Cô dâu ngoại quốc ở Đài Loan vẫn bị khinh rẻ
60% trong số 237 trường hợp cô dâu ngoại quốc tại Đài Loan đã thừa nhận bị khinh rẻ, bị gọi bằng đủ các loại tên khiếm nhã, dù đã sinh sống ở đây nhiều năm.
Không phải ai cũng có được gia đình hạnh phúc và được tôn trọng như cô dâu Việt Phạm Thu Trang này – Ảnh: Lucy Nguyễn
Việc điều tra về tình trạng các cô dâu ngoại quốc này là một động thái tích cực của Quỹ hướng dẫn viên tốt (Taiwan Good Shepherd Foundation) vừa thực hiện nhân dịp lễ Ngày của Mẹ sắp tới, theo tờ Thời báo Trung Quốc của Đài Loan vào ngày 8.5.
Tuyên Tuyên, cô dâu gốc Việt đã tới Đài Loan sinh sống 14 năm qua, đang có 3 cô con gái, buồn bã cho biết, mỗi lần Tết đến khi về nhà bố mẹ chồng, cả gia đình chồng đều ép cô phải một mình làm hết công việc dọn dẹp vệ sinh của cả nhà.
Do là thợ làm móng, Tuyên Tuyên không khỏi có lần phải ra công viên cắt sửa móng tay dạo cho khách, nhưng lại bị cánh mày râu đi ngang qua thô bỉ hỏi cô xem có “bán cái kia không?”, khiến cô rất buồn.
Trong quá trình điều tra, nhân viên của Quỹ hướng dẫn viên tốt cũng cho biết, không ít cô dâu đắng lòng tâm sự rằng, sau khi lấy chồng Đài Loan, mỗi lần họp đại gia đình nhà chồng, không ít người nhà chồng thô lỗ hỏi với nhiều câu rất khinh thường như: “Được mua về với giá bao nhiêu thế?”, “Có thể lấy được cô khác đẹp hơn không?”…
Để bù đắp cho các cô dâu ngoại quốc, Quỹ hướng dẫn viên tốt cho biết sẽ tổ chức đạp xe từ thiện từ ngày 4-15.7 để gửi gắm tình yêu thương giữa các bà mẹ là cô dâu ngoại quốc cùng con cái mình ở khắp mọi vùng tại Đài Loan.
Theo TNO
Hồng Kông xét xử vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử
Quan chức cấp cao thứ hai Hồng Kông đã bị đưa ra xét xử từ ngày 8.5 trong vụ án tham nhũng lớn và quan trọng nhất lịch sử đặc khu này, theo Tân Hoa Xã.
Video đang HOT
Quách Bính Liên (giữa) rời tòa án Luật Đông ở HK vào ngày 3.7.2012 - Ảnh: Reuters
Quách Bính Giang (giữa) rời tòa án Luật Đông ở HK vào ngày 3.7.2012 - Ảnh:Reuters
Giám đốc điều hành SHK Trần Cựu Nguyên rời tòa vào ngày 3.7.2012. Ảnh: Reuters
Có tiền mua đứt quan chức
Vụ án tham nhũng này được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng bởi dính líu tới 5 quan chức cao cấp Hồng Kông.
Đứng đầu là cựu Trưởng ty Hành chánh đặc khu hành chính Hồng Kông (chức vụ lớn thứ 2 ở Hồng Kông sau Trưởng Đặc khu) Hứa Sĩ Nhân (Rafael Hui, 66 tuổi), bị tố cáo ăn hối lộ của tập đoàn bất động sản Tân Hồng Cơ (Sun Hung Kai Properties Ltd, SHK). Ông này hiện đang là Ủy viên Thường vụ Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc.
Tiếp đó là hai anh em nhà họ Quách: Chủ tịch tập đoàn SHK Quách Bính Giang (Thomas Kwok, 63 tuổi) và Tổng giám đốc SHK Quách Bính Liên (Raymond Kwok, 62 tuổi); Giám đốc điều hành SHK Trần Cựu Nguyên (Thomas Chan, 67 tuổi); Phó chủ tịch Sở Giao dịch và thanh toán Hồng Kông (HKEx) Quan Hùng Sinh (63 tuổi).
Mỗi bị cáo hiện đều bị truy tố tới 8 tội danh và đều phải đóng từ 200.000 - 1 triệu đô la Hồng Kông (HKD) tiền bảo lãnh tại ngoại.
Họ Hứa từng là nhân vật lãnh đạo thế lực nhất nhì Hồng Kông, đồng thời cũng được coi là cánh tay mặt của Bắc Kinh đã bị Cơ quan độc lập bài trừ tham nhũng ICAC bắt giữ vào tháng 03.2012.
Phiên tòa xét xử dự tính sẽ kéo dài ít nhất 70 ngày với 82 nhân chứng bị triệu tập cùng dàn luật sư bào chữa hùng hậu của các bên.
Vụ án gây xôn xao dư luận không chỉ ở Hồng Kông mà còn cả đại lục bởi trong con số "khủng" 82 nhân chứng bị triệu tập có nhiều quan chức còn đang đương chức và cựu quan chức cấp cao của Quỹ tiết kiệm Hồng Kông (MPFA), quan chức quản lý-điều hành cấp cao của SHK, các chuyên gia pháp lý...
Anh em nhà họ Quách được đánh giá đã phải chi trăm triệu đô la Hồng Kông để mời dàn luật sư và cố vấn pháp lý hùng hậu về bảo vệ, trong đó gồm 2 luật sư chính là luật sư của nữ hoàng Anh là Clare Montgomery và Kelsey-Fry.
Phiên tòa được xét xử công khai, có gắn 3 màn hình lớn bên trong và 2 màn hình lớn bên ngoài để những người quan tâm có điều kiện theo dõi trực tiếp toàn bộ quá trình xét xử.
Bị tài phiệt kiểm soát
Với tài sản khổng lồ, khoảng 17,5 tỷ đôla, hai anh em họ Quách bị tố cáo lợi dụng sự dễ dãi của ông Hứa Sĩ Nhân, người do đại lục đề cử làm Trưởng ty hành chánh đặc khu hành chính Hồng Kông vào giữa thập niên 2000, chỉ đứng sau lãnh đạo số 1 của đặc khu là Tăng Âm Quyền.
Theo bản cáo trạng, số tiền tham ô này đã lên đến 4 triệu đôla Mỹ qua các thủ thuật cho vay không hoàn trả và quà biếu, gồm cả quà tặng bất động sản cao cấp. Cựu Trưởng đặc khu hành chánh Hồng Kông Tăng Âm Quyền (Donald Sang) vào tháng 6.2012 cũng thú nhận đã nhận nhiều quà cáp của giới doanh nhân (du lịch trên du thuyền, máy bay riêng...)
Kết quả là lớp quan chức chính quyền của đặc khu hành chánh này đã phát triển mối "quan hệ" thắm thiết với giới tài phiệt và bị xã hội đen Trung Quốc thao túng suốt nhiều thập niên. Việc vụ án bị phanh phui và công khai xét xử, theo phân tích của một số báo giới Hồng Kông, rằng nhằm một mặt làm cho công luận hiểu rằng chính quyền địa phương bị tài phiệt kiểm soát; mặt khác, đây cũng là đòn cảnh cáo giới thương gia từ nay phải thận trọng, không thể sống ngoài vòng pháp luật.
Cái giá phải trả
Cáo trạng nêu rõ trong thời gian 5 năm đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như giám sát hành chính Quỹ tiết kiệm MPFA, Trưởng ty Hành chánh đặc khu... Hứa Sĩ Nhân đã "tranh thủ" hưởng rất nhiều lợi ích từ các chức vụ này.
Trong đó, họ Hứa bị cáo buộc: đã nhận các chi phiếu trị giá 5 triệu tệ (16 tỉ đồng) của anh em nhà họ Quách từ 3.2005-6.2007 thông qua công ty tài chính Phi Đằng; đã nhận hối lộ 8,5 triệu tệ (27,2 tỉ đồng) từ hai anh em nhà họ Quách, Trần Cựu Nguyên, Quan Hùng Sinh, như khoản bồi dưỡng để giúp cho SHK hưởng nhiều ưu đãi; đã nhận hơn 11 triệu tệ (53,1 tỉ đồng) từ tháng 6.2005-1.2009 khi đang giữ chức trưởng ty Hành chánh và quan chức của đặc khu Hành chính; đã nhận 4,12 triệu tệ (13,1 tỉ đồng) của SHK thông qua doanh nghiệp Đức Phúc.
Ngoài ra, họ Hứa bị cáo buộc đã cùng Quách Bính Liên cung cấp các hóa đơn sai. Họ Hứa bị cáo buộc đã chấp nhận 3 khoản vay không tài sản thế chấp của SHK lần lượt là 900.000 tệ (2,8 tỉ đồng), 1,5 triệu tệ (4,8 tỉ đồng), 3 triệu tệ (9,6 tỉ đồng), tuy nhiên cả 3 khoản vay này đều không được khai báo.
Cáo trạng cũng chỉ rõ họ Hứa trong thời gian làm giám sát hành chính của MPFA đã được ở miễn phí hai căn hộ cao cấp liền kề tại khu Leighton Hill và khi bàn hợp đồng cố vấn với SHK đều không báo cáo lại cho MPFA.
Từ sau khi vụ án chính thức bị phanh phui (19.3.2012), Hứa Sĩ Nhân rơi vào cảnh liên tục bị chủ nợ tới đòi và đền bù các khoản tiền đã nhận, cuối cùng phải nộp đơn lên ngân hàng Đông Á xin phá sản.
Tháng 11.2013, tòa án tối cao Hồng Kông đã chấp nhận ban lệnh phá sản họ Hứa và Hứa Sĩ Nhân đã trở thành cựu quan chức cấp cao Hồng Kông đầu tiên bị phá sản ở đây.
Chính quyền Hồng Kông cũng tuyên bố ngưng cấp 80.000 tệ (256 triệu đồng)/tháng tiền trợ cấp cho họ Hứa.
Như vậy trong 4 năm phá sản, họ Hứa bị mất tổng cộng 3,84 triệu tệ (12,28 tỉ đổng). Căn cứ theo số liệu năm 2003 khi nghỉ hưu ở chức vụ ở MPFA ở độ tuổi 55, họ Hứa từng lĩnh lương hưu một cục ít nhất là 4,8 triệu tệ (15, 36 tỉ đồng).
Tập đoàn Bất động sản Tân Hồng Cơ (SHK) được thành lập vào năm 1958 bởi nhà tài phiệt Quách Đắc Sinh (Kwok Tak Seng). Trước khi qua đời năm 1990, ông này đã nhường quyền lãnh đạo SHK cho con trưởng Quách Bính Tương (Walter Kwok). Gia tộc họ Quách là tác giả những tòa nhà chọc trời và ngoài 3 tòa tháp cao nhất Hongkong (Central Plaza, International Finance Center và International Commerce Center), Tập đoàn này còn xây dựng hàng chục tòa chung cư, nhiều trung tâm mua sắm lớn và khu giải trí. Đây cũng là tập đoàn bất động sản lớn thứ hai thế giới, có tổng giá trị thị trường gần 39 tỉ USD. Ngoài lĩnh vực bất động sản, SHK còn kinh doanh truyền thông, vận tải ở Trung Quốc, Hongkong và Singapore.
Theo TNO
Tủi phận thân gái phải lấy chồng xứ người Khát khao có cuộc sống no ấm, đủ tiền thuốc cho mẹ già, tôi đã nghe người bạn giới thiệu lấy chồng Đài Loan để thay đổi cuộc đời. Tuổi thơ tôi lắm vất vả cơ cực. Bố mẹ ly dị khi tôi vừa chào đời. Chính vì vậy tôi luôn khát khao kiếm tiền để có thể giúp mẹ già khỏi cảnh...