Có dễ thu hồi 3,5 triệu USD của Phan Sào Nam “cất giấu” ở Singapore?
Việc thu hồi 3,5 triệu USD ở Singapore của Phan Sào Nam – cầm đầu đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng internet sẽ được thực hiện tương tự vụ Giang Kim Đạt- nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin năm 2015.
Phan Sào Nam đã cất giấu một số tiền rất lớn ở nước ngoài.
Liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia, vừa qua Bộ Công an đã ra thông báo cho biết số tiền vi phạm được các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để hợp thức hóa nguồn tiền như đầu tư các dự án, góp vốn kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiết kiệm, chuyển đổi thành vàng, ngoại tệ, chuyển ra nước ngoài.
Trong đó, riêng Phan Sào Nam- nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty VTC Online được xác định đã gửi khoảng 3,5 triệu USD tại ngân hàng ở Singapore. Từ đây dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có dễ dàng thu hồi số tiền này?
Trao đổi với PV Dân trí sáng 27/3, một chuyên gia pháp lý của Bộ Công an cho biết, Việt Nam đã ký hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với 8 nước ASEAN gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Maylaysia, Singapore, Việt Nam, Brunei, Phillipine.
Chính vì thế, việc thu hồi 3,5 triệu USD của Phan Sào Nam đang gửi ngân hàng tại Singapore sẽ được dựa trên những nội dung tương trợ trong hiệp định này.
“Xuất phát từ yêu cầu của phía cơ quan chức năng Việt Nam, Singapore sẽ xem xét có phù hợp với hiệp định tương trợ đã ký kết và pháp luật của nước họ hay không, xem xét các tội của người có tài sản có tương thích với luật hình sự của họ không?, chứ không phải mặc nhiên họ thực hiện theo mọi yêu cầu”- vị chuyên gia phân tích.
Đồng tình, luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội luật gia TPHCM cho rằng cơ quan chức năng của Việt Nam hoàn toàn có thể thu hồi triệt để tài sản của Phan Sào Nam đang cất giấu tại Singapore.
Ông Hậu phân tích, Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự được 8 nước ASEAN ký vào năm 2004 quy định thống nhất tương trợ trong thủ tục tịch thu tài sản. Quốc gia được yêu cầu sẽ dựa trên cơ sở quy định của pháp luật nước mình để cố gắng truy tìm, phong tỏa, thu giữ, tịch thu tài sản do phạm tội mà có.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia Công ước phòng chống tham nhũng vào ngày 30/6/2009 (có hiệu lực ngày 18/9/2009) nên Cơ quan điều tra Bộ Công an sẽ phải thực hiện các thủ tục tư pháp để chứng minh số tiền của Phan Sào Nam đang gửi ở Singapore là tài sản bất hợp pháp, do tổ chức đánh bạc trái pháp luật, tham nhũng,… có được.
Cơ quan điều tra sẽ thực hiện thủ tục thông báo về việc đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Sào Nam để đề nghị cơ quan liên quan ở Singapore tương trợ tư pháp trong việc thu hồi tài sản có được do phạm pháp đang được gửi tại nước này và chuyển số tiền đó về Việt Nam.
Trong khi đó, sáng 27/3, một chuyên gia pháp chế của Thanh tra Chính phủ đánh giá việc thu hồi tài sản của Phan Sào Nam sẽ được thực hiện tương tự như vụ Giang Kim Đạt- nguyên quyên Trương phòng kinh doanh Công ty TNHH MTV vân tai viên dương Vinashin thuôc Tâp đoàn Vinashin đã chuyển rất nhiều tiền tham ô, tham nhũng sang Singapore đầu tư bất động sản năm 2015. Giang Kim Đạt đứng tên mua 2 căn hộ tại Singapore, trong đó một căn hộ có giá lên tới 3,6 triệu USD.
Video đang HOT
Đường dây đánh bạc nghìn tỷ
Đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố 83 bị can, trong đó một số bị can bị khởi tố 2 tội danh, gồm 41 bị can về tội tổ chức đánh bạc, 38 bị can về tội đánh bạc, 44 bị can về tội mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can tội rửa tiền và 1 bị can tội sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra đến nay đã xác định đường dây tổ chức đánh bạc này do Phan Sào Nam (SN 1979, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần VTC Online), Nguyễn Văn Dương (SN 1975, Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao – CNC) và Hoàng Thành Trung (SN 1978, Phó Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt) bàn bạc thực hiện.
Trong đó, Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương có vai trò chủ mưu, cầm đầu; Hoàng Thành Trung có vai trò thực hành.
Điều tra bước đầu xác định, tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583,2 tỉ đồng (342 tỉ đồng/tháng), trong đó, tiền từ thẻ viễn thông và thẻ game là 9.296 tỉ đồng, chiếm 97%; tiền từ các ngân hàng là 168 tỉ đồng, chiếm 1,75%.
Cơ quan điều tra cũng xác định nhóm bị can Nguyễn Văn Dương đã hưởng lợi bất chính từ đường dây đánh bạc này khoảng 1.600 tỉ đồng; nhóm Phan Sào Nam và Hoàng Thành Trung hưởng khoảng 1.850 tỉ đồng và 2.645 tỉ đồng trả thường cho con bạc.
Thế Kha
Theo Dantri
Vụ án Nguyễn Thanh Hóa: 1/9 đối tượng đã ra đầu thú
Liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ, 1/9 đối tượng bị truy nã đã ra đầu thú, Cơ quan Công an Phú Thọ tiếp tục kêu gọi các bị can đang bị truy nã trong vụ án hãy ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Ảnh CTTĐT Phú Thọ.
Cổng TTĐT tỉnh Phú Thọ cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa phối hợp với Công an huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội vận động thành công đối tượng trong chuyên án sử dụng mạng internet lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền ra đầu thú.
Đối tượng là Hoàng Văn Trọng, sinh năm 1991, ở xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, là 1 trong 9 bị can trong vụ án sử dụng mạng Internet lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền đang bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh truy nã.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, với vai trò là đại lý cấp 1, từ tháng 6.2016 đến tháng 8.2017, Hoàng Văn Trọng đã đứng ra mua bán đồng tiền RIK theo tỷ lệ hưởng chênh lệch 2%.
Cứ 100.000 tiền RIK, Trọng mua với giá 82.000 đồng tiền thật rồi bán cho người chơi với giá 84.000 đồng. Tổng số tiền Trọng thu lời từ việc mua bán đồng RIK lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 18.12.2017, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định truy nã đối với đối tượng Hoàng Văn Trọng về tội tổ chức đánh bạc.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án, cơ quan công an đã tiến hành gửi thư kêu gọi ra đầu thú đối với Trọng; đồng thời đến tận gia đình đối tượng để vận động người thân tuyên truyền, động viên đối tượng ra đầu thú.
Nhờ công tác giáo dục, vận động thuyết phục của cơ quan Công an và gia đình, đối tượng đã chấp nhận ra đầu thú.
Cơ quan Công an tiếp tục kêu gọi các bị can đang bị truy nã trong vụ án hãy ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thanh Hóa về hành vi tổ chức đánh bạc.
* Trước đó, ngày 17.3, Bộ Công an đã chính thức thông báo thông tin ban đầu về vụ án "Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố".
Theo đó, từ ngày 29.8.2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã đồng loạt tiến hành các biện pháp tố tụng đối với các cá nhân, tổ chức liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua game bài Rikvip/Tip.club.
Do vụ án có quy mô đặc biệt lớn, tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều địa phương, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, quá trình điều tra vụ án đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của liên ngành tư pháp Trung ương, liên ngành tư pháp tỉnh Phú Thọ, với tinh thần điều tra triệt để, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
Ngày 11.3, Đảng ủy Công an Trung ương đã báo cáo Ban Bí thư về vụ án và xin ý kiến về việc khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong quá trình điều tra đủ căn cứ xác định liên quan đến vụ án "Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố".
Được sự đồng ý của Ban Bí thư, cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thanh Hóa về hành vi tổ chức đánh bạc.
Công an Phú Thọ phát lệnh truy nã 9 đối tượng.
Qua quá trình điều tra đến nay đã xác định: Đường dây tổ chức đánh bạc này do Phan Sào Nam (sinh năm 1979, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần VTC Truyền thông trực tuyến - VTC online), Nguyễn Văn Dương (sinh 1975, Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và Hoàng Thành Trung (sinh năm 1978, Phó Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ phát triển đầu tư Nam Việt, nguyên Giám đốc Công ty VTC công nghệ và nội dung số - VTC Intecom) bàn bạc thực hiện.
Trong đó, Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương có vai trò chủ mưu, cầm đầu; Hoàng Thành Trung có vai trò thực hành.
Quá trình thực hiện hành vi phạm tội của Phan Sào Nam, Hoàng Thành Trung và Nguyễn Văn Dương có sự giúp sức tích cực của nhiều đối tượng.
Tại Công ty CNC gồm Lưu Thị Hồng (Tổng Giám đốc), Nguyễn Quốc Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm thanh toán), Phạm Tuấn Anh (Trưởng phòng kỹ thuật vận hành), Đoàn Thị Thu Hà (Kế toán), Hoàng Đại Dương (nhân viên Công ty UDIC của Nguyễn Văn Dương)...
Tại Công ty VTC online gồm Lê Văn Kiên (Kế toán trưởng), Phan Anh Tuấn (Phó Giám đốc công nghệ)...
Tại Công ty Nam Việt gồm Đỗ Bích Thủy (Giám đốc), Phan Thu Hương (thành viên góp vốn, dì ruột của Phan Sào Nam), Kim Thanh Thủy (Trưởng phòng Core), Phạm Trọng Tài (Trưởng phòng Mobi), Nguyễn Việt Cường (lập trình web), 25 đại lý cấp 1...
Ngoài ra, còn có sự giúp sức tích cực của Lê Thị Lan Thanh và một số đối tượng thuộc Công ty cổ phần Truyền thông và Giải trí số Việt Nam trong việc cung cấp cổng thanh toán và mua bán hóa đơn trái phép để hợp thức tiền thu lợi bất chính từ "tổ chức đánh bạc".
Tính đến ngày 14.3, Cơ quan điều tra đã khởi tố 83 bị can, trong đó một số bị can bị khởi tố 2 tội danh, gồm 41 bị can về tội tổ chức đánh bạc, 38 bị can về tội đánh bạc, 4 bị can về tội mua bán hóa đơn trái phép, 2 bị can tội rửa tiền và 1 bị can tội sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Hiện nay, Cơ quan điều tra đang tạm giam 31 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú 42 bị can, cho bảo lãnh 2 bị can, đồng thời tiến hành truy nã các bị can đang bỏ trốn.
Theo P.V (Báo điện tử Chính phủ)
Clip: Đường dây đánh bạc nghìn tỷ hoạt động ra sao? Nạp tiền qua hình thức thẻ cào hoặc qua cổng thanh toán, người chơi được quy đổi ra một loại tiền tệ ảo để đánh bạc với nhau. . Theo Khánh Hoàng (VNE)