Cố đi xin được một đứa con, giờ tôi lại bị cha bé đòi lại..
Sau nhiều năm làm mẹ đơn thân, người đàn ông đó quay lại xin được đón con về nuôi. Nhiều người khuyên tôi nên trả con cho bố vì tôi “thân không mang nổi mình ốc”…
Khi tôi có bầu cả làng xì xèo bàn tán, người thương thì ít, kẻ trách cứ thì nhiều. Họ nói tôi đi lại không xong lại còn muốn chửa với đẻ, kẻ ác mồm còn quở “chân cẳng thế kia chắc gì đã đẻ được, mà đẻ ra liệu có thành người không?”…
Cách đây nhiều năm, một cơn sốt cao đã khiến tôi đã trở thành một người tật nguyền, teo một bên chân không thể đi lại được. Cứ thế từ năm mười hai tuổi, tôi đã phải vượt qua những nỗi đau về thể xác và tinh thần, thích ứng dần với cuộc sống đầy rẫy khó khăn, coi chiếc nạng gỗ là vật bất li thân.
Tôi phải bỏ học giữa chừng phần vì gia đình khó khăn, mẹ lại qua đời, để lại hai cha con lóc cóc cảnh con gà trống nuôi nhau. Tuổi thanh xuân của tôi cứ âm thồi trôi qua như chiếc bóng, lầm lũi ngày ngày dưới ngôi nhà cũ nát của hai cha con. Để lo cuộc sống tôi đi học thêm một khóa học về may vá rồi mở một cái quán nho nhỏ sửa chữa quần áo. Khi thanh xuân, tôi cũng có vài người thinh thích nhưng tình cảm không đủ để họ vượt qua sự dèm pha.
Tôi sợ con tôi sẽ oán hận khi phải sống với bà mẹ tật nguyền.
Lúc 34 tuổi, nghe lời bố động viên, tôi đã quyết định mạnh dạn xin một đứa con để nuôi. Cha của con tôi là một lái xe đường dài, đã có vợ, chúng tôi gặp nhau trong một lần xe anh gặp sự cố, anh vào xin trọ nhà tôi qua đêm.
Video đang HOT
Dù hành xóm, họ hàng đều nói những lời khó nghe nhưng tôi vẫn hạnh phúc khi mầm sống bé bỏng lớn lên từng ngày. May mắn, tôi mẹ tròn con vuông, con tôi – một bé gái xinh xắn, trắng trẻo, lành lặn đã chào đời. Bố tôi tuy tuổi cao nhưng vẫn lọ mọ chăm con, chăm cháu. Cứ như thế, bé An (- cái tên tôi đặt cho con với mong cuộc đời của con sẽ bình an mãi mãi) lớn lên từng ngày.
Rồi một ngày, người đàn ông năm xưa trở lại, anh ta muốn nhận con và mang nó về nhà chăm sóc. Anh ta kể, anh đang lục đục với vợ, vợ anh muốn li hôn và giành quyền nuôi hai đứa con trai. Đó cũng là lý do anh đi tìm con gái tôi. Tôi đã một mực từ chối và cầu xin anh đừng làm phiền cuộc sống của mẹ con tôi nhưng anh ta vẫn tìm mọi cách gặp con gái.
Bé An còn nhỏ chưa hiểu sự việc, từ bé đến giờ chưa được cảm nhận tình yêu thương của bố nên rất vui vẻ. Cháu nhận được quà bánh của bố thì càng hân hoan. Nghe cháu khoe: “Mẹ ơi con có bố rồi, hôm nay bố đến trường thăm con đấy, con không phải là con hoang nữa rồi mẹ ơi” mà lòng tôi đau như cắt. Từng lời của đứa con 6 tuổi như dao cứa vào tim tôi rỉ máu.
Trong lúc đầu óc bộn bề, có người khuyên tôi nên trả bé An về với bố nó để bố nó chăm sóc được chu đáo và đầy đủ. Mẹ tật nguyền sẽ khiến con cái bị dèm pha. Con gái tôi sau này sẽ lấy chồng nếu ở với mẹ tật nguyền thì sẽ nhiều người “ngại”. Lại có người khuyên tôi nên kiếm “thằng cu” chứ con gái sau này lấy chồng sẽ không trông nom mình khi về già.
Tâm trạng tôi thực sự rối bời như tơ vò. Nếu tôi anh ta đến gặp con không được, mà cứ thế này có lẽ tôi mất con. Tôi cũng sợ con sẽ trách móc tôi khi để cháu sống với bà mẹ tật nguyền. Liệu tôi có nên đi kiếm mụn con trai để làm chỗ dựa khi về già hay không?
Theo Dân Việt
Này cánh đàn ông, các anh đã làm đúng vai trò của mình chưa?
Đàn bà mang thai 9 tháng 10 ngày, 40 tuần vất vả, 40 tuần chịu đựng một mình mà đứa con sinh ra cứ nghiễm nhiên mang họ bố, cứ mặc định là thờ cúng nhà nội là sao?
Mang thai mấy tháng đầu thì lo lắng biết bao nhiêu thứ, vừa mừng vừa lo. Nghiên cứu sách báo, search nát cái google từng thứ nên ăn không nên ăn, từng sự phát triển qua từng tuần của con. Đàn ông được mấy ông làm đc thế? Bầu bí là bắt đầu nghén ngẩm, cái cảm giác ngửi thấy cái mùi cũng buồn nôn, ăn vào mồm 2 trước thì 2 sau đã nằm gọn trong bồn cầu. Rồi lại cố ăn vì sợ không ăn thì con nó lấy gì mà lớn. Ăn uống nó cũng như cái cực hình ý.
Rồi lúc đi siêu âm! Tâm lý lắm, lo lắng đủ thứ, nhìn mặt bác sĩ xem thái độ như nào. Bác sĩ chưa kịp nói gì đã hỏi: "con em bình thường chứ ạ, nó có bé không ạ". Nói thì bảo gở mồm chứ chỉ mong con phát triển bình thường, đầy đủ. Lo toàn thứ không đâu , nghiên cứu cho nhiều thì lại càng lo nhiều. Rồi bầu to dần lên, chèn ép đủ các bộ phận. Đêm nhiều khi đi vệ sinh đến 3 đến 4 lần.
Đau xương sườn, đau lưng, đau ngực, đau phổi, đau xương mu, chân đứng lâu một tí thì nhói nhói râm ran khó chịu. Tử cung to lên thì chèn đủ các thể loại dây chằng làm mẹ cứ đau nhói đến đau âm ỉ từng bộ phận một. Nằm ngửa thì không thở được, nằm nghiêng thì phải chọn cho đúng tư thế để Bạn và 315 người bạn khác thích nội dung này
. Đêm nhiều khi 3 đến 4 giờ sáng vẫn chẳng ngủ được vì đau đủ thứ trên người, còn chồng thì vẫn có thể ngủ ngon lành. Ơ kìa, rõ ràng bao nhiêu đau đớn là đàn bà chúng tôi chịu hết mà! Có nói với chồng là: "Chồng ơi vợ đau nọ đau kia". Thì may ra cũng chỉ nhận được vài câu : "thương vợ thương vợ". Chưa kể nhiều thằng cục súc còn cằn nhằn: "kêu gì kêu lắm thế, chắc chỉ một mình cô mang bầu". Ờ đm, bầu đi rồi thấm.
Bầu đi mới thấm được hiểu chưa. Rồi đến lúc đi siêu âm về, con bé hay con bị sao thì cả nội cả ngoại cả chồng sẽ cứ dồn hết lên con mẹ. Nào là : "ăn uống không cẩn thận để con bé", nào là "thức khuya cho lắm vào để con bé". Chả có con mẹ nào muốn con mình bé cả, ok? Cái gì cũng dồn lên con mẹ nhưng thử hỏi có ai nghĩ xem tâm trạng người mẹ như nào không? Mẹ có bị stress hay trầm cảm trước khi sinh không?
Mẹ có hay khóc hay tủi thân không? Đâu cứ phải chỉ có mỗi chuyện ăn ngủ ảnh hưởng đến đứa bé đâu. Lúc bầu bí tâm lý thay đổi, nhiều khi chỉ là chuyện rất nhỏ cũng khóc lóc suy nghĩ tiêu cực rồi. Đàn bà nói cho cùng thiệt thòi lắm, lúc bầu bí còn tủi thân gấp nhiều lần. Cơ thể béo ra, bụng rạn, đùi rạn, ngực rạn, xấu xí. Tự nhìn vào gương tự chả muốn nhìn bản thân mình. Biết là béo, biết là xấu nhưng vì con vẫn dám hy sinh hết. Ăn thật tốt , không mĩ phẩm, không làm đẹp , không ăn không uống bất cứ cái gì làm ảnh hưởng đến con mặc dù thèm đến không ngủ được, nhìn bụng rạn bụng to cũng ngán ngẩm nhưng con tăng cần đều là thấy may mắn lắm rồi! Đấy, đàn ông các anh góp được cái gì vào sự phát triển của đứa bé?
Xời, đừng nói không có tôi thì không có con - ngân hàng tinh trùng đầy ra đấy, ok? Các anh chỉ có thể giúp vợ một việc duy nhất là quan tâm, an ủi, chăm sóc vợ thôi. Để vợ không phải buồn, không phải tủi đã là tốt lắm rồi. Đi đâu, làm gì thì nghĩ đến vợ con đừng để con bầu phải chờ cơm hay ngóng chồng về. Về đến nhà hỏi han quan tâm 2 mẹ con tí là chúng tôi yên lòng rồi. Mấy chuyện đơn giản đó mà các anh không làm được thì có tư cách gì làm Bố. lấy được chồng biết yêu thương biết nghĩ cho vợ con thì coi như an ủi được phần nào.
Các anh có vác cái bụng bầu hộ được đâu, có biết cảm giác đau chỗ nọ chỗ kia không lật được người đâu, có bao giờ bỏ thời gian ra để nghiên cứu tất cả các thông tin về phụ nữ khi mang thai và sự phát triển của đứa bé mặc dù trong tay vẫn là cái smartphone luôn có sẵn google! Đến việc con các anh đẻ ra sẽ dài bao nhiêu cm tôi cũng dám chắc chả mấy anh tìm hiểu. Cũng chẳng bao giờ biết đến những cái bệnh như Tiền sản giật hay tiểu đường thai kì là gì? Có những người thai kì diễn ra rất nhẹ nhàng khoẻ mạnh nhưng cũng có những chị em phải nằm trong bệnh viện theo dõi từng nhịp tim của con, huyết áp của mẹ, tiểu ra đạm gây suy thận nguy hiểm cả tính mạng.
Cũng có người cả thời gian bầu bí nằm treo chân để giữ em bé ngoan ngoãn trong bụng? Mấy anh tìm hiểu những điều đó để thương để lo cho vợ mình? Các anh lại càng chẳng thể thay vợ đi đẻ. Người ta nói : "chửa cửa mả ". Người phụ nữ khi sinh đẻ cũng nguy hiểm đến tính mạng để sinh ra đứa bé chứ đâu phải con các anh tự biết chui ra được? Phụ nữ đánh cược cả tính mạng, hy sinh cả sức khoẻ nhan sắc, 1 phần tuổi trẻ để sinh ra 1 đứa con. Không đối xử tốt với cô ấy thì anh định đối xử tốt với ai? Nói cho cùng tôi vẫn không hiểu sao chịu đựng tất cả thiệt thòi, đau đớn, rồi đứa con mình sinh ra vẫn không mang họ mình?
Các em các bạn và các chị chưa chồng con thì nói hay thôi ạ. Chưa trải qua thì chưa thấm. Hên xui lấy đc chồng tốt thì bầu bí sinh nở còn được đỡ đần an ủi. Còn không thì hờn tủi chứ chẳng phải cứ nghĩ : "Ôi zào , tao làm mẹ đơn thân". Chả con nào thích làm mẹ đơn thân đâu trừ khi tình huống bất khả kháng. Chứ cứ đang và đã mang bầu mới hiểu đc. Mang trong mình 1 đứa bé chẳng phải chuyện dễ dàng đâu. Giữ gìn đứa bé khoẻ mạnh trong bụng mẹ cũng là bao nhiêu lo lắng vất vả của người mẹ.
Nên chồng ơi , anh cứ lệch sóng em đi! Ngày nào cũng nhìn bụng vợ , tâm sự với con : - Bố khổ lắm. Ừ. Bố biết rồi. Mẹ mày quái thai lắm. Bố khổ lắm con ạ! Thì phải chịu khổ, chịu bị hành 1 tí thì tôi còn cảm thấy được an ủi khi con tôi mang họ của anh , nhá! Tôi không bao giờ phủ nhận sự quan trọng của người Bố. Tôi chỉ viết ra để đàn ông có cái nhìn cảm thông cho người vợ thôi.
Con có khoẻ không , sau này tính cách con ra sao phụ thuộc vào sức khoẻ và tâm trạng mẹ lúc này. Mà người quan trọng tác động đến mẹ nhất chính là Người Bố. Đừng để vợ mình buồn tủi hay không chăm sóc vợ để làm ảnh hưởng đến con. Thế đã được coi là anh hoàn thành trách nhiệm của 1 người Cha rồi.
ST
Liều ra đường kiếm đứa con để rồi 9 tháng sau hạnh phúc mỉm cười Thế nhưng ngay khi được chuyển ra khỏi phòng sinh, tôi đã sốc thật sự khi thấy người đàn ông đó đang bồng đứa con mình... Ông... sao ông lại ở đây ? (Ảnh minh họa) Nhan sắc không phải quá xấu nhưng số tôi lận đận tình duyên nên qua 3 mối tình đều chẳng đi tới đâu cả. Năm đó đã...