Cố đổ đầy cho bình xăng xe ôtô có thể gây hại chứ không lợi
Nhiều người có tâm lý cố đổ thật đầy cho bình xăng xe ôtô để đi được lâu hơn hoặc cho tròn tiền nhưng không biết rằng điều này có thể gây hại.
Trong thời gian vừa qua, tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam đã xảy ra tình trạng hàng loạt cây xăng tạm thời đóng cửa hoặc chỉ phục vụ trong thời gian giới hạn thay vì cả ngày như trước. Điều này khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi đi đổ xăng. Có người phải đi lòng vòng cả quãng đường dài chỉ để tìm cây xăng còn mở.
Khi tìm thấy cây xăng hoạt động thì lại phải xếp hàng và chờ rất lâu mới đến lượt mình. Chính vì thế, nhiều người sẽ có tâm lý cố đổ đầy bình xăng xe ôtô để đi được lâu hơn hoặc cho tròn tiền. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cố đổ quá đầy cho bình xăng của xe không phải là thói quen tốt và có thể gây hại vì những lý do sau.
Nhiều người có tâm lý cố đổ thật đầy cho bình xăng xe ôtô để đi được lâu hơn hoặc cho tròn tiền nhưng không biết rằng điều này có thể gây hại. Những lý do không nên cố đổ quá đầy cho bình xăng của xe
Có thể làm hỏng xe
Theo ý kiến của các chuyên gia, việc xe ôtô quá đầy xăng có thể làm hỏng hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu. Đây là hệ thống được thiết kế để giảm khí độc hại thoát ra ngoài môi trường trong quá trình đổ xăng. Đồng thời, hệ thống này còn có tác dụng kiểm soát hơi xăng của xe. Theo nhà cung cấp phụ kiện ôtô Eaton, hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu có thể giúp giảm 95% tình trạng ô nhiễm các hợp chất hydrocarbon trong quá trình đổ xăng.
Nếu cố đổ thêm cho bình xăng, ngay cả khi cò bơm xăng đã ngắt, bạn sẽ lấy đi không gian cho xăng giãn nở trong bình. Hậu quả là xăng có thể lọt vào bầu lọc than hoạt tính vốn chỉ được thiết kế dành cho hợp chất dạng hơi. Xăng lọt vào hệ thống có thể ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của ô tô và làm hỏng cả động cơ.
Chi phí thay bầu lọc than hoạt tính đương nhiên không rẻ chút nào và thậm chí có thể dẫn đến những hư hỏng tốn kém hơn nữa.
Gây lãng phí tiền bạc
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA, các cây xăng cũng có hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu. Khi bình xăng được đổ quá đầy, cả hơi xăng và xăng sẽ bị vòi bơm hút ngược lại vào bồn chứa của cây xăng để ngăn hơi nhiên liệu thoát ra ngoài môi trường. Nói cách khác, bạn sẽ phải trả tiền cho lượng xăng bị hút ngược lại bồn chứa, gây lãng phí.
Ngoài ra, quá trình trên cũng có thể làm hỏng hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu của cây xăng.
Video đang HOT
Sơ đồ về nhiên liệu bay hơi trong quá trình đổ xăng.
Gây hại cho môi trường và sức khỏe con người
Khi cố đổ quá đầy cho bình xăng, lượng xăng tràn ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sức khỏe con người. Nếu hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu trên xe của bạn bị hỏng, khí độc hại sẽ bị thải ra môi trường, tạo ra những tác động tiêu cực.
Theo EPA, xăng tràn ra khỏi bình nhiên liệu có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số chất lượng không khí. Do đó, hãy nhớ đừng đổ quá đầy cho bình xăng của xe.
Bình xăng còn bao nhiêu thì nên đổ thêm?
Không ít người có thói quen chỉ đổ xăng khi kim chạm đến vạch đỏ hoặc vạch E trên đồng hồ báo xăng. Tuy nhiên, theo phần lớn các chuyên gia, bạn nên đổ thêm khi lượng xăng trong bình nằm ở mức giữa 1/2 bình và 1/4 bình. Nói cách khác, bạn không nên để lượng xăng trong bình tụt xuống dưới mức 1/4 bình rồi mới đổ.
Không nên để bình xăng cạn kiệt rồi mới đổ
Với những mẫu xe đời cũ, bình xăng thường được làm từ kim loại và có xu hướng bị gỉ theo thời gian. Nếu lượng xăng cạn dưới mức 1/4 bình, bơm nhiên liệu có thể hút chất cặn gỉ trong bình xăng lên và chuyển tới động cơ. Ngoài nguy cơ làm hỏng bơm xăng, những chất cặn này có thể gây tắc ống nhiên liệu và lọc nhiên liệu, ảnh hưởng đến động cơ. Ngày nay, bình xăng trên những mẫu xe đời mới thường được làm từ nhựa chống thấm nên loại được nguy cơ bị gỉ. Tuy nhiên, xăng chất lượng kém vẫn có thể tạo ra cặn bẩn bên trong bình xăng.
Một nguy cơ nữa khi bạn để lượng xăng trong bình thấp hơn 1/4 bình, đó là hỏng bơm nhiên liệu. Ở xe hiện đại, bơm xăng được đặt bên trong động cơ và được làm mát bằng chính nhiên liệu. Khi lượng xăng trong bình xuống quá thấp, bơm nhiên liệu sẽ bắt đầu hút khí và sinh nhiệt. Nhiệt độ tăng cao có thể khiến bơm xăng bị mòn nhanh hơn bình thường hoặc bị hỏng. Với xe đời cũ, bơm nhiên liệu không gặp phải vấn đề này vì được đặt ở bên ngoài bình xăng và không dựa vào nhiên liệu để làm mát.
Nên đổ xăng vào thời điểm nào trong ngày?
Vì tính chất giãn nở của xăng nên người ta thường khuyên nhau đi đổ xăng vào thời điểm mát nhất trong ngày như sáng sớm hoặc tối muộn để được lợi hơn. Trên lý thuyết, nhiên liệu sẽ nở ra và loãng hơn khi nhiệt độ tăng lên. Nếu đổ xăng vào sáng sớm hoặc đêm muộn, xăng sẽ đặc hơn và người mua sẽ nhận được lượng xăng nhiều hơn với cùng một số tiền.
Tuy nhiên, trên thực tế, xăng, dầu thường được dự trữ trong bồn nằm dưới mặt đất nên không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài. Do đó, việc đi đổ xăng vào sáng sớm hay đêm muộn không giúp ích quá nhiều cho người mua. Thay vì chọn thời điểm trong ngày, hãy đổ thêm trước khi lượng xăng trong bình xuống mức dưới 1/4 bình.
Những chi tiết nhỏ vô cùng hữu ích trên ôtô có thể bạn chưa biết?
Trên xe ôtô có rất nhiều chi tiết mà người dùng chưa chắc đã biết hết được. Trong đó, phải kể đến khe lưới nhỏ trên bảng táp-lô, lẫy dưới gương chiếu hậu trong hay nút Shift lock gần cần số.
Khe lưới nhỏ khu vực táp lô
Khe lưới trên táp lô - chi tiết nhỏ trên ôtô này khiến nhiều người tưởng đây là thiết bị thu âm thanh, cửa gió điều hòa,... Tuy nhiên, đây chính là vị trí đặt cảm biến nhiệt độ bên trong khoang lái ô tô, giúp hệ thống điều hòa làm mát đúng với nhiệt độ thực tế.
Cảm biến nhiệt độ trong xe là một điện trở lắp trong bảng táp-lô, có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí từ trong xe ra, mục đích là để phát hiện ra mức nhiệt độ trung bình bên trong xe. Sau đó, tín hiệu được gửi đến ECU của điều hòa, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ điều chỉnh điều hòa tự động làm mát đúng với nhiệt độ thực tế của nó.
Khe nhỏ này là vị trí đặt cảm biến nhiệt độ bên trong xe.
Ngoài ra, khe nhỏ được thiết kế ở gần cột A có hướng chéo ra ngoài, còn bị nhầm lẫn với cửa gió điều hòa. Trên thực tế, chúng có tác dụng thông hơi, sấy kính, giúp lái xe quan sát dễ hơn trong thời tiết ẩm, kính bị mờ.
Khe nhỏ đặt gần cột A này thật ra là dùng để sấy kính cho ôtô.
Lẫy phía sau gương chiếu hậu trong xe
Nhà sản xuất ôtô thêm 1 lẫy nhỏ sau gương chiếu hậu bên trong. Mục đích của chúng là chống chói, giúp đảm bảo tầm quan sát của lái xe, khi dùng thì bạn chỉ cần gạt lẫy xuống là được.
Lẫy sau gương chiếu hậu trong có tác dụng điều chỉnh tầm quan sát, giúp chống chói.
Nắp che móc kéo xe cứu hộ
Móc cứu hộ thường được dùng trong những khẩn cấp. Chi tiết này được che giấu khéo léo bằng một nắp đậy, chúng hay được tìm thấy ở cản trước.
Nắp che móc xe cứu hộ được thiết kế khá kỹ ở trước cản xe.
Chốt mở khóa hộp số tự động (Shift Lock)
Shift Lock thường được đặt gần cần số hoặc trên trục vô lăng của dòng xe số tự động. Chúng có tác dụng mở khóa cần số ôtô. Chốt này có vai trò về mo (N) trong các trường hợp khẩn cấp mà máy không nổ được. Ví dụ như kẹt hộp số, xe hết điện hoàn toàn, xe bị ngập,...
Để sử dụng, các tài xế cần đến một dụng cụ mỏng, cứng để cạy nắp đậy, sau đó nhấn vào nút kích hoạt.
Để mở chốt này, tài xế dùng chìa khóa hoặc một vật cứng có kích thước phù hợp rồi nhấn vào lẫy mở khóa, sau đó cần số có thể về số N. Trên một số xe sẽ có nắp đậy để tăng tính thẩm mỹ. Một số xe cao cấp không có nút Shift Lock này.
Xe ôtô vỏ mỏng có kém an toàn hơn vỏ dày, cứng? Liệu vỏ ôtô mỏng có kém an toàn hơn vỏ xe dày và là 'đồ rởm' như nhiều người nghĩ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Phần lớn các hãng xe ôtô Nhật, Hàn tại Việt Nam đều có vỏ xe mỏng hơn các hãng xe của Đức, Mỹ hay các nước Châu Âu. Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng,...