Có đủ loại giấy tờ, nhiều người vẫn không qua được chốt kiểm soát Covid-19 Bến Tre
Có giấy xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19, tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, có giấy đi đường do lãnh đạo cơ quan cấp nhưng nhiều người vẫn gặp khó khăn tại chốt kiểm soát dịch tỉnh Bến Tre.
Ô tô vào Bến Tre buộc phải dán niêm phong cửa!
Bệnh viện thiếu người do nhân viên không qua được chốt kiểm soát dịch
Sáng 15.10, phản ánh với Thanh Niên , anh Đinh Điền, làm việc tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang cho biết, anh gặp khó khăn tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 tỉnh Bến Tre khi di chuyển từ nơi làm việc ở tỉnh Tiền Giang về nhà tại xã An Khánh, H.Châu Thành, Bến Tre.
Dòng xe nối dài trước trạm kiểm soát dịch Covid-19 cửa ngõ tỉnh Bến Tre. Ảnh BẮC BÌNH
Theo đó, chiều 14.10, khi đến chốt kiểm soát dịch Covid-19 cửa ngõ tỉnh Bến Tre tại khu vực trạm BOT cầu Rạch Miễu, anh Điền trình giấy xét nghiệm PCR do Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp, giấy tờ tùy thân, giấy đã tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 sau 14 ngày, giấy giới thiệu đi đường thể hiện là nhân viên Khoa Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang.
Tuy nhiên, lực lượng trực chốt khẳng định anh Điền thiếu loại giấy quan trọng nhất, đó là giấy tiếp nhận công dân trở về huyện do lãnh đạo UBND H.Châu Thành, Bến Tre ký, cấp.
Video đang HOT
Do trời dần tối, anh Điền năn nỉ nên người trực chốt cho anh đi qua kèm lời dặn: “Khi trở lại anh phải có giấy đi đường của lãnh đạo UBND H.Châu Thành mới qua được chốt để đi Tiền Giang”.
Bên cạnh chốt kiểm soát dịch cửa ngõ Bến Tre có chỗ trú tạm cho người về quê và người bị kẹt lại do không có đủ giấy tờ vào tỉnh
Anh Điền liên hệ chính quyền xã An Khánh, H.Châu Thành, Bến Tre nhiều lần đều nhận câu trả lời rằng huyện không giải quyết cho trường hợp đi làm và về nhà hằng ngày như trường hợp anh Điền. Tuy vậy, cán bộ xã An Khánh vẫn cấp giấy giới thiệu để anh Điền trình bày với lãnh đạo UBND H.Châu Thành về trường hợp của mình.
Anh Điền nói: “Nghị quyết 128 có hiệu lực từ ngày 11.10 làm tôi tưởng sẽ đi lại thoải mái nếu đủ điều kiện về tiêm vắc xin, giấy của bệnh viện cấp… Tôi phấn khởi quyết định phục hồi việc sáng từ Bến Tre chạy xe máy qua Bệnh viện Tiền Giang làm việc rồi chiều về nhà như trước. Nhưng không ngờ đến giờ này, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc chỉ tầm 7 km mà vẫn còn xa xôi như vậy”.
Tương tự anh Điền, còn có nhiều trường hợp khác làm việc tại Khoa xét nghiệm và một số phòng, khoa khác thuộc Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang, nhân viên các chi nhánh ngân hàng tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang)… đều gặp khó khăn khi qua chốt kiểm soát, do không có giấy tờ chấp thuận từ lãnh đạo UBND cấp huyện của tỉnh Bến Tre nơi mình sinh sống.
Tỉnh Bến Tre bố trí thêm cả chốt để kiểm soát người từ Bến Tre đi ra ngoài tỉnh. Ảnh BẮC BÌNH
TS. Nguyễn Thị Bích Quyền, Trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang cho biết, công việc tại khoa gần như phải làm liên tục 24/24 giờ từ tháng 7 đến nay để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19. Do đó, nhân viên làm việc ở khoa nếu tiếp tục bị kẹt lại tại Bến Tre sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công việc chung của toàn khoa. Nhân viên xét nghiệm PCR đều phải trải qua lớp tập huấn kỹ lưỡng, bài bản về sử dụng máy móc, thiết bị và các kỹ thuật xét nghiệm Covid-19. Do đó, trong thời gian ngắn, khoa không thể có người đủ điều kiện để thay thế các nhân viên xét nghiệm này.
Ô tô vào Bến Tre phải dán tem niêm phong cửa xe
Theo lý giải của người trực chốt cửa ngõ vào tỉnh Bến Tre tại khu vực cầu Rạch Miễu, lực lượng trực thực hiện theo Công văn 6643/UBND-KGVX do ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, ký ngày 13.10. Theo đó, đối tượng được di chuyển là người dân đi khám và điều trị bệnh, học sinh nhập học, giáo viên, người làm việc tại các nhà máy, người có tài sản và canh tác nông nghiệp ở địa phương nơi đến, trẻ em, phụ nữ mang thai, trở về nơi cư trú, đi nước ngoài, tiêm vắc xin Covid-19, di chuyển theo yêu cầu của tòa án, tham gia thi tuyển do Sở giáo dục và quản lý nhà nước tổ chức.
Những đối tượng trên phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 (người vào tỉnh phải xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ), giấy chứng nhận về tình trạng tiêm vắc xin. Đặc biệt, phải có giấy đi đường do UBND cấp huyện nơi xuất phát cấp, đối với người vào tỉnh phải có công văn tiếp nhận của UBND cấp huyện nơi muốn đến.
Chốt kiểm soát lối ra khỏi tỉnh Bến Tre đặt sau Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu nên nhiều tài xế mua vé qua trạm mới biết mình không được phép rời khỏi tỉnh. Ảnh BẮC BÌNH
Ngoài những quy định trên, phương tiện ô tô di chuyển vào địa bàn tỉnh Bến Tre sẽ được công an dán tem niêm phong tại chốt cửa, tem này được người có chức năng nhiệm vụ tại nơi đến tháo ra.
Người không làm đúng quy trình này được xem là vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Bến Tre và sẽ bị xử lý về quy định phòng chống dịch Covid-19. Phản hồi sau khi tỉnh Bến Tre áp dụng việc dán tem niêm phong cửa xe, nhiều tài xế, phụ xế cho biết họ gặp khó khăn về việc đi lại, vệ sinh trong quá trình di chuyển trên địa bàn tỉnh này.
Hà Nội bất ngờ rút chốt kiểm soát trên cao tốc đi Hải Phòng
Sáng 15/10, trao đổi với PV Dân trí , đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội xác nhận thông tin trên.
Kiểm soát người và phương tiện tại chốt kiểm dịch số 8 (Ảnh: Tiến Nguyên).
Theo đó, chốt kiểm dịch số 8 là chốt cửa ngõ Thủ đô nằm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tiếp giáp với địa bàn tỉnh Hưng Yên. Công an Hà Nội tạm rút chốt kiểm soát này, 21 chốt kiểm soát khác trên địa phận Hà Nội vẫn được duy trì.
Một lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho hay, trong sáng nay, lực lượng công an vẫn đang phối hợp với các cơ quan liên quan túc trực tại các chốt cửa ngõ để kiểm soát người ra vào thành phố.
Đến thời điểm hiện tại, do UBND TP Hà Nội chưa có văn bản mới về việc bỏ hay không các loại giấy tờ cần thiết để ra - vào thành phố nên Công an Hà Nội vẫn giữ nguyên quy định đã được áp dụng trước đó.
"Khi nào thành phố có chỉ đạo dừng hoạt động hoặc thay đổi phương thức kiểm soát người và phương tiện ra vào các chốt thì lực lượng công an sẽ thực hiện" - vị lãnh đạo Công an Hà Nội nói.
Tại các chốt kiểm dịch còn hoạt động, lực lượng chức năng nới lỏng việc kiểm soát người dân di chuyển qua chốt. Theo đó, lực lượng trực chốt chủ yếu đảm bảo cho việc lưu thông của người và phương tiện được thông suốt, không để xảy ra ùn tắc, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh; trường hợp phức tạp về an ninh trật tự thì mới xử lý.
"Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố, chúng tôi nới lỏng việc kiểm soát, dừng kiểm tra giấy đi đường, giấy xét nghiệm Covid-19 đối với người dân di chuyển qua chốt. Chốt kiểm soát số 1 chủ yếu làm nhiệm vụ đón người dân từ các tỉnh miền Nam về các tỉnh Đông Bắc, Tây Bắc, tổ chức phân loại, dẫn đoàn" - lãnh đạo chốt kiểm soát số 1 thông tin.
Trước đó, từ 6h ngày 14/10, Hà Nội thực hiện Công điện số 21, nới lỏng một số hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, công điện này không đề cập đến hoạt động của các chốt kiểm soát người ra - vào Hà Nội.
Quảng Nam triển khai các biện pháp dập dịch khẩn tại một trường học Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Trung học cơ sở Phước Chánh, huyện Phước Sơn, Quảng Nam trở thành ổ dịch mới. UBND huyện Phước Sơn thông tin, địa bàn vừa ghi nhận 19 ca mắc Covid-19; trong đó, có 17 học sinh và một giáo viên. Các ca mắc này có liên quan đến bệnh nhân H.T.N. Trước đó, chiều...