Cô dâu Thu Sao chuẩn dâu đảm khi về quê chồng trẻ ăn Tết
Cô dâu Thu Sao cùng chồng Hoa Cương đã về chung nhà thời gian dài và hiện tại vẫn vui vẻ, hạnh phúc.
Năm mới, chị Thu Sao đã về quê chồng để sắm sửa, chuẩn bị Tết.
Nhan sắc hiện tại của Thu Sao gây ấn tượng vì trẻ như gái đôi mươi. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Trên trang cá nhân, cặp đôi liên tục chia sẻ những khoảnh khắc cùng gia đình chuẩn bị đón năm mới. Điều mọi người ấn tượng đó chính là cặp vợ chồng chênh nhau 36 tuổi này vẫn ngọt ngào, tình cảm như ngày đầu. Trong khi vợ hỗ trợ gia đình trang hoàng nhà cửa, dọn dẹp, chuẩn bị món ăn ngon thì chồng cũng phụ các công việc khác như chặt gà, gói bánh…
Chị về quê chồng để chuẩn bị Tết. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Cây đào rất to được trang trí với nhiều phong bao lì xì. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Nổi bật trong ngôi nhà của Hoa Cương chính là cành đào rất to và rực rỡ được 2 vợ chồng trang trí tỉ mỉ, ngoài ra còn đi kèm thêm một số chậu cảnh khác như hoa cúc, quất… Nhìn qua cũng thấy được sự nôn nao, háo hức cho một cái Tết vui vẻ, ấm cúng bên nhà chồng của cô dâu Thu Sao. Đặc biệt, chị còn tự tay làm nhiều món truyền thống ngày Tết của vùng cao và giới thiệu tới mọi người.
Cô rang hạt bí để chuẩn bị cho năm mới. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Cô khá thành thục công việc bếp núc cũng như văn hóa ở quê chồng. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Thời gian làm dâu không phải ngắn nhưng cũng chưa quá dài, vậy nhưng chị Thu Sao đã thuần thục khá nhiều tục lệ cũng như những món ăn, nét văn hóa quê chồng. Chị còn thân thiện và trò chuyện vui vẻ với các thành viên khác. Trong giây phút chuyển giao năm mới, năm cũ, 2 vợ chồng đã gửi lời chúc mừng hạnh phúc tới khán giả, những người luôn theo dõi ủng hộ họ.
Cả 2 vợ chồng gửi lời chúc Tết tới mọi người, mong năm mới thuận lợi hơn. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Trong những hình ảnh do Thu Sao và Hoa Cương đăng tải, ngoài sự khéo léo đảm đang dân tình còn ấn tượng với nhan sắc của nàng dâu. Mọi người cho rằng, dù qua nhiều năm nhưng nhan sắc Thu Sao không thay đổi nhiều, đặc biệt trông còn trẻ hơn như gái đôi mươi. Đồng hành cùng nhau quãng thời gian dài như vậy mới thấy, họ bên nhau trông rất đẹp đôi.
Nhan sắc của cô dâu Thu Sao khiến nhiều người kinh ngạc. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Được biết, cô dâu Thu Sao lớn hơn Hoa Cương nhiều tuổi. Thời điểm mới về chung nhà, cặp đôi dính rất nhiều dị nghị về sự chênh lệch hoàn cảnh, tuổi tác cũng như nhan sắc. Thế nhưng, sau nhiều năm, chính cuộc sống hạnh phúc của 2 người đã chứng minh cho mọi người thấy tình cảm thật của mình. Hiện tại, mọi người cũng đã có cái nhìn thoáng, thoải mái hơn với cặp đôi. Ai cũng chúc cho họ luôn hạnh phúc, viên mãn như hiện tại.
Ai cũng mong 2 người luôn hạnh phúc như hiện tại. (Ảnh: FB Thu Sao Hoa Cương)
Tình yêu không có giới hạn dù là tuổi tác hay ngoại hình, gia thế… Miễn rằng, người trong cuộc cảm thấy hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Chuyện tình của cô dâu Thu Sao và chú rể Hoa Cương đã chứng minh điều đó.
Tết Nguyên Đán: Nguồn gốc, vì sao là tết lớn nhất trong năm của người Việt?
Trong tâm thức người Việt, Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm. Đây là dịp được nghỉ nhiều nhất, mọi người đều muốn về sum họp bên gia đình, cùng nhau mừng năm mới.
Nguồn gốc tết này từ đâu?
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết cả, tết ta, tết âm lịch hay đơn giản chỉ là tết. Với người Việt, đây là lễ quan trọng nhất trong năm. Mọi người dọn dẹp nhà cửa, cùng quây quần các thành viên trong nhà đón tết.
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Theo TS Trần Long, Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), ngày trước người Việt đa số làm nông, nên Tết Nguyên Đán là khi nông nhàn, công việc rảnh rỗi, là thời gian để mọi người nghỉ ngơi, bù đắp những ngày lao động vất vả trong năm.
Tết là do đọc chệch từ chữ "tiết", Nguyên là đầu tiên, còn Đán là buổi sáng sớm. Do đó, Tết Nguyên Đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới, dần dần được gọi vắn tắt là tết.
Giải thích thêm, TS Trần Long cho hay, tiết là một hiện tượng khí hậu thay đổi sau 15 ngày quả đất tự quay quanh đó và đi một đoạn trên quỹ đạo biểu kiến quanh mặt trời. Vì vậy mà tết gắn liền với chữ tiết của 24 tiết trong năm. Đây là khoảng thời gian Bắc bán cầu dần dịch chuyển đến gần mặt trời hơn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Mùng 1 tết: Nhìn lại năm Nhâm Dần, đón năm mới Quý Mão nhiều hy vọng mới
Vì âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Hơn nữa, quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21.1 dương lịch và sau ngày 19.2 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2.
Con cháu mừng tuổi ông bà ngày đầu năm mới
TL
Tuy nhiên, thông thường chúng ta cảm nhận rõ nhất không khí tết ở vào khoảng từ 20 tháng chạp đến hết 7 ngày đầu năm.
Nguồn gốc Tết Nguyên đán vẫn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến cho rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Nhưng theo sự tích bánh chưng bánh dày cũng như những tài liệu khác thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước cả giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
Vì sao người Việt ăn Tết Nguyên Đán lớn?
Mỗi năm, dịp Tết Nguyên Đán cũng là dịp người lao động, học sinh được nghỉ dài nhất trong năm. Trong tâm thức người Việt, tết ai cũng mong được trở về sum họp bên gia đình, cùng đi chúc tết họ hàng, làng xóm. Ở các vùng quê thì các kỷ niệm về ngày tết quây quần bánh chưng, bày biện mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng là nằm sâu trong ký ức mỗi người.
Ngày trước, người Việt cũng sinh sống trong phạm vi làng, xã, quanh năm gắn với nông nghiệp lúa nước nên ngày tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau một vụ mùa bội thu, mà còn là dịp để mọi người được ăn những món ngon.
Tái hiện không khí tết tại công viên Lê Văn Tám
SDL
Ở các vùng quê, không có bắn pháo hoa hay các hoạt động ngoài trời, nên đêm giao thừa, mọi người thường quây quần bên nhau, thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho năm mới.
Theo quan niệm của người Việt, tết không chỉ là dịp để củng cố thêm mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, làng xóm, mà còn là dịp để đoàn tụ, thể hiện lòng hiếu kính với người đã mất bằng cách "mời ông bà về ăn tết" vào ngày 30 tết, đêm giao thừa. Từ đó cho đến khi "đốt vàng" hết tết, bàn thờ thường được đốt nhang vòng, không khí ngày tết vì vậy càng thiêng liêng, ấm áp hơn.
Những trò chơi dân gian ngày tết
SDL
TS Long nhận định, ngày nay, với sự phát triển của xã hội, quan niệm về tết đã thay đổi, trong đó nổi bật nhất là sự thay đổi từ "ăn tết" sang "nghỉ tết", "chơi tết". Điều kiện sống được nâng lên, do vậy quan niệm "ăn tết" trong dịp tết đang dần dần được chuyển sang hướng nghỉ ngơi, du lịch...
Nhưng nhìn chung, ai cũng mong được về quê ăn tết, sum họp, quây quần bên các thành viên trong gia đình.
Sinh viên nghèo ngậm ngùi ăn Tết xa nhà vì không có tiền mua vé xe Những ngày Tết cận kề, nhiều người nô nức mua sắm, đặt vé xe để về quê cùng gia đình. Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn có những hoàn cảnh đáng thương khi chẳng thể mua nổi vé về quê, bố mẹ ở nhà biết nhưng chỉ có thể khóc thầm trong bất lực. Chàng trai sinh viên nghèo bất lực khi không...