Đài Loan. Lập trường này là rõ ràng và kiên định", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yang Yujun cho biết tại cuộc họp báo định kỳ.
Theo Dự luật Quan hệ Đài Loan có hiệu lực từ năm 1979 khi Washington cắt đứt quan hệ chính thức với hòn đảo Đài Loan để công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở thủ đô Bắc Kinh, Mỹ đã cam kết sẽ giúp Đài Loan bảo vệ vùng lãnh thổ này.
Mỹ liên tục khiến Trung Quốc tức giận khi có những hành động hỗ trợ quân sự cho Đài Loan như bán vũ khí cho vùng lãnh thổ này.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Làm giấy tờ giả vay tiền 5 ngân hàng Ngày 14-6, Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đã tống đạt bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đến Viện KSND TP đề nghị truy tố bị can Hoàng Sỹ Tâm, trú tại Liên Bảo, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi phạm tội của Hoàng Sỹ Tâm bị 1 ngân hàng phát...