‘Cô dâu Việt đến Hàn lấy chồng nhưng phải về trong quan tài’
Trong khi chính phủ Hàn Quốc khuyến khích đàn ông nông thôn ở nước này kết hôn với cô dâu ngoại quốc, các cô gái lại trở thành nạn nhân bị chồng đánh đập, khinh thường và giết hại.
Zing trích dịch bài đăng trên CNN, về tình trạng cô dâu ngoại quốc ở Hàn Quốc không tìm thấy hạnh phúc ở miền đất mới khi kết hôn. Ngược lại, họ còn đối mặt với việc bị phân biệt đối xử và bất hạnh hơn, bị chính bạn đời giết hại.
Cô gái 29 tuổi tên Trinh (không phải tên thật của nhân vật) lần đầu gặp người chồng Hàn Quốc tên Shin qua một người mai mối.
Bất chấp không ai hiểu đối phương nói gì, cả hai vẫn quyết định đi đến hôn nhân sau một năm ngày gặp mặt đầu tiên. 7 tháng sau đám cưới, Trinh chuyển đến Hàn Quốc sống cùng nhà chồng. 3 tháng sau, cô bỏ mạng dưới những lưỡi dao oan nghiệt của chồng.
Câu chuyện phụ nữ Việt lấy đàn ông Hàn Quốc thông qua mai mối không mới. Tại xứ kim chi, việc kết hôn với cô dâu nước ngoài thậm chí còn được khuyến khích và sẽ có chính quyền địa phương trợ cấp.
Một số cặp vợ chồng có hôn nhân hạnh phúc. Nhưng với những cô gái kém may mắn hơn, họ trở thành nạn nhân của phân biệt đối xử, bạo lực gia đình và đau đớn hơn, bị chồng giết hại.
Theo thống kê của Hàn Quốc, phụ nữ Việt chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những cô dâu ngoại quốc tại nước này. Trong ảnh, một người chồng Hàn chụp ảnh với vợ Việt Nam ở Đầm Sen, TP.HCM. Ảnh: AP.
Được hàng triệu won khi lấy vợ ngoại quốc
Ngay từ đầu, Trinh và Shin đã gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
Sau đám cưới, Shin về Hàn Quốc. Họ sống xa cách nhau trong thời gian dài và liên lạc qua tin nhắn. Cả hai cãi nhau thường xuyên vì Trinh thường yêu cầu Shin gửi tiền cho mình.
Đến khi dọn về ở chung, tần suất cãi vã của cặp vợ chồng càng dày đặc thêm với lý do rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa và các vấn đề tiền nong.
Cho đến một ngày, Trinh đòi bỏ đi, về nhà họ hàng sống. Shin ngăn cản vợ và cả hai xảy ra ẩu đả. Kết cục, cô gái bị chồng đâm 10 nhát dao vào ngực và bụng. Người đàn ông sau đó phi tang xác vợ tại một địa điểm cách nhà 200 km.
Vào tháng 4 năm nay, Shin bị kết án 15 năm tù vì tội giết người.
Video đang HOT
“Bị cáo đáng phải chịu mức phạt nghiêm khắc, xét đến những cay đắng mà cô gái Việt phải trải qua. Cuộc đời nạn nhân kết thúc theo cách nghiệt ngã ở nơi đất khách quê người, còn ở quê nhà, gia đình phải chịu mất mát lớn. Cô dâu Việt chào tạm biệt người nhà ra đi và khi quay về quê hương, họ chỉ còn là thi thể nằm bất động trong quan tài”, thẩm phán Kang Dong-hyoek, người ra phán quyết, cho hay.
Số lượng phụ nữ nông thôn đổ ra thành phố nhiều khiến đàn ông tại các vùng quê ở Hàn Quốc khó khăn trong việc lập gia đình. Ảnh: AP.
Trong nhiều thập kỷ, sự mất cân bằng giới tính ngày càng chênh lệch ở vùng nông thôn Hàn Quốc. Phụ nữ trẻ đến các thành phố để tìm việc làm và kết hôn. Trong khi đó, nam giới ở lại để giữ gìn đất đai và làm nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ già.
Vào những năm 1980, chính quyền địa phương bắt đầu trao thưởng cho các bên môi giới hôn nhân nếu giới thiệu vợ thành công cho đàn ông nông thôn Hàn Quốc, với số tiền lên tới 4-6 triệu won.
Trong những thập kỷ sau đó, các cô dâu không còn chỉ là người Hàn Quốc mà đến từ nhiều quốc gia hơn như Philippines, Việt Nam và Campuchia.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cô dâu nước ngoài ở Hàn Quốc đến từ Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác. Tại các tỉnh vẫn duy trì trợ cấp cho nam giới kết hôn, đàn ông quá 35 tuổi được cung cấp khoản tiền trị giá 5 triệu won nếu cưới vợ ngoại quốc và xuất trình được giấy đăng ký kết hôn.
Các số liệu thống kê vẽ nên một bức tranh nghiệt ngã. Hơn 42% các bà vợ nước ngoài thừa nhận bị bạo hành, từ khía cạnh thể xác cho đến lời nói, tiền bạc, theo báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc vào năm 2017. Để so sánh, con số này là 29% so với các bà vợ là người Hàn Quốc.
Trung bình mỗi năm, xứ củ sâm lại có thêm khoảng 15.000 cô dâu ngoại quốc. Ảnh: BBC.
Bị đối xử như người lạ trong nhà
Lý do nhiều cô gái Việt chịu kết hôn với một người đàn ông xa lạ, đến từ một đất nước khác văn hóa là bởi vấn đề kinh tế. Đa số đều còn trẻ tuổi, hoàn cảnh gia đình nghèo khó, mong muốn lấy chồng ngoại quốc với hy vọng về một cuộc sống tốt hơn.
Năm 2018, 16.608 đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ nước ngoài kết hôn, với 6.338 cô dâu đến từ Việt Nam, 3.671 từ Trung Quốc và 1.560 từ Thái Lan. Số lượng từ Việt Nam chiếm 28% trong số các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại xứ củ sâm.
Trong trường hợp của Trinh, các tài liệu tòa án cho thấy cô ấy đã sẵn sàng đến Hàn Quốc. “Nạn nhân tin tưởng bị cáo”, Thẩm phán Kang nói.
Chính phủ Hàn Quốc và các quốc gia ở Đông Nam Á từ lâu đã lo lắng rằng ngành công nghiệp mai mối, kết hôn với cô dâu nước ngoài có thể dẫn đến nạn buôn người và lạm dụng.
Năm 2010, Campuchia tạm thời cấm công dân kết hôn với người Hàn Quốc.
Trái với ước mộng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, các cô dâu ngoại quốc ở Hàn dễ bị chồng đánh đập, mẹ chồng hắt hủi và phụ thuộc hoàn toàn vào nhà chồng. Ảnh: Korea Times.
Kể từ năm 2014, các quy định cũng đã được thắt chặt khi công dân Hàn Quốc và cô dâu nước ngoài phải chứng minh họ có thể giao tiếp được với nhau mới được phép cấp thị thực. Cô dâu phải nói được tiếng Hàn cơ bản, hoặc cả hai phải nói chuyện được với nhau bằng ngôn ngữ thứ ba.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp lách luật vẫn xảy ra, điển hình như trường hợp của Trinh.
Năm ngoái, Hàn Quốc đã công bố chính sách mới hiệu lực từ tháng 10, trong đó đàn ông có tiền sử bạo lực sẽ không được phép kết hôn với cô dâu nước ngoài.
Song vẫn có những vấn đề về chính sách khiến các cô dâu ngoại quốc gặp thiệt thòi.
Theo luật nhập cư của Hàn Quốc, các cô dâu nước ngoài cần chồng tiếp tục tài trợ visa sau mỗi 5 năm. “Có những trường hợp người chồng đe dọa rút tiền bảo lãnh nếu người vợ muốn ly thân”, luật sư Lee Jin-hye nói.
Nếu bị ngược đãi, người vợ cũng cần phải cung cấp bằng chứng, nếu cô ấy muốn tiếp tục sống tại Hàn mà không cần trợ cấp tài chính của nhà chồng. Còn nếu hai vợ chồng ly hôn và cả hai không có con chung, người vợ sẽ phải trở về quê nhà.
Ngoài ra, thái độ kỳ thị, coi thường cũng là yếu tố khiến cuộc sống của các cô dâu nước ngoài khó khăn hơn.
“Người Hàn Quốc thường thể hiện ý thức về sự thấp kém so với phương Tây, thậm chí tự nhận mình là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, nhưng họ lại thích tỏ ra ở đẳng cấp cao hơn so với người dân từ các quốc gia có điều kiện kinh tế không cao như Hàn Quốc”, luật sư Lee nói.
Do đó, các cô dâu ngoại quốc thường bị đối xử như người xa lạ trong chính gia đình chồng và không hề có tiếng nói hay không được tự quyết định mọi thứ. Nhiều cô gái không hề có tiền để chi tiêu và phải đi xin nhà chồng mỗi khi cần.
Trong nỗ lực thay đổi tình hình, chính phủ Hàn Quốc đang xây dựng một dự luật chống phân biệt đối xử và cố gắng thông qua trong năm nay.
“Nếu được chấp thuận, luật mới có thể giúp các cô dâu ngoại quốc, mặc dù luật không đề cập cụ thể đến việc lạm dụng họ. Tuy nhiên, nó cấm phân biệt đối xử, gián tiếp gây đau đớn về thể chất hoặc tinh thần cho một nhóm hoặc cá nhân”, luật sư Lee cho hay.
Nóng trên mạng xã hội: Bạo hành vợ đang bế con nhỏ, bị xử lý thế nào?
Cuối tuần qua, mạng xã hội xuất hiện đoạn video người đàn ông đứng cãi vã với cô gái đang bế đứa bé trên tay. Khi cô gái quay đi thì người đàn ông bất ngờ giật tóc cô khiến cả 2 mẹ con ngã đập xuống đất.
Camera an ninh ghi lại cảnh người chồng giật tóc khiến bạn gái và con nhỏ bị ngã xuống đất - ẢNH CẮT TỪ CLIP
Đoạn clip được chia sẻ kèm nội dung: "Đây là em gái của bạn mình. Trong clip, em bị chồng đánh khi trên tay đang bế đứa con nhỏ mới mấy tháng tuổi, mẹ thì bị đánh, con thì ngã ngất lịm đi. Bạn ấy đã bị bạo hành trong cả quãng thời gian dài nhưng lại sợ nên im lặng. Nghe em kể mới sinh con được hơn 1 tháng đã bị bạn trai đánh rồi, trước đó đang mang bầu bạn trai cũng không tha. Quyết tâm bỏ nhau thì bạn trai đến tận nhà bố mẹ đẻ để đánh và chửi cả bố mẹ vợ luôn". Cư dân mạng chia sẻ mạnh bài đăng vì phẫn nộ hành động của người đàn ông này.
Bạo hành bạn gái vì muốn... bế con
Ngày 28.6, một đại diện Công an Q.Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết cơ quan này đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ vụ việc và đã mời N.A.V (37 tuổi, trú P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy) cùng các bên liên quan đến làm việc.
Theo thông tin từ cơ quan công an, N.A.V và chị N.T.T.C (29 tuổi, trú P.Hạ Đình, Q.Thanh Xuân) sống chung với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn. Hai người có với nhau một bé gái tên Tr. (5 tháng tuổi). Trong quá trình sinh sống, hai bên thường xảy ra mâu thuẫn nên chị C. đưa con về nhà mẹ đẻ ở. Chiều 20.6, V. đến nhà bạn gái thăm con, nhưng do bé Tr. đang ngủ nên phải đợi phía dưới. Một lúc, chị C. đưa con xuống thì V. ngỏ ý được bế con. Tuy nhiên, do bé còn ngái ngủ, quấy khóc nên chị C. từ chối cho bế khiến hai bên xảy ra cãi vã. Chị C. bế con bỏ đi thì bất thình lình bị V. túm tóc kéo ngược lại khiến 2 mẹ con ngã ngửa, bị thương.
"Sự việc khiến chị C. bị bầm tím bàn tay, cổ tay; bé Tr. bị bầm tím thái dương bên trái, được người thân đưa đi bệnh viện kiểm tra. Khi gia đình xem được đoạn video từ người hàng xóm đã bức xúc trình báo công an", đại diện Công an Q.Thanh Xuân cho hay.
Cũng theo Công an Q.Thanh Xuân, N.A.V hành động như vậy chỉ vì muốn kéo chị C. ở lại nói chuyện và muốn bế con gái, nhưng không được đáp ứng. "Khi chị C. và con gái ngã xuống, anh V. còn đưa tay để bế đứa bé nhưng chị C. kéo lại, không cho bế chứ không phải cúi xuống để đánh bạn gái. Cháu bé may mắn được mẹ đỡ, chỉ va đập vào đùi mẹ nên bị tím và không ngất lịm hàng giờ như thông tin trên mạng chia sẻ", công an quận nói.
Mong xử lý nghiêm
Sau đó chị C. đã có đơn yêu cầu giám định thương tích với mong muốn làm rõ sự việc, sai đến đâu xử lý đến đó. Ngày 28.6, Công an Q.Thanh Xuân đã phối hợp với gia đình đưa 2 mẹ con chị C. đi kiểm tra tại BV Nhi T.Ư.
Theo chị C., trong quá trình sinh sống, N.A.V thường chửi bới, đánh đập chị. Khoảng 4 tháng trước, chị đã bế con về nhà mẹ ở để cắt đứt quan hệ với V. "Trong thời gian tôi về nhà mẹ ở, anh V. hay đến chửi bới, đòi gặp con và muốn hàn gắn. Ngày 28.6, tôi và con đi kiểm tra thì các bác sĩ kết luận chỉ bị chấn thương phần mềm nên không đi giám định nữa, nhưng tôi mong phía công an làm rõ, xử lý nghiêm, sai đâu xử đó và mong anh V. đừng đến làm phiền tôi nữa", chị C. nói.
Theo Công an Q.Thanh Xuân, đơn vị này vẫn đang hoàn tất hồ sơ để xử lý N.A.V theo pháp luật. Trường hợp sau khi đi khám, chị C. vẫn muốn đi giám định thương tích thì phải đợi kết quả, nếu tổn hại sức khỏe của chị C. trên 11% thì Công an Q.Thanh Xuân sẽ khởi tố về tội cố ý gây thương tích. Ngược lại, chị C. từ chối đi giám định thì Công an Q.Thanh Xuân sẽ lập biên bản xử phạt hành chính N.A.V 2 triệu đồng về hành vi xâm hại sức khỏe người khác.
Về phía N.A.V, trong buổi làm việc với Công an Q.Thanh Xuân đã trình ra một đơn kiện các cá nhân, tổ chức đưa thông tin cá nhân, số điện thoại của mình lên mạng xã hội khiến cuộc sống bị ảnh hưởng. Anh này cũng cho biết, sau khi xảy ra sự việc đã phải tắt điện thoại, tạm khóa Facebook cá nhân vì liên tục bị "khủng bố" cuộc gọi, tin nhắn chửi bới.
Người vợ trong clip bị chồng giật ngược tóc lên tiếng: Thường xuyên bị đánh đập, con nhỏ ngất lịm khi ngã xuống đất Theo chị C., chị chung sống cùng anh V. như vợ chồng nhưng không có hôn thú, thường xuyên bị chồng đánh đập đến nỗi phải bế con về nhà mẹ đẻ. Vào thời điểm bị chồng giật ngược tóc khiến ngã nhào đau đớn, cháu bé chon chị C. đã bị đập đầu vào cánh cổng và ngất lịm. Hôm qua 26/6,...