Có được cái bắt tay như xây được cây cầu
Ông Peter Godfrey.
Những binh sĩ được huấn luyện để bắn giết, nhưng người ta lại chờ đợi họ trở lại hòa nhập cuộc sống bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
Một cựu chiến binh Australia từng tham chiến tại Việt Nam đã mất 25 năm để cố quên đi quá khứ trước khi tất cả bỗng quay trở lại, rõ mồn một như mới ngày nào…
Ám ảnh và suy sụp tinh thần
Peter Godfrey ngồi trầm ngâm trước một chai rượu whisky và một con dao, cân đo giữa sự sống và cái chết. Ông không điên, thậm chí không chán nản. Đơn giản là ông cảm thấy mệt mỏi trong tuyệt vọng vì còn sống. Ông chọn cách tiếp tục sống mặc dù nhiều đồng đội cũ của ông đã có nhiều cách lựa chọn khác nhau.
Trong suốt 40 năm qua, ông biết ít nhất 8 người đã tự kết liễu cuộc đời mình. Những thảm kịch ấy bắt đầu chỉ 9 tháng sau khi họ trở về từ Việt Nam. Những cái chết sau này xảy ra vào những năm 1980 và 1990.
Video đang HOT
Giờ đây ông lại suy ngẫm về những chàng trai trở về từ chiến trường Iraq và Afghanistan. “Chúng ta trở về với công việc, nhưng khi về nhà chúng ta vẫn bị ám ảnh bởi sự giết hại”. Godfrey dự đoán rằng sẽ tiếp tục có nhiều vụ tự tử và suy sụp tinh thần, đem lại những mất mát khó tránh khỏi cho gia đình, người thân và cả cộng đồng. Ông so sánh những người lính trở về như những quả bom nổ chậm.
25 năm sau khi trở về từ chiến trường Việt Nam, kết cục của Godfrey là cuộc sống trong một bệnh viện tâm thần. Vợ ông – bà Diane – phải thay ông trông nom nhà cửa, gia đình và chăm sóc ông. 2 năm điều trị tâm lý chuyên sâu, 15 năm điều trị theo hướng dẫn. Giờ đây, ông tỏ ra nghi ngờ hết thảy những người phái binh lính trẻ tuổi đi chiến đấu, vì bất kỳ lý do gì. “Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Có những Cty kiếm hàng tỉ USD từ chiến tranh. Hãy đưa những người lính của chúng ta trở về nhà” – ông nói.
Tẩy não
Godfrey được lệnh gia nhập quân đội năm 21 tuổi. Khi ấy, với sức trẻ đầy nhiệt huyết, ông tin tưởng hoàn toàn vào những lời lẽ tuyên truyền. Chàng trai trẻ hãnh diện vì được phụng sự Australia để chiến đấu chống lại những người cộng sản. Godfrey và Diane đính hôn trước khi ông lên đường sang Việt Nam. Khi ấy Godfrey 21, còn Diane mới 17 tuổi. “Anh ấy là một người vui tính, thoải mái và hạnh phúc, hoàn toàn không giống như bây giờ”.
Hai người kết hôn khi Godfrey trở về, nhưng anh đã trở thành một con người khác. Những tiếng ồn làm cho anh bất an, khó ngủ. Godfrey né tránh người Châu Á. Thậm chí nếu có một chiếc trực thăng bay phía trên, phản xạ đầu tiên của Godfrey là cúi mình nép xuống đất. Godfrey xin được một chân cắt cỏ vào cuối tuần. Đó là công việc duy nhất anh đủ sức làm.
Diane dồn thời gian chăm hai con và ngôi nhà mới. “Tôi đã tự hỏi liệu cuộc hôn nhân của chúng tôi có kéo dài được lâu hay không? Thực sự rất khó khăn, kể cả với các con tôi. Tôi không biết rằng khi tôi làm việc thì anh ấy bắt đầu uống rượu”. Chỉ đến khi Godfrey suy sụp tinh thần, Diane mới biết rằng chồng mình đã phải dùng thuốc an thần trong một thời gian dài.
“Đến bây giờ tôi vẫn không biết chính xác những gì đã diễn ra ở Việt Nam. Và tôi đoán là tôi cũng không muốn biết” – Godfrey nói. Ông chỉ nhớ rằng ông và những chàng trai 20 tuổi khác được lập trình để bắn giết. Godfrey là lính bộ binh ở Việt Nam, luân phiên làm nhiệm vụ 4 tuần trong rừng, sau đó là 10 ngày ở căn cứ. Thỉnh thoảng Godfrey và các binh lính khác được đi Vũng Tàu – nơi đầy rẫy phụ nữ và ma túy – để “nghỉ ngơi và giải trí”.
Sau quãng thời gian này, họ phải quay trở lại rừng rú. “Mệt mỏi lắm, chúng tôi phải làm nhiệm vụ 24 giờ, phải phục kích, ngụy trang” – Godfrey nhớ lại nạn nhân lần bắn giết đầu tiên của ông là một anh Việt cộng trẻ mặc chiếc áo bộ đội Cụ Hồ. Thông dịch viên đã tìm thấy cuốn nhật ký của người lính này với những dòng chữ “Tôi nhớ bố mẹ tôi ở quê nhà và tôi nhớ vợ chưa cưới…” – người lính này cũng giống như tôi vậy, Godfrey thầm nghĩ.
Sang chấn tâm lý
“Tôi vẫn nhớ mình đã muốn gột sạch máu như thế nào. Cả trái đất nhuộm một màu đỏ ở Việt Nam. Và tôi không làm cách nào thoát khỏi màu máu đó. Tôi hầu như không thể ngủ được trong suốt 2 ngày rưỡi”. Tại bệnh viện tâm thần, Godfrey đã kể lại với bác sĩ những gì đã làm ở VN. Bác sĩ động viên: “Peter, đó không phải là lỗi của anh”. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng là khi Godfrey đánh ông chủ của mình, song không thể nhớ nổi những gì diễn ra sau đó.
Trước đây, Godfrey chưa bao giờ là một người ưa bạo lực. Mọi chuyện cứ thế tiếp tục ập đến. Có đêm, Godfrey đứng trân trân ở cuối nhà để “theo dõi” quân địch trèo qua hàng rào vào sát hại vợ và các con. Cuối cùng, Godfrey phải thú nhận với vợ: “Có chuyện gì đó không bình thường” và đi khám bác sĩ. Lúc đó, Godfrey đã được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý.
Năm 1999, khi nhận lương hưu tàn tật toàn phần, ông tự hỏi làm thế nào để sống nốt quãng đời còn lại. Godfrey trở thành một tình nguyện viên của tổ chức Cranbourne RSL – chuyên giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh như ông. Bản thân sức khỏe ông cũng có nhiều tiến triển. Vài năm trước, một người đàn ông ở Clayton nhặt được điện thoại của ông, đã gọi cho ông. Người đàn ông đó có một cái tên Việt Nam. Geofrey khá hồi hộp khi chờ người này tới.
“Ông ấy đưa trả tôi chiếc điện thoại. Tôi bắt tay ông ấy, siết chặt. Người đàn ông này không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng đối với tôi, điều đó giống như xây được cây cầu vậy. Phải mất 35 năm, tôi mới bắt tay một người Việt Nam. Người đó không phải là kẻ thù của tôi, chỉ là một người bình thường!”.
Theo laodong
Tướng Giáp gửi thiếp cho cựu chiến binh Gạc Ma
Ngày 1/4, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đã hết sức vui mừng nhận được thiếp chúc mừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh kể, dịp 14/3 vừa rồi, nhiều báo có viết về trận hải chiến bảo vệTrường Sa, anh vinh dự là một trong những nhân chứng kể lại trận chiến bi hùng này.
Sau đó, anh nhận được điện thoại của anh Võ Điện Biên - con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Anh Biên nói rất yêu quý và kính phục tinh thần hy sinh vì tổ quốc, vì Trường Sa thân yêu của các anh. Anh Biên hứa, sẽ có ngày vào Hà Tĩnh để thăm anh Thảo.
Cựu binh Lê Hữu Thảo và mẹ liệt sĩ Trần Văn Phương. Ảnh: P.V.T
Sáng 14/3/1988, anh Thảo đã cùng với đồng đội thuộc Lữ đoàn 146- đi trên tàu HQ 604 nhận lệnh vào đảo bảo vệ cờ tổ quốc trên đảo đá Gạc Ma. Chừng 6 giờ 30 phút sáng, tàu chiến Trung Quốc đã cho quân đổ bộ gây hấn với bộ đội ta, giành giật, cướp cờ của ta. Các chiến sĩ ta do anh Phong và anh Phương chỉ huy đã tay không đánh trả kẻ thù, quyết tâm bảo vệ lá cờ tổ quốc, bảo vệ đảo Gạc Ma.
Phát biểu với báo chí, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo xúc động: "Tôi đã khóc khi nhận được tấm thiếp này. Tôi không ngờ Đại tướng - người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam - đang nằm trên giường bệnh mà vẫn quan tâm đến chúng tôi...".
Theo vietbao
Cựu binh Mỹ phản ứng CBS lấy "hình ảnh bại trận tại Hà Nội" làm trò chơi Kênh truyền hình CBS (Mỹ) đã phải xin lỗi, về việc sử dụng đài tưởng niệm chiến tranh ở Hà Nội, làm manh mối trong một phân đoạn của trò chơi truyền hình thực tế "The Amazing Race"... Chiếc máy bay B-52 bị bắn hạ tại Hà Nội - "biểu tượng thất bại" của quân đội Mỹ tại Việt Nam Sỹ quan Jack...