Cổ động viên SLNA: ‘Đã yêu thì yêu cho chắc’
Cổ động viên (CĐV) SLNA – đội quân áo vàng trên các khán đài, nếu tính về số lượng lúc đỉnh cao hẳn là chiếm vị trí số 1 trong số các đội bóng V. League, không chỉ tạo nên “chảo lửa thành Vinh” mà còn tràn ngập, áp đảo các sân khách mỗi khi đội nhà thi đấu.
Trên thực tế, chất lượng cổ vũ của CĐV cũng như hoạt động của Hội CĐV Sông Lam Nghệ An chưa bao giờ được đánh giá cao là điều cần được tính đến trong quá trình tái cấu trúc của đội bóng.
Lực lượng CĐV là một bộ phận khăng khít không thể tách rời của đội bóng. Ảnh tư liệu
Trước hết, phải thống nhất nhận thức lực lượng CĐV là một bộ phận khăng khít không thể tách rời của đội bóng, là cầu thủ thứ 12 của đội nhà, là nguồn sức mạnh cho mỗi cầu thủ trong từng trận đấu, trong thời khắc vinh quang cũng như khi khó khăn gặp phải.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa CĐV, nhất là những người làm nòng cốt phải là “biên chế, ăn lương”, hoạt động của Hội CĐV phải có kinh phí hay giúp đỡ từ CLB. Sẽ tùy điều kiện cụ thể để giải quyết nhưng nói chung mọi hoạt động của CĐV nên là tự nguyện, cùng chung tay góp sức, người có nhiều góp nhiều, có ít góp ít, theo đúng tinh thần xã hội hóa hiện nay.
Video đang HOT
Câu chuyện CĐV Hà Lan góp tiền cho CĐV đặc biệt của đội tuyển màu da cam, ông Winfried Witjes đi Braxine cổ vũ hay ông Vicente Navaro từng theo dõi toàn bộ các trận đấu của CLB Valencia trên sân nhà Mestalla trên chiếc ghế số 164, hàng 15 để rồi được đúc tượng đặt ở chính vị trí đó để tôn vinh ông sau khi qua đời… là những ví dụ điển hình về những CĐV đặc biệt của các đội bóng. Chắc chắn họ là những CĐV chuyên nghiệp, gắn bó cả đời với đội bóng, tạo ra dấu ấn đặc biệt trên khán đài không chỉ bằng việc tự nguyện mua vé thường xuyên mà bằng cả sự nhiệt huyết, trách nhiệm với việc xây dựng văn hóa cổ vũ cho đội bóng, từ bản thân mình cũng như các CĐV khác.
CĐV Sông Lam Nghệ An không thiếu người nhiệt huyết, sẵn sàng bỏ công, bỏ của để cùng mọi người đi cổ vũ đội nhà, nhất nhà những trận đấu trên sân khách. Vấn đề bây giờ là sớm gọi tên, cổ vũ, góp sức để họ trở thành những CĐV đặc biệt, là hình ảnh tiêu biểu của CĐV đội bóng, để người khác nhìn vào đó mà đi theo, hướng đến, chưa kể việc đội bóng phải biết tôn vinh họ trong những công việc, điều kiện cụ thể.
Chắc chắn sẽ phải thống nhất, quy về một mối mạng lưới CĐV đội bóng ở 3 miền, có phân công, phân nhiệm, có “ngôi sao” CĐV làm hình ảnh, biểu tượng tập hợp, thu hút, có thông tin truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, có biểu tượng, logo, có bài hát truyền thống đơn giản mà thu hút, vang xa ( CLB AS Roma ở Seri A có bài hát đọc lên thật gọn “Roma Roma Roma” mà vẫn thuộc tốp bài hát nổi tiếng xếp hàng đầu thế giới!)
Và khi đội bóng xuất trận, CĐV cũng phải xuất trận với hành trang đầy đủ như cờ, trống, phách… với sự cổ vũ bài bản (phải học cách tổ chức cổ vũ của CĐV Thái Lan khi đến Mỹ Đình cách nay không lâu). Trước khi vào sân phải “bỏ ra 2 ngày để học những động tác cổ vũ và bài hát…”(lời CĐV Thái), phải chuyên nghiệp từ cách vẫy cờ, cung cách sắp xếp đội hình, đội hình cờ, trống, chấp hành người lĩnh xướng, người tổ trưởng ở mỗi hàng ghế, thái độ hòa nhã với CĐV bạn, với cầu thủ bạn và với trọng tài, thái độ hòa nhã trước các tình huống bất ngờ, thái độ khi đội nhà hay đội khách ghi bàn…Và đặc biệt, cổ vũ đến giây phút cuối cùng, không vì đội nhà thua trận mà lục tục ra về hoặc nói năng, hành động phản cảm…
Nhưng như thế vẫn là…chưa đủ, nếu Hội CĐV thiếu đi những hoạt động xã hội cần thiết trong cuộc sống. Khi trái bóng ngừng lăn, những người yêu bóng đá, gắn bó với CLB vẫn suy nghĩ, tìm tòi để tạo sự gắn kết, tin tưởng, tạo ra hình ảnh đẹp cho chính mình và cho bóng đá, như cách Hội CĐV Quảng Ninh hay Nam Định từng làm và được trao giải CĐV xuất sắc nhất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Vậy đấy, yêu bóng đá, tự hào với bóng đá quê nhà, CĐV Sông Lam Nghệ An vừa phát huy nội lực chính mình, vừa tham khảo, học hỏi thêm cách làm chuyên nghiệp của CĐV trong và ngoài nước. Và như lời hát ví, giặm quen thuộc và thân thương, trong cuộc sống bộn bề lo toan cũng như những phút giây trước trái bóng tròn, mỗi CĐV Sông Lam mãi vang ngân nhịp đập “đã yêu thì yêu cho chắc” tự đáy lòng…
Hà Nội đua vô địch mới vui
Á quân Hà Nội không thể tự quyết khả năng có lọt vào top 6 đội mạnh nhất tranh vô địch giai đoạn 2 hay không nhưng cơ hội vẫn tràn trề bởi sự thất thường của nhiều đối thủ.
Còn một vòng đấu nữa mới khép lại giai đoạn 1 V-League 2021, chỉ có HA Gia Lai (29 điểm) và Viettel (26 điểm) chắc suất vào nhóm sáu CLB đua vô địch ở giai đoạn 2. Ngược lại, dù còn một lượt đấu nhưng đã xác định hai đội không thể thoát top 8 chạy trốn 1,5 vé rớt hạng là SL Nghệ An (10 điểm) và Sài Gòn FC (13 điểm). Còn lại 10 đội bóng đều có những cơ hội lớn nhỏ khác nhau để tìm một chỗ trong top 6 tham gia đường đua vô địch.
Đáng tiếc nhất là Hà Nội FC xuất phát chậm vì nhiều cầu thủ nòng cốt bị chấn thương phải rơi vào nhóm có nguy cơ tranh trụ hạng, dù thực tế năng lực của họ không đáng rơi vào hoàn cảnh ấy. Giả sử Hà Nội nằm trong nhóm dưới, họ nghiễm nhiên trở thành một thế lực quá lớn và nếu chơi đủ đội hình chính thì sẽ không ai chơi lại.
Còn may cho thầy trò HLV Park Choong Kyun đang có 16 điểm, kém bốn đội xếp trên từ 1 đến 3 điểm. Nghĩa là Hà Nội không thể tự quyết định số phận của mình nếu tất cả cùng thắng. Ngược lại, chỉ cần một trong số này gồm Than Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, B. Bình Dương không thắng, còn Hà Nội qua mặt đội cuối bảng SL Nghệ An thì sẽ lách qua khe cửa hẹp, vào top 6 đua vô địch.
Hà Nội FC có thực lực và lối chơi không thua đội bóng nào nhưng vừa thiếu may mắn, vừa nóng đầu khiến không thể tự quyết khả năng
vào top 6 tranh vô địch. Ảnh: ANH ĐỒNG
Không dễ cho Hà Nội tính toán vì các đội khác cũng đều có những con tính riêng của mình. Thế nên trước mắt họ buộc phải dốc hết sức mình ra đáp ứng điều kiện cần thắng, đồng thời chờ các đối thủ sẩy chân. Sở dĩ giới hâm mộ trông chờ đội bóng của bầu Hiển lọt vào nhóm đua vô địch bởi họ mạnh thực sự với nhiều cầu thủ giỏi trên đội tuyển quốc gia và một lối chơi sắc nét. Tuy nhiên, Hà Nội không may vì cầu thủ gặp chấn thương, lại nóng đầu không biết giữ mình để dính kỷ luật nhiều khiến có trận đá không như ý với đội hình hai.
Nhà đương kim á quân V-League hai lần miễn cưỡng thay tướng và đang có dấu hiệu ổn định trở lại, ngay đúng vào thời điểm quan trọng nhất của cuộc chơi. Thầy trò HLV Park Choong Kyun nếu trở lại đường đua vô địch ở nhóm sáu đội mạnh sau lượt đi, chắc chắn họ rất đáng sợ sau một lần chết hụt.
Những đội còn lại trong top 8 đều không thể sánh với Hà Nội về lực lượng và bản lĩnh. Có thể dành một chút tiếc nuối cho SHB Đà Nẵng, TP.HCM, Sài Gòn FC đều có tham vọng lớn và nội lực không đến nỗi nào nhưng suy cho cùng, sự bất ổn nội bộ khiến họ xứng đáng nhận một cái kết không như mong muốn.
May mắn có lẽ không mỉm cười với SL Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Bình Định trong loạt trận cuối và đây là những CLB phải đá mệt mỏi ở giai đoạn 2 để tìm cửa trụ hạng.
HA Gia Lai thận trọng đua vô địch
HLV Kiatisak hài lòng với phong độ và chuỗi trận thắng dài của học trò nhưng vẫn nhắc nhở họ phải tập trung tối đa cho từng trận đấu. Vận may đã không đồng hành mãi với HA Gia Lai trong trận hòa khách B. Bình Dương 2-2 với hai lần dẫn bàn trước và ba lần bóng tìm đến xà ngang, cột dọc. Cái nấc cụt của đội bóng phố núi giúp cho Viettel rút ngắn khoảng cách xuống còn 3 điểm.
Đội bóng của bầu Đức đã lên ngôi nửa mùa V-League, khi hơn đội nhì bảng Viettel một trận thắng với hiệu số bàn thắng bại vượt trội (14 so với bảy) nhưng cuộc chơi của thầy trò HLV Kiatisak không dễ dàng ở giai đoạn 2 cân tài cùng năm đội mạnh nhất. Đơn giản vì các đội nhóm trên có sức mạnh đồng đều hơn, cộng với điểm số không quá chênh lệch, buộc HA Gia Lai phải nỗ lực chứng minh bản lĩnh của mình.
Văn Toàn dẫn đầu trong danh sách cây săn bàn tại V.league Bàn thắng vào lưới CLB Bình Dương trong chiều 2/5 giúp chân sút của HAGL cán mốc 7 lần lập công trong mùa giải này. Đó là pha lập công ở phút thứ 36 trong trận đấu thuộc vòng 12 V.league giữa CLB HAGL và CLB B.Bình Dương diễn ra tại sân Pleiku chiều 2/5. Văn Toàn tung cú sút trưc diên rât...