Cờ đỏ sao vàng tung bay ở Geneva, Thụy Sĩ
Hình ảnh lá Quốc kỳ tung bay tại trụ sở mới của Phái đoàn Việt Nam tại Geneva khiến cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ vô cùng tự hào.
Trung tuần tháng 9, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva đã khánh thành trụ sở mới ở Geneva, Thụy Sĩ.
Đoàn Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong buổi làm việc với cán bộ Phái đoàn trước ngày khánh thành trụ sở mới.
Những lời chúc mừng, những bó hoa tươi thăm của hơn hàng trăm quan khách, trong đó có Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva, Tổng thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới IPU, Tổng thư ký Tổ chức Hòa bình Quốc tế, các nhà ngoại giao đại diện của WTO, phái đoàn các nước… đã trở thành vinh dự lớn lao của các anh chị em Phái đoàn Việt Nam tại Geneva. Điều đó còn thể hiện những cố gắng không mệt mỏi, gây dựng quan hệ của Trưởng Phái đoàn để có thể đưa tiếng nói và giá trị của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Đúng như lời biểu dương của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong buổi làm việc với toàn bộ cán bộ nhân viên trước ngày khánh thành trụ sở: Là một trong những “tiền đồn” của Việt Nam về hội nhập kinh tế với thế giới, đại diện cho Nhà nước tham gia hợp tác, giải quyết các vấn đề về hợp tác thương mại, pháp luật và ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới trực thuộc 23 tổ chức Quốc tế, mà Việt Nam là thành viên, đòi hỏi các cán bộ ngoại giao phải nỗ lực vượt bậc để triển khai cụ thể, bài bản, năng động, sáng tạo để làm sống động hơn nữa trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam trong thời đại mới. Kết quả có được ngày hôm nay thể hiện những nỗ lực, tâm huyết vì lợi ích quốc gia của Phái đoàn tại Geneva trong suốt thời gian qua.
Video đang HOT
Trụ sở mới của Phái đoàn được một Việt kiều thiết kế mô phỏng theo Khuê Văn Các tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), đồng thời phù hợp với lối kiến trúc bản địa. Đặc biệt, màu đỏ của tòa nhà giống màu cờ Tổ quốc là điểm nhấn nổi bật của Trụ sở so với khu vực xung quanh.
Sau hơn một năm thi công kể từ ngày đặt viên đá đầu tiên 25/2/2014, biết bao những đóng góp thầm lặng, mồ hôi công sức của các anh chị em cùng toàn thể gia đình Việt Nam dưới mái nhà Phái đoàn trên mảnh đất Geneva – nơi được đánh giá là địa bàn đắt đỏ nhất thế giới.
Trước lễ khai mạc khánh thành trụ sở, điệu múa lân với những chuyển động nhịp nhàng, cử động hợp nhất, theo tiếng trống lúc khoan lúc nhặt, lúc dồn dập như thác lũ tràn về, lúc nhẹ nhàng như mây bay gió thoảng, nhằm cầu cho mưa nắng thuận hòa, thanh bình, tài lộc cho mọi người Việt Nam trên đất Thụy Sĩ.
Trong tiếng cồng chiêng, những đàn chim bồ câu được thả chào mừng trụ sở ngoại giao mới tại một thành phố quốc tế thanh bình với mong muốn Việt Nam luôn được sống mãi trong hòa bình sau những năm tháng trải qua các cuộc chiến tranh của thế kỷ trước./.
Theo Tố Uyên
Theo_VOV
Người lao động nước nào hưởng lương cao nhất thế giới?
Người lao động Thụy Sĩ nhận lương cao hơn bất cứ nhân viên nào khác trên toàn cầu. Trong khi đó, người châu Á có số giờ làm nhiều nhất thế giới và nếu muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bạn nên đến thủ đô Paris (Pháp), nơi người dân chỉ làm có 35 giờ/tuần.
Thay đổi trong tỷ giá hối đoái khiến giá cả sinh hoạt và mức lương ở Thụy Sĩ tăng đáng kể - Ảnh: Shutterstock
Theo CNBC, báo cáo mới nhất về giá cả sinh hoạt, lương bổng và sức mua của người tiêu dùng tại 71 thành phố lớn trên thế giới mà ngân hàng UBS vừa công bố tiết lộ một số chi tiết thú vị.
Công nhân viên Thụy Sĩ được trả nhiều tiền nhất thế giới, giữa lúc chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn nước này tăng đến chóng mặt sau khi Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) can thiệp mạnh vào tiền tệ trong năm nay. Vừa qua, SNB loại bỏ chiếc neo trong tỷ giá hối đoái, để đồng euro được giao dịch ở mức 1 EUR ngang giá 1,2 franc Thụy sĩ.
Người lao động ở thành phố Zurich và Geneva nhận mức lương gộp trung bình cao gấp 19 lần so với công nhân viên tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Kiev của Ukraine và Nairobi của Kenya.
Chi phí hàng hóa, dịch vụ ở các thành phố của Thụy Sĩ được mệnh danh là trung tâm tài chính toàn cầu như Zurich, Geneva rất đắt đỏ. Trong khi đó, khi nhắc đến phí thuê nhà, thành phố New York (Mỹ) đứng đầu thế giới.
Sau các thành phố Thụy Sĩ, lần lượt các nước và thành phố Luxembourg, New York, Miami (Mỹ), Copenhagen (Đan Mạch) và Sydney (Úc) có mức lương bổng thuộc hàng top.
Đối với người lao động muốn kiếm tìm sự cân bằng tốt nhất giữa công việc và cuộc sống, báo cáo gợi ý họ nên đến thủ đô Paris (Pháp). Người lao động tại Paris làm việc khoảng 1.600 giờ mỗi năm và được hưởng 29 ngày nghỉ phép có hưởng lương.
Trong khi đó, người lao động tại 19 thành phố, đa phần nằm ở châu Á và Trung Đông, lại làm việc trên 2.000 giờ/năm. Người dân ở Hồng Kông (Trung Quốc) làm nhiều hơn cư dân Paris đến 1.000 giờ, điều này có nghĩa là mỗi ngày, họ làm nhiều hơn 4 giờ so với người Pháp.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron đã và đang thực hiện các nỗ lực nhằm thúc đẩy doanh nghiệp linh hoạt hơn, gia tăng số giờ làm việc của nhân công. Sau khi một bộ luật được ban hành vào năm 2000, người Pháp chỉ còn phải làm việc 35 giờ mỗi tuần.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Hàng nghìn nông dân biểu tình bạo lực ở Brussels Hàng nghìn nông dân biểu tình bạo lực ở Brussels, Bỉ, ngày 7/9 để phản đối chính sách nông nghiệp của Liên minh Châu Âu. Tình trạng giá lương thực thực phẩm giảm, đặc biệt đối với sữa và thịt lợn, khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn. Họ kéo đến trụ sở Ủy ban Châu Âu (EC) tại thủ đô Brussels...