Cô dâu Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm tự lên ý tưởng tổ đám cưới theo phong cách phương Tây, hoàn thành các khâu từ A đến Z để có một đám cưới hoàn hảo
Dù chịu khoản lỗ sau đám cưới nhưng chị Thúy vẫn cảm thấy vui vẻ vì mọi thứ đã diễn ra đúng như những gì mình mong muốn.
Tổ chức chuyện trăm năm luôn là gánh nặng không chỉ về tài chính và cả tinh thần với những cặp đôi trẻ.
Nhiều cô dâu, chú rể muốn tạo điểm nhấn và dấu ấn cá nhân riêng nên thay vì thuê đơn vị sự kiện trợ giúp thì họ lại lựa chọn tự tay dành thời gian và công sức cho đám cưới nhỏ.
Cách làm này tuy tốn kém và mất công sức hơn vì phải dò dẫm và mắc sai lầm do cả hai đều không có kinh nghiệm nhưng bù lại đám cưới sẽ đúng như mong muốn và sở thích của cặp vợ chồng.
Chị Thúy và anh Quốc trong đám cưới tự lên kế hoạch tổ chức của mình.
Cặp đôi chị Thúy và anh Quốc hiện đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn cũng như vậy. “ Thật tình tới giờ mình còn chưa có thời gian xem lại ảnh cưới. Tất cả những ý tưởng cho đám cưới này là do mình và chồng tự làm hết. Sau đám cưới thì có lỗ mấy chục nhưng bù lại khá như ý. Mình cũng phải công nhận là tự tổ chức đám cưới rất cực. Đôi khi mình và chồng stress cực độ do phải quán xuyến quá nhiều thứ. Nhưng nhìn lại thì những gì mình tạo ra theo ý mình là rất đáng.
Mình đã tổ chức một đám cưới ngoài trời theo phong cách phương Tây chứ không phải truyền thống. Đám cưới được tổ chức ở Sài Gòn. Mình chỉ mời đúng 100 người thôi. Một đám cưới nho nhỏ, ấm cúng. Tiếc là nó chưa đúng ý 100% do hai vợ chồng còn thiếu kinh nghiệm“, chị Thúy chia sẻ về đám cưới của mình.
Không gian đám cưới ngoài trời của cặp đôi này. Cổng cưới được thiết kế đơn giản cột gỗ, hoa tươi và rèm lụa.
Cổng cưới về tiệc đêm được cặp vợ chồng trẻ trang trí thêm đèn cưới lung linh và ấm áp.
Vì là ngày trọng đại chỉ có một lần trong đời nên chị Thúy đã cố gắng thực hiện nó theo cách mà mình mong muốn. Từ lâu, chị đã yêu thích một tiệc cưới phương Tây vì sự nhẹ nhàng, dễ thương và thấy được hạnh phúc của cặp cô dâu, chú rể mà không phải thủ tục, gượng ép hay nguyên tắc như tổ chức tiệc cưới truyền thống.
Ban đầu ý tưởng của chị là tổ chức một đám cưới trên biển nhỏ với người thân và bạn bè nhưng bị phản đối gay gắt nên chuyển sang tổ chức tại Sài Gòn. Chị Thúy có tham khảo một vài nơi tổ chức tiệc ngoài trời. Ưu tiên hàng đầu là nơi có sân vườn, khách có thể ngắm cảnh, chụp hình thoải mái.
Cổng cưới theo phong cách đơn giản, nhẹ nhàng đúng style phương Tây là nơi cho khách khứa chụp ảnh với cô dâu và chú rể. Cùng là background tuyệt đẹp cho đám cưới.
Không những thế khu vực này còn được tận dụng làm không gian tung hoa cưới của cô dâu. Khung cảnh mộc mạc, gần gũi với các vị khách mời.
Đặt tiệc ở địa chỉ đầy đủ các yếu tố trên chi phí chị Thúy bỏ ra là 6 triệu/bàn tiệc chưa bao gồm tiền nước. Và điều kiện là cặp đôi phải đặt từ 10 bàn trở lên. Dưới 10 bàn sẽ phụ thu thêm 700.000 đồng/bàn. “ Mình đánh giá những món ăn ở đây hương vị khá bình thường nhưng do quan tâm tới cảnh trí của khu tổ chức tiệc cưới nên bàn tiệc chưa ưng cũng có thể chấp nhận được. Quan trọng là không khí và quang cảnh là cái hồn của bữa tiệc cưới thì đã khá ổn và đúng kiểu lạ lạ của tiệc Tây mình thích“.
Video đang HOT
Bàn tiệc cưới có giá 6 triệu cho 10 khách của chị Thúy theo tông trắng vàng cổ điển.
Một bàn nhỏ được trang trí ngay lối vào cổng cưới là nơi đặt album, ảnh cưới và thùng đựng phong bì.
Sau khi đặt được nơi tổ chức tiệc cưới, chị Thúy tiếp tục liên hệ tới đặt thiệp cưới. Tìm cũng nhiều chỗ, nhưng tiêu chí của chị đặt ra là giá rẻ và mẫu đẹp. Sau một thời gian tìm kiếm, chị có chọn được mẫu với giá 2.5000 đồng/tấm. Quá trình đặt thiệp chị Thúy cũng lưu ý các chị em nên kiểm tra kỹ chính tả trước khi đồng ý in.
Đồ cưới được chị Thúy mua toàn bộ và cả vest của chú rể. Lời khuyên là nên mua đồ có các gam màu trắng, kem và đen. Nếu làm ở biển thì tông màu trắng là đẹp nhất. Ngoài ra chị còn mua thêm cài tóc, hoa cầm tay thì thuê với giá 300.000 đồng, đồ phù dâu thuê với giá 300.000 đồng.
Đồ phù dâu được chị Thúy thuê với giá 300.000 đồng.
Với hoạt động tiệc ngoài trời như vợ chồng chị kinh nghiệm sau khi trải qua dành cho cô dâu là tốt nhất nên mang dép thay vì giày cao gót. Bởi đi tiệc và chụp ảnh nhiều sẽ khá đau chân. Như chị Thúy đã mua đầm dài phủ kín chân và thoải mái đi dép ở bên dưới.
May mắn có người quen chụp ảnh đẹp nên chị Thúy cũng đã tranh thủ liên hệ và đặt chụp cho đám cưới với giá khá rẻ. Theo chị, đây là một phần khá quan trọng trong đám cưới nên cần phải chọn kỹ.
Hoa cưới theo cùng gói của bên tổ chức sự kiện theo phong cách trang nhã, lịch sự với chi phí 20 triệu đồng.
Không gian cưới có phần nhà lợp mái rơm khá ấn tượng, vườn và ao sát nhau mang lại cảm giác thoải mái cho khách tới dự.
Gói trang trí của chị Thúy chọn có giá là 20 triệu được làm theo ý tưởng của cả hai vợ chồng. Theo chị, ưu điểm của việc đặt này là có thể tự lên ý tưởng, đưa mẫu rồi chờ họ báo giá. Âm thanh, dẫn chương trình, TV trình chiếu may mắn chị được bạn bè hỗ trợ,
Cô dâu chú rể nếu tự tổ chức chương trình cưới có thể tham khảo qua sơ bộ chương trình với các hoạt động sau: Giới thiệu buổi lễ, giới thiệu 2 bên, hát, chú rể bước lên, mời ba cô dâu dẫn cô dâu lên, đọc lời nguyện ước, trao nhẫn và hát cầu nguyện.
Khoảng sân vườn lớn để khách mời và cô dâu chú rể nhảy và chill.
Cách thiết kế không gian tiệc cưới đơn giản nhưng mang lại hiệu ứng không khí gần gũi và đầm ấm.
Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm phần quà tặng nhẹ nhàng có thể mua hoặc tự tay làm để gửi tặng mọi người. Tổng kết lại đám cưới tự tay lên ý tưởng và thực hiện của mình chị Thúy cho biết: “ Mình lỗ khoảng 40 triệu. Nhưng trên tinh thần vui vẻ và mọi thứ đều như ý. Theo mình việc lên chương trình với MC và các phù râu phù rể, phối hợp đồng đều là rất quan trọng. Như vậy thì đám cưới mới diễn ra suôn sẻ“.
Các chi phí chị Thúy bật mí chi cho đám cưới tự lên kế hoạch tổ chức của mình:
Gói trang trí: 20 triệu đồng
Bàn tiệc: 6 triệu/bàn
Hoa cầm tay: 300.000 đồng
Đồ phù dâu: 300.000 đồng/bộ
Thiệp cưới: 2.500 đồng/chiếc
Ảnh: NVCC
Mẹ Việt làm dâu Đức: Cưới ở nơi sang nhất Sài Gòn, được mẹ chồng 90 tuổi giặt đồ cho
Bố chồng không thích con trai lấy người nước ngoài nên đám cưới của cô San Hô và ông xã Hermann không có sự xuất hiện của gia đình nhà chồng.
Ngày nào cũng vậy, cô Nguyễn Thị San Hô (57 tuổi) thích nhất khoảng thời gian 15h30 khi cả nhà: bố mẹ chồng, vợ chồng cô và các con cùng nhau thưởng thức cà phê. Dù bố mẹ chồng đã hơn 90 còn vợ chồng cô cũng đã U60 nhưng không hề có khoảng cách thế hệ, không hề có rào cản nào về chuyện làm dâu xa xứ mà cả nhà quây quần bên nhau vui vẻ. Hơn 20 năm qua kể từ khi cô sang Đức làm dâu vẫn vậy, dẫu bố chồng từng không thích con trai lấy người nước ngoài nhưng cô đã chinh phục được sự khó tính của họ, khiến ông bà coi mình như con gái.
Gia đình của cô San Hô ở Đức.
Cô San Hô và chú Hermann quen nhau vào khoảng năm 1995. Khi ấy cô làm kế toán ở một khách sạn 3 sao gần sân bay Tân Sơn Nhất còn chú Hermann là khách ở trong khách sạn 3 tháng. Ngày đó chú làm cho một công ty Thụy Sĩ, kiểm tra và liên hệ với nhà sản xuất ở Việt Nam. Sếp thấy cô nói được tiếng Anh nên để cô ra làm lễ tân thay vì kế toán.
Vậy là cơ duyên cô chú gặp nhau trong một lần có người giới thiệu cần phiên dịch tiếng Đức cho chú Hermann. Vì biết một chút tiếng Đức nên cô đồng ý đi phiên dịch mặc dù đã quên khá nhiều tiếng.
"Hồi đó cũng có phiên dịch tiếng Anh nhưng anh ấy thích tiếng Đức hơn nên tôi đồng ý. Mục đích của tôi là để học lại là chính nhưng mỗi lần đi phiên dịch tôi còn nhận được 20 USD. Và chúng tôi có cơ hội gặp gỡ, nói chuyện nhiều từ đó", cô San Hô trầm ngâm nhớ về cơ duyên gặp gỡ của cả 2.
Sau 1-2 tháng quen nhau, chú Hermann phải về nước. Tuy nhiên vì hình bóng cô San Hô đã in vào tâm trí nên khoảng 5 tháng sau, vào dịp Noel, chú đã quyết định sang Việt Nam thăm cô. Cứ thế một năm 2 lần vào hè và Noel, chú lại sắp xếp công việc để sang gặp cô - người con gái mình thương.
Ảnh cưới cô chú ở Việt Nam.
Nói đến đây, cô San Hô cười, hồi đó cô không dám đi đâu một mình với người nước ngoài mà phải rủ em gái đi cùng nhưng với chú, cô đi một mình mà chẳng sợ gì. Có lẽ bởi chú hơn cô có 8 tháng tuổi nên mang lại cho cô sự gần gũi, thân thiết và tin tưởng giống như một người bạn.
Mặc dù cô chú gặp gỡ và đi chơi cùng nhau, thậm chí còn cùng nhau tâm sự mọi chuyện từ A-Z nhưng hồi đó chú lại nghĩ cô có người yêu rồi nên không để ý, chỉ coi cô là bạn bè, không suy nghĩ xa hơn. Thế nhưng tình cảm của cả 2 cứ phát triển dần sau lần thứ 3 chú sang Việt Nam. Sau câu hỏi "Em có thích sang Đức không?" và sau những chuyến đi chơi xuyên Việt cùng nhau, cô chú phát hiện ra tình cảm thật cả 2 dành cho nhau. Cũng từ đó, chú Hermann đã chủ động cầu hôn cô để giữ lấy một nửa của mình.
"Cả 2 đi chơi xuyên Việt bằng máy bay, tàu hỏa, và ô tô. Tôi giới thiệu với anh đất nước Việt Nam mình. Rồi anh biết tôi cũng có ý định với anh nên đã hỏi tôi rằng "Em có muốn làm vợ anh không? Rất đơn giản. Khi anh về nước cứ 2 tuần lại gọi điện cho tôi một lần tốn rất nhiều tiền điện thoại", cô San Hô cười nhớ lại.
Cô tổ chức ra mắt ở Đức.
Được biết, cuối năm 1996 cô San Hô và chú Hermann tổ chức đám cưới ở khách sạn nổi tiếng Sài Gòn. Năm 1997 cô sinh em bé đầu lòng và năm 1998 cô sang Đức sinh sống cùng chú sau khi làm xong thủ tục giấy tờ.
Cô San Hô chia sẻ, chồng cô là con một, gia đình có cơ ngơi đất đai thênh thang nên hồi cô cưới ở Việt Nam, bố mẹ chồng không sang tham dự vì bố chồng không thích con trai lấy người nước ngoài. Dẫu mẹ chồng cô lại không ý kiến gì, đối với bà chỉ cần con trai hạnh phúc là được nhưng bà là người đôn hậu, yêu thương chồng con giống người phụ nữ Việt Nam xưa nên rất tôn trọng ông. Chính vì vậy ngày đầu tiên cô sang Đức sinh sống, gặp bố mẹ chồng đã rất hồi hộp. Chưa kể, cô phải làm quen, gọi một người lạ hoắc là cha mẹ.
"Tôi sang Đức con khi ấy mới được 5 tháng. Khi đón 2 mẹ con về mẹ chồng mua hoa, bánh kẹo và chuẩn bị chỗ ở đàng hoàng. Tôi gặp bà, bà mừng rơi nước mắt ôm trầm lấy còn tôi cũng ứa nước mắt.
Ông không thích tôi nhưng ông bà lại rất nghe nhau. Lần đầu tiên gặp ông bà, tôi không hề biết và chẳng nhận ra là ông không thích mình nên cứ đối xử bình thường. Hơn nữa ngày đến, em bé lại giống ông nội nên ông nhìn thấy cháu là mừng ngay. Lúc đầu còn dè dặt, sau 1 thời gian thì ông cuốn cháu lắm. Cho tới bây giờ cháu ông vẫn đứng hàng đầu trong gia đình ", cô San Hô cho hay.
Mãi sau này ông xã kể cô San Hô mới biết, bố chồng từng không thích chồng cô lấy người nước ngoài.
Chia sẻ về thời gian đầu sang Đức, cô San Hô kể, vì đã biết một chút tiếng Đức nên cô không gặp khó khăn nhiều. Sau 14 ngày, cô chú làm lễ ra mắt gia đình chồng để giới thiệu. Mẹ chồng cô luôn là người giúp đỡ cô trong chuyện làm quen với phong tục ở đây. Bà là người sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà vợ chồng cô ở nên bà hướng dẫn cô từng chút một, ngay cả cách trang trí nhà cửa ngày Noel, cách bày bàn tiệc, các loại cốc uống rượu nào bà cũng dạy cô hết.
Nhờ mối quan hệ của cô và bố mẹ chồng tốt nên chồng cô chẳng bao giờ phải lo lắng chuyện "mẹ chồng nàng dâu", thậm chí ông bà còn coi cô như con gái trong nhà. Trước đây khi còn khỏe, ông bà luôn giúp đỡ vợ chồng cô khi có việc bận, có khi còn giặt quần áo cho.
"Mẹ chồng tôi là "bộ trưởng tài chính" của gia đình, cứ chủ nhật cụ mặc quần áo đẹp hơn ngày thường vì phong tục của đạo ngày chủ nhật thiêng liêng. Quần áo của ông hàng ngày cũng đều là do bà chuẩn bị. Bà có cái tính cách mà tôi tưởng tượng giống như người phụ nữ Việt Nam xưa ấy, không bao giờ to tiếng với chồng con và rất nhã nhặn, nề nếp. Mẹ tôi sang chơi nói rằng "con chẳng cần học đâu xa, cứ học mẹ chồng ấy, sang trọng, điềm đạm".
Còn bố chồng tôi là người khó tính và ngăn nắp, kỷ luật đúng kiểu người Đức, ăn uống phải đúng giờ", cô San Hô chia sẻ tính cách bố mẹ chồng.
Dù 91 tuổi nhưng bố mẹ chồng cô vẫn quan tâm ân cần cho nhau từng ly từng tí, bà chuẩn bị quần áo, nấu nướng cho ông.
Do làm công ty chồng 2 thành viên nên cuộc sống mỗi ngày của cô San Hô diễn ra hết sức bình yên và thư thả ở xa xứ, sáng dậy thong thả pha cà phê bình rồi bắt tay vào làm việc ở nhà. Hiện tại cô hài lòng với cuộc sống làm dâu xa xứ của mình.
Thổ lộ về bí quyết làm dâu của mình, cô San Hô cho biết, đối với cô sự thực lòng là điều quan trọng nhất. Trước đây khi mẹ chồng cô còn khỏe cứ cuối tuần, cô hoặc bà lại nấu bữa trưa cho cả gia đình. Hiện nay, mặc dù bố mẹ chồng đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn luôn muốn "tự thân vận động" mỗi khi vợ chồng hỏi giúp. Dù ở cùng một nhà nhưng ông bà vẫn ăn uống riêng và bà tự tay nấu cho ông, cả 2 cứ giúp nhau mọi việc dù đã hơn 90 tuổi.
Tuy nhiên, dù ăn riêng nhưng ngày nào cũng vậy, hơn 20 năm về làm dâu, cứ 15h30 là mẹ chồng cô lại pha cà phê mời con cháu lên uống. Cả nhà cô có 30 phút mỗi ngày ngồi cùng uống cà phê bình và trò chuyện. Thi thoảng cả gia đình lại cùng nhau ăn trưa ở nhà hàng. Đó chính là bí quyết để giúp mối quan hệ giữa cô và gia đình chồng rất tốt đẹp suốt hơn 20 năm nay.
Cuộc sống hạnh phúc, bình yên ở Đức của cô.
Muốn sửa sai vì còn thương bạn gái Tôi 33 tuổi, cô ấy 25 tuổi, bên nhau 4 năm, mọi khó khăn vui buồn hai đứa đều trải qua và giờ xa nhau. Tôi nghĩ cô ấy đã yêu tôi thật nhiều vì từng bỏ tất cả ở đất Sài thành để về với tôi, khi đó tôi khó khăn và cần cô ấy. Cứ nghĩ chúng tôi sẽ có cuộc...