Cố đô Lam Kinh nhìn từ trên cao
Nằm cách Hà Nội 150 km, kinh thành thứ hai của nhà Hậu Lê nằm giữa một vùng cây cối xanh tươi, rộng lớn gồm miếu, lăng và một hành cung của vua chúa.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh rộng 200 ha (nằm trên địa phận huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) là nơi người anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, chọn nơi đây làm kinh thành thứ 2 có tên gọi Lam Kinh, hay Tây Kinh. Đây là nơi phát tích của dòng họ đế vương đã có công bình Ngô giữ nước. Ít ở nơi nào lại có hai vua như Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trước là vua Lê Hoàn (thời Tiền Lê) và sau đó là Lê Lợi (thời Hậu Lê).
Do những biến cố của lịch sử và thời gian, nhiều lăng tẩm, di tích tại Lam Kinh bị hư hại hoàn toàn. Những năm gần đây, UBND tỉnh Thanh Hóa bắt đầu xây dựng lại khu di tích dựa trên những nền móng sau một thời gian khai quật, khảo cổ. Vào thành điện Lam Kinh, du khách đi qua cầu Bạch mà xưa kia có tên gọi là cầu Tiên Loan Kiều được làm theo kiểu dáng thượng gia hạ kiều (trên nhà, dưới cầu) bắc trên sông Ngọc.
Giếng ngọc được dựng lên tại lối vào khu chính điện. Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực.
Con đường xanh mát với cây cối xum xuê dẫn vào cổng Ngọ môn.
Từ cổng Ngọ môn, du khách thấy sân rồng rộng gần 4.000 m2. Bên phải là cây đa thị đã cóhàng trăm năm, vươn mình tỏa bóng mát.
Video đang HOT
Nối giữa sân rồng và chính điện là thềm rồng, gồm 9 bậc với hai đôi rồng đá đặc trưng của rồng thời Lê. Phía sau điện Lam Kinh, Thái miếu chạy theo hình vòng cung ôm lấy khu chính điện.
Khu nhà Thái miếu và chính điện đồ sộ nhìn từ trên cao. Các công trình kiến trúc khác là nhà tả vu và hữu vu hai bên sân rồng. Phía đông chính điện là khu ở của quan và quân lính khi xưa trông coi khu kinh thành. Hiện nay các khu di tích này vẫ được phục dựng dựa trên những nền móng có từ thời hậu Lê.
Theo các nhà sử học, vương triều Lê có hai thái miếu, ở Thăng Long và ở Lam Kinh. Lam Kinh là thái miếu gốc, nên hàng năm các vua Lê đều phải hành hương về tế lễ và bái yết tổ tiên.
Những họa tiết hoa văn được chạm khắc lại theo đúng nguyên bản. Đây là biểu tượng cho sự đồ sộ và phát triển thịnh vượng, có chiều sâu của Lam Kinh cách đây gần 600 năm.
Cách quần thể thái miếu, chính điện 50 m là lăng vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng. Vĩnh Lăng được chọn đặt trên một thế đất rất đẹp, phía trước có minh đường rộng rãi và tiền án là núi Chúa, phía sau có gối tựa là núi Dầu, hai bên tả, hữu có hai dãy núi tạo thế hổ phục long chầu. Trước lăng có hai hàng tượng quan hầu và tượng các linh vật (gồm bốn cặp ngựa, nghê, tê giác, cọp) tạc bằng đá để trấn trạch. Giữa hai hàng tượng chầu vào là một lối đi rộng hơn hai mét gọi là thần đạo.
Ở đây có bia Vĩnh Lăng, một trong những tấm bia lớn nhất cả nước, được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia mô tả ngắn gọn, cô đọng gia tộc, thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn.
Nhà bia được dựng lại năm 1961. Nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80 m. Nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột. Trong sách Mỹ thuật thời Lê, các nhà nghiên cứu nhận định: “Nghệ thuật điêu khắc thời Lê tinh tế, mềm mại, nhưng chắc khỏe trong nghệ thuật và hình thái biểu hiện. Các hoa văn được biểu hiện trên tác phẩm điêu khắc uyển chuyển, hài hòa mà bia Vĩnh Lăng là một trong những điển hình trọn vẹn nhất”.
Khuôn viên rộng lớn rợp bóng cây xanh của Lam Kinh, Thanh Hóa. Từ Hà Nội, du khách đi dọc đường Hồ Chí Minh, đến địa phận huyện Thọ Xuân, rẽ trái qua cầu Lam Kinh bắc qua sông Chu là đã về với Lam Kinh.
Theo Zing
Khu rừng ma quái và lãng mạn trên đỉnh Pu Ta Leng
Chúng tôi đã phải đối diện nỗi sợ bầy sâu róm chỉ chực từ trên cây đu xuống bu lấy người, với muỗi, bọ bay bám như sam.
Hành trình đi xuyên qua cánh rừng nguyên sinh hiếm hoi còn lại của Việt Nam với thảm thực vật đa dạng, rêu và địa y phủ gần như kín các thân cây cổ thụ đến cả những tảng đá. Qua những đoạn suối trong vắt róc rách chảy, rừng trúc thâm u, những gốc cây đỗ quyên cao nghều thả xuống cả thảm hoa rực rỡ và êm ái, qua những con dốc liên tiếp vắt kiệt sức người đi... và qua đủ mọi cung bậc cảm xúc suốt chặng hành trình..., tôi đã đặt chân đến đỉnh núi mơ ước Pu Ta Leng.
Pu Ta Leng - "nóc nhà thứ hai của Đông Dương" - cao 3.049 m (chỉ sau đỉnh Fansipan cao 3.143 m). Đỉnh núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Tả Lèng, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Dòng suối thơ mộng giữa rừng già. Ảnh: Xuân Mai.
Những nỗi sợ "sởn gai ốc"
Chọn đi đúng vào mùa hoa đỗ quyên nở rộ, đoàn chúng tôi đã lên kế hoạch từ trước đó cả tháng và háo hức đợi ngày lên đường. Theo thông tin được chia sẻ trên các trang báo mạng và diễn đàn, đây là cung đường mang lại nhiều cảm xúc và trải nghiệm, mặc dù khó nhằn với dân leo núi.
Lịch trình 5 ngày 4 đêm (2 đêm trên xe khách, 2 đêm ngủ rừng) giống như các đoàn đã đi trước đó. Tối thứ năm, đoàn lên xe khách đi Lai Châu, đến sáng sớm thứ hai có mặt Hà Nội.
Theo chân chàng trai người Dao tên A Páo từ bản Phô, xã Hồ Thầu khởi hành vào 6 giờ sáng, chúng tôi men theo con kênh dẫn nước với những triền hoa dại ven đường, thi thoảng gặp vài đoạn suối có những tảng đá to như trâu mộng, thậm chí như chiếc xe tải chắn lối.
Sau lán thảo quả đầu tiên rẽ trái, quãng đường thử thách đầy khó khăn mới thực sự bắt đầu. Từ đây cho đến độ cao 2.900 m liên tiếp dốc thẳng đứng, những con dốc đã vắt kiệt sức lực của tôi và một người bạn trong nhóm. Chúng tôi đã phải đối diện nỗi sợ bầy sâu róm chỉ chực từ trên cây đu xuống bu lấy người, với muỗi, bọ bay bám như sam, mùa mưa còn phải cảnh giác với lũ vắt hút máu rất ngọt ẩn nấp đầy ven đường - những nỗi sợ mà nghĩ đến thôi cũng sởn hết gai ốc.
Gốc cây tự nhiên có tạo hình đầy chất nghệ thuật. Ảnh: Đức Cương.
Trên đường, tôi bị thu hút nhiều nhất tới những gốc cây cổ thụ đủ hình thù kỳ quái, gốc thì như hang trú ẩn thời chiến, gốc tạo hình như con tê giác khổng lồ, gốc lại như gương mặt biến dạng...Tất cả giống như những tác phẩm điêu khắc của tự nhiên.
Chuyến đi lần này, đeo balo nặng hơn 10 kg trên lưng, tôi hơi sốc vì quá sức (mọi lần chỉ khoảng 6-7 kg) nên thường xuyên "chốt đoàn" và phải bò bằng cả tứ chi qua mỗi con dốc. Nhưng bù lại, không như leo Tà Chì Nhù trọc lông lốc, nắng nóng vỡ đầu, Pu Ta Leng vỗ về chúng tôi bằng những tán cây xanh mướt mắt, không khí mát mẻ, thi thoảng lại dừng chân nghỉ bên dòng suối rì rào có những cánh hoa rừng rơi rơi thơ mộng.
Đêm đông giữa hè
Sau 10 tiếng leo dốc xuyên rừng, khoảng 16h, chúng tôi tới điểm nghỉ ở độ cao 2.400 m, chia nhau kiếm củi, làm gà, nấu cơm... Nếu hầu hết các cung khác phải mang theo lều, Pu Ta Leng có sẵn lán của người Mông. Mới đây, hai gia đình "porter" A Páo và A Thành còn kết hợp dựng thêm lán mới đủ sức chứa 20 người, tổ chức "khánh thành" đúng hôm đoàn chúng tôi lên.
Đêm rằm trong rừng sáng vằng vặc. Mặt trăng to tròn như cái đĩa, lơ lửng trên ngọn cây, vươn những cánh tay nghều ngào đủ hình thù in bóng đen lên nền trời đêm thăm thẳm. Cả không gian tĩnh lặng như tờ, chỉ có tiếng gió rít qua kẽ lán, nghe rờn rợn.
Riêng với núi, cứ lên 1.000 m, nhiệt độ giảm 10 độ. Khi Hà Nội đang 30 độ C, chúng tôi lại đang run cầm cập trong cái lạnh 6,3 độ C. Chủ quan không mang áo rét, dù chui vào túi ngủ từ 20h và đã uống vài ngụm rượu cho ấm bụng, tôi hầu như không ngủ được vì lạnh.
Cả đêm tôi nằm nghe tiếng củi tí tách cháy, nghe tiếng ngáy đều đều của người bạn đồng hành lán bên, trở mình trằn trọc rồi ngửi mùi khói cay xè mắt mũi... 3 rưỡi sáng, tôi đã lồm cồm bò dậy. Các thành viên í ới gọi nhau ra suối đánh răng rửa mặt rồi ăn tạm bát mì tôm và lên đường.
Ngoài trời tối đen như mực, chúng tôi phải rọi đèn pin, nối gót nhau qua suối rêu trơn trượt, "tráng miệng" bằng những con dốc cao liên tiếp còn lại để leo nốt hơn 600 m mới đặt chân tới đỉnh (dự kiến đi mất 3 tiếng). Chúng tôi nói vui, lần này được vào rừng làm khỉ, vì muốn theo lối mòn dốc phải dùng tay đu bám vào cành cây mà lên.
Hơn 3.000m độ cao tương đương với khoảng 1.000 tầng nhà. Vậy là cả chặng đường, chúng tôi phải gùi balo hành quân cả ngàn tầng. Một phép tính đơn giản mà chặng đường sao quá gian nan...
Theo Zing
7 hang động nổi tiếng thế giới của Việt Nam Động Hương Tích, động Tam Cốc, hang Đầu Gỗ... luôn khiến du khách phải trầm trồ với thạch nhũ nhiều màu sắc, hình dáng. Động Hương Tích thuộc khu du lịch quốc gia Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Tháng 3/1770, Chúa Trịnh Sâm sau khi tham quan đã đặt tên cho động là "Nam Thiên đệ nhất động". Ảnh: Mytour. Trong...