Cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines mạnh cỡ nào
ANA Holdings đang là cái tên nhận được sự chú ý đặc biệt khi trở thành cổ đông chiến lược của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.
ANA Holdings đang được chú ý đặc biệt khi trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines
Tập đoàn hàng không hàng đầu Nhật Bản
Tập đoàn ANA (ANA Holdings) thành lập vào tháng 4/2013 và là công ty mẹ của ANA – hãng hàng không truyền thống cung cấp dịch vụ đầy đủ và Vanilla Air – hãng hàng không giá rẻ. ANA là tập đoàn hàng không hoạt động toàn cầu với tổng cộng 63 công ty con hợp nhất và 18 chi nhánh, được chia thành nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động hành khách, dịch vụ hàng hóa cũng như các hoạt động liên quan đến hàng không.
Tập đoàn ANA đẩy mạnh chiến lược đa thương hiệu nhằm tận dụng sức mạnh của thương hiệu ANA và thúc đẩy nhu cầu của những thị trường chưa phát triển dịch vụ hàng không truyền thống, đồng thời mở rộng thị phần của tập đoàn với những giá trị nâng cao. ANA sở hữu đội máy bay khoảng 240 chiếc, khai thác tới 88 điểm đến và vận chuyển khoảng 47 triệu lượt hành khách. Hiện nay, ANA là hãng hàng không hàng đầu Nhật Bản về doanh thu và sản lượng hành khách.
Tầm nhìn của ANA là “trở thành tập đoàn hàng không hàng đầu thế giới trong việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng và sáng tạo nên giá trị”. Hãng này còn đặt ra các mục tiêu cần thiết để cải thiện hiệu suất hoạt động, tài chính, môi trường kinh doanh và công bố kế hoạch giới thiệu tàu bay mới vào đội tàu của hãng – Airbus A380.
Trong 5 năm tới, ANA cũng đặt ra nhiều kế hoạch tham vọng như doanh thu hành khách và hàng hóa quốc tế tăng trưởng đạt 40% và doanh thu từ hoạt động hàng không giá rẻ tăng gấp 3 lần. Mở rộng đội tàu bay với số lượng khoảng 300 tàu, trong đó 3/4 sẽ là những dòng máy bay tiết kiệm nhiên liệu…
Vietnam Airlines ở đâu trong chiến lược của ANA?
Video đang HOT
Không phải ngẫu nhiên ANA lựa chọn Vietnam Airlines để trở thành cổ đông chiến lược. Với con số kinh doanh ấn tượng trong hơn 20 năm qua, tổng doanh thu của Vietnam Airlines (VNA) đạt 622.000 tỉ đồng, tăng trưởng bình quân 15,97%/năm, tổng lợi nhuận trước thuế gần 12.500 tỉ đồng, 20 năm liên tục có lãi.
Hợp tác với Vietnam Airlines là thương vụ đầu tư quan trọng ở thị trường châu Á và là số tiền đầu tư có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của ANA. Lợi ích thu được từ việc phát triển hơn ở châu Á cũng có ý nghĩa rất lớn với ANA.
Hiện tại, mạng đường bay của Vietnam Airlines kết nối tới 20 điểm nội địa, 29 điểm đến quốc tế và hiện đang khai thác 66 chuyến bay mỗi tuần tới Nhật Bản bao gồm: sân bay Narita, Haneda (Tokyo), sân bay Chubu (Nagoya), sân bay Kansai (Osaka) và sân bay Fukuoka. Châu Á là thị trường trọng điểm của ANA trong chiến lược mở rộng quy mô hoạt động quốc tế và Vietnam Airlines là đối tác lý tưởng bởi hai bên có những tương đồng về trình độ phát triển ở mức cao, cách thức tiếp cận khách hàng và hoạt động hiệu quả. Hợp tác với Vietnam Airlines sẽ giúp ANA tăng cường mạng bay của ANA giữa châu Á và Bắc Mỹ, tận dụng được sự phát triển của thị trường châu Á.
Ở khía cạnh khác, việc bán cổ phần chiến lược cho một tập đoàn hàng đầu Nhật Bản cũng khẳng định vị thế chủ lực của Vietnam Airlines với tư cách hãng hàng không quốc gia, coi trọng hiệu quả kinh tế đi đôi với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ… Việc học hỏi những kinh nghiệm quản trị tiên tiến cũng giúp Vietnam Airlines phấn đấu đạt mục tiêu trở thành hãng hàng không tiên tiến, thuộc nhóm hãng hàng không đứng đầu khu vực ASEAN về quy mô, giữ vị trí chủ chốt trong vận tải hàng không tiểu vùng CLMV (Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam), xây dựng Vietnam Airlines thành thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế.
Đặc biệt, những định hướng chiến lược của ANA cũng phù hợp với phương châm kinh doanh “khách hàng là trung tâm” của Vietnam Airlines. Sự hợp tác này cũng góp phần đẩy mạnh việc kết hợp các yếu tố dịch vụ với các yếu tố văn hóa, tinh thần nhằm tạo ra bản sắc văn hóa trong dịch vụ Vietnam Airlines, khác biệt rõ nét với các hãng cạnh tranh. Phấn đấu đến năm 2020, Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không được ưa chuộng ở châu Á về chất lượng dịch vụ trên không và mặt đất.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đại gia Pháp đầu tư vào sân bay Việt Nam
Đúng như dự đoán, Tập đoàn Aeroports de Paris (Pháp) đã dễ dàng lọt vào vòng đàm phán cuối để trở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).
Ba chọn một
Theo thông tin mới nhất, Tập đoàn quản lý khai thác cảng hàng không hàng đầu châu Âu là Aeroports de Paris (ADP) đang có cơ hội lớn để trở thành cổ đông chiến lược thông qua việc sở hữu 20% vốn điều lệ của ACV.
"ADP là nhà đầu tư duy nhất đến thời điểm hiện tại đáp ứng đầy đủ hồ sơ, năng lực và các tiêu chí lựa chọn của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Chúng tôi muốn được Bộ GTVT phê duyệt để làm cơ sở đàm phán trước ngày 31/1/2016", ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên ACV cho biết.
Song ADP không phải là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ tham gia trở thành cổ đông chiến lược của doanh nghiệp có vốn điều lệ lên tới 22.430,985 tỷ đồng này. Một ứng cử viên nặng ký khác là Changi Airport International - công ty con của Tập đoàn Changi nổi tiếng của Singapore đăng ký sở hữu 20% vốn điều lệ đã bị loại do chỉ nộp hồ sơ năng lực của công ty mẹ thay vì năng lực của pháp nhân đề xuất tham gia làm cổ đông chiến lược.
Với lợi nhuận cao từ quyền quản lý khai thác các cảng hàng không lớn của Việt Nam, ACV thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - nhà đầu tư là tổ chức tài chính duy nhất đâm đơn làm cổ đông chiến lược của ACV với tỷ lệ 5% vốn điều lệ, dù rất kiên trì, nhưng lại không đáp ứng được tiêu chí quy mô vốn chủ sở hữu (BIDV chỉ có vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2014 là 1,56 tỷ USD).
Cần phải nói thêm rằng, theo bộ tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cho ACV do Bộ GTVT phê duyệt vào cuối tháng 11/2015, nhà đầu tư là một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không phải quản lý, khai thác tối thiểu là 10 cảng hàng không, sân bay; doanh thu của doanh nghiệp tối thiểu là 1,5 tỷ USD; báo cáo tài chính năm 2014 không có lỗ lũy kế, lợi nhuận năm 2014 tối thiểu 10% doanh thu; vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không thấp hơn 2 tỷ USD hoặc tương đương. Những chỉ tiêu trên đều được chốt ở thời điểm đến 31/12/2014.
Đối với các nhà đầu tư là tổ chức tài chính, điều kiện để có thể nắm 1 ghế trong Hội đồng Quản trị của ACV cũng khắc nghiệt không kém: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2014 không thấp hơn 5 tỷ USD hoặc tương đương; báo cáo tài chính năm 2014 không có lỗ lũy kế, lợi nhuận năm 2014 tối thiểu 5% doanh thu.
Trong trường hợp nhà đầu tư là tổ hợp (tối đa là 3 tổ chức), điều kiện để lọt qua vòng sơ tuyển của ACV là phải có ít nhất một tổ chức là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác cảng hàng không.
ADP có gì đặc biệt?
Không chỉ thỏa mãn các tiêu chí đề ra, ADP gây ấn tượng tốt với ACV về giá cổ phần cũng như lộ trình đàm phán bán chiến lược.
Cụ thể, ADP chào giá mua chiến lược bằng giá đấu giá thành công thấp nhất của đợt IPO ACV, tức là không thấp hơn là 13.100 đồng/cổ phần. Đồng thời, đối tác đến từ Pháp cũng muốn muốn ký một biên bản ghi nhớ về việc tham gia với tư cách cổ đông chiến lược trong quý I/2016 và hoàn tất giao dịch trong nửa đầu năm 2016.
Là đối tác "dạm ngõ" sớm nhất khi đúng 48 giờ sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa ACV, Tập đoàn ADP rất nhanh chóng gửi thư tới Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng xác nhận quyết tâm trở thành cổ đông chiến lược.
Là tập đoàn toàn cầu trong ngành công nghiệp hàng không, ADP có số chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2014 là 4,81 tỷ USD, đang trực tiếp vận hành 37 cảng hàng không trên toàn thế giới thông qua công ty con là Công ty Quản lý Airports de Paris (ADPM), trong đó có những cảng hàng không lớn nhất châu Âu như Paris - Charles de Gaulle và Paris - Orly. Năm 2014, các cảng hàng không tại châu Âu, châu Á, Nam Mỹ do ADP vận hành có tổng doanh thu lên tới 3,377 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế đạt 0,486 tỷ USD.
So với các tiêu chí do Bộ GTVT đề ra, các chỉ số tài chính của nhà đầu tư này đều vượt gấp đôi yêu cầu.
Thành công mới nhất của Tập đoàn này là việc nhượng quyền Cảng hàng không Zagreb (Croatia) vào năm 2013; Santiago de Chile (năm 2015) và Cảng hàng không Madagascar (năm 2015). Các cảng hàng không này đều kinh doanh tốt sau khi có sự tham gia của ADP với tư cách là nhà khai thác quản lý hoặc trên vai trò là cổ đông chiến lược. Do chưa có kinh nghiệm trong việc đàm phán, nên ACV đề nghị Bộ GTVT cho phép Tổng công ty thuê các tổ chức chuyên môn, bao gồm tư vấn tài chính, tư vấn luật, hỗ trợ quá trình lựa chọn, đàm phán và thực hiện bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
"Các đơn vị tư vấn này không chỉ hỗ trợ, mà còn có thể làm đối trọng với nhà đầu tư tiềm năng khi triển khai giao dịch", ông Hùng mong muốn.
Theo_VietNamNet
Bộ trưởng Thăng: Vietnam Airlines lãi cao thì giảm giá vé cho dân nhờ Bộ trưởng chỉ đạo hãng hàng không khẩn trương tìm cổ đông chiến lược, từ đó có những thay đổi về chất sau cổ phần hoá. Yêu cầu trên được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đưa ra tại hội nghị tổng kết 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam...