Cô dâu Việt bất chấp dịch bệnh vẫn tổ chức đám cưới khiến công an phải lập chốt kiểm tra trước cổng gây bức xúc
Chẳng những không ái ngại về hành động thiếu ý thức của mình và gia đình, cô dâu trẻ còn tự hào khoe câu chuyện trên trang cá nhân.
Mới đây trên mạng xã hội xôn xao với câu chuyện đám cưới mùa dịch, công an tại thôn đã cùng đội thanh niên tình nguyện đến để giám sát và vệ sinh tại đám cưới.
“Bố mẹ bảo corona cũng phải cưới, tao thèm bồng cháu lắm rồi, à rồi em chơi luôn, được cái các chú công an với mấy anh em tính nguyện nhiệt tình đến chung vui cả nữa ngày” - Câu chuyện của cô dâu trẻ đã khiến cho nhiều người vô cùng bức xúc về hành động thiếu ý thức của cô và gia đình.
Bài viết của cô gái trẻ nhanh chóng sự thu hút của cộng đồng mạng.
Trung tâm y tế huyện đã cử nhiều nhân viên có mặt tại đám cưới để đo thân nhiệt từng khách mời.
Cô dâu trẻ còn chia sẻ, khách mời chủ yếu ở địa bàn trong xã, còn khách sinh sống tại các huyện khác thì hạn chế không mời. Mọi người đến đây trong tình trạng sức khỏe ổn định, không ho, không sốt. Gia chủ có thêm quy định là thực khách phải rửa tay sạch sẽ trước khi vào và không bắt tay tại bữa tiệc. Gia đình chú rể cũng tổ chức bữa tiệc nhỏ để báo hỷ tới người thân và hàng xóm.
Tuy nhiên, một tài khoản đã lập tức cho biết, đám cưới của cô dâu trẻ này không hề nhỏ. Để chứng minh, người này còn quay cả clip về không gian tổ chức lễ cưới với rạp cưới hoành tráng.
Video đang HOT
Quy mô rạp cưới không hề nhỏ như chủ nhân đám cưới trên thông tin.
Cộng đồng mạng vô bức xúc với hành động thiếu ý thức của cô gái và gia đình.
Hiện tại, Việt Nam đã phát hiện 94 ca dương tính với Covid-19, chính vì vậy, Bộ Y tế khuyên người dân hạn chế tụ tập nơi đông người. Thực hiện tốt các phương pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân, diệt khuẩn khi ra ngoài để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Linh Lung
10 câu chuyện ấm lòng khắp châu Á giữa mùa dịch corona
Từ cắt tóc miễn phí đến mở lớp học ngoài trời, không chỉ ở Trung Quốc, nhiều tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm từ khắp nơi trên thế giới đã quyên góp, giúp đỡ nhau vượt qua dịch bệnh.
Ở thành phố Tô Châu (Trung Quốc), khi các nhà máy đã đóng cửa, anh Yuan Chuanwei, hiện làm việc tại công ty sản xuất máy móc, vẫn tự mình vận hành dây chuyền sản xuất bộ phận khử trùng để hoàn thành đơn hàng cho các bệnh viện ở Vũ Hán. "Mỗi ngày tôi chỉ ngủ khoảng 2 tiếng. Tất nhiên là vất vả còn hơn để dịch bệnh trở nên tệ hơn", Yuan nói.
Guo Moruo, sinh viên năm cuối ngành ngôn ngữ tại Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông (thành phố Quảng Châu, Trung Quốc), đã dùng tiền túi mua hơn 30.000 khẩu trang từ quê nhà Uzbekistan rồi đem đến trường tặng cho các bạn học, quyên góp cho trường và các bệnh viện địa phương để chống dịch Covid-19.
Tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), một người đàn ông 43 tuổi, tên là Du Zeyu đã cùng 2 thợ làm tóc địa phương đến trụ sở cảnh sát đã cắt tóc miễn phí cho hơn 30 sĩ quan và nhân viên. Do dịch bệnh nên nhiều sĩ quan cảnh sát chưa cắt tóc trong một thời gian rất dài. Ngoài ra, anh Du cũng cắt tóc miễn phí cho những người có nhu cầu, miễn là khu vực sinh sống của họ chưa có ca nhiễm bệnh.
Đồng cảm với những sinh viên bị cách ly tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), ông He Chenhong - hiệu trưởng của trường - đã mang cơm, thức ăn tới cho các học trò và quay video động viên họ. "Mấy đứa yêu thích món gì cứ đề xuất, nhà trường sẽ đáp ứng. Thầy hy vọng các em sẽ vượt qua thời gian cách ly và chào mừng tất cả trở lại giảng đường từ ngày 2/3", ông nói. Hành động của ông He Chenhong đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì sự tận tâm của mình.
Học sinh được nghỉ, không thể đến trường dạy học. Cô giáo Liao vẫn quyết tâm thực hiện bài giảng trực tuyến cho học sinh dù bản thân bị mắc kẹt trong ngôi làng nhỏ trên núi. Do khu cô ở là vùng sâu vùng xa và không có Internet nên cô và cả gia đình phải dành cả ngày để tìm khu vực bắt được sóng điện thoại tốt nhất. Sau đó, hai vợ chồng cô đã lắp đặt một tháp tín hiệu tự chế được làm từ ăng-ten và cây sào tre.
Wang Liang - tài xế lái xe - đã nói dối mẹ của mình để đưa 109 tấn rau củ, quả đến Vũ Hán. Anh cùng 11 đồng nghiệp của mình đã chạy xe suốt 44 tiếng, vượt qua hơn 1.700 km để kịp đưa thực phẩm đến vùng dịch tễ. "Tôi không thấy Vũ Hán đáng sợ những lời đồn đại của mọi người. Trên đường có người đi bộ, công nhân vệ sinh và một vài người bán hàng rong", Wang chia sẻ với trang Sanyarb.
Tại Singapore, Tong Yee (45 tuổi) cùng 2 con gái của mình - Rui'en (10 tuổi) và Ruirui (6 tuổi) - đã tự tay đóng gói các phần ăn tặng cho đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc không mệt mỏi để chống lại sự lây lan của virus corona. Trên mỗi hộp thức ăn, 2 cô bé tự tay ghi các thông điệp khích lệ để gửi gắm đến các nhân viên y tế, như là "Singapore tin bạn", "Chúng tôi biết bạn có thể làm được", "Chúng tôi yêu bạn"... Ảnh: Tong Yee.
Khi dịch bệnh lây lan đến Nhật Bản, những nhà thuốc, cửa hàng đã treo biển với nội dung giới hạn số lượng khẩu trang mà khách hàng có thể mua. Vì thường xuyên xảy ra thiên tai hàng năm, nên người Nhật luôn sống với tinh thần "giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình". Đối mặt với virus corona, thay vì "quét sạch" các siêu thị, người Nhật chọn cách đổ xăng nửa bình, mua gạo vừa đủ ăn để chia sẻ với những người khác. Bên cạnh đó, hàng triệu chiếc khẩu trang y tế đã được người dân trên khắp nước Nhật gửi sang Trung Quốc với thông điệp: "Vũ Hán cố lên!". Ảnh: Kyodo.
Không chỉ ở nước ngoài, tại Việt Nam cũng có nhiều câu chuyện ấm lòng giữa mùa dịch. Chiều 3/2, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cùng một số thành viên trong ban giám hiệu đã đến từng phòng trong ký túc xá hỏi thăm sức khoẻ, phát khẩu trang và lì xì cho sinh viên. Ảnh: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Khi thấy khẩu trang trở nên khan hiếm, Andy Đào Nguyên (12 tuổi, TP.HCM) đã dành toàn bộ tiền lì xì để mua khẩu trang phát cho người đi đường. "Con rất vui khi khẩu trang được tặng tới tận tay cho mọi người. Dịch cúm này tuy chưa lây lan quá rộng nhưng rất nguy hiểm. Con mong món quà nhỏ của mình sẽ giúp nhiều người phòng tránh bệnh hơn", Andy Đào Nguyên nói với Zing.vn. Ảnh: NVCC.
Theo Zing
Nhật ký của nữ người mẫu bị mắc kẹt ở Vũ Hán: Xúc động trước tình người ấm áp vùng tâm dịch "Kẻ thù của chúng ta là dịch bệnh chứ không phải người Vũ Hán hay những người đang ở Vũ Hán", Hồ Nhị Kiều tâm sự. Nữ người mẫu hiện mắc kẹt ở Vũ Hán gần 1 tháng mà không thể trở về được Hong Kong vì thành phố bị phong tỏa. Kẻ thù của chúng ta là dịch bệnh chứ không phải...