Cô dâu MC Cbiz bỏ đám cưới để đưa tin động đất
Nữ MC Trần Oánh đã được xem là “ cô dâu MC đẹp nhất nước”.
Truyền thông Trung Quốc và cộng đồng mạng nước này ngày hôm qua đã đăng tải loạt ảnh của “cô dâu MC đẹp nhất nước”. Đoạn clip và hình ảnh của MC Trần Oánh trong trang phục áo cưới đang đưa tin về trận động đất tại tỉnh Tứ Xuyên trở thành chủ đề bàn luận lớn trên mạng.
Ngày hôm qua (20/4) cũng là ngày cưới của MC xinh đẹp Trần Oánh. Tuy nhiên, khi buổi lễ chuẩn bị diễn ra, cô MC xinh đẹp đã nhận được tin về trận động đất kinh hoàng. Bỏ dở lễ cưới của chính mình, vẫn còn mặc trang phục cô dâu, Trần Oánh vội vàng di chuyển đến hiện trường để tác nghiệp đưa tin về tình hình tại tỉnh Tứ Xuyên sau trận động đất. Tại hiện trường, MC xinh đẹp chạy khắp nơi trong bộ trang phục váy cưới để phỏng vấn người dân. Nhiều người có mặt cũng ngạc nhiên vì một người dẫn truyền hình đang mặc váy cưới.
Video đang HOT
Sau ngày hôm qua, thông tin và hình ảnh về Trần Oánh đã được tìm kiếm nhiều nhất trên trang Baidu. Cộng đồng mạng Trung Quốc khâm phục Trần Oánh và cho rằng dù lễ cưới chưa kịp diễn ra nhưng cô đã là cô dâu đẹp nhất.
Vào 8 giờ sáng ngày hôm qua (20/4), trận động đất mạnh 7 độ Richter đã càn quét khu vực Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên gây ra thương vong hơn 152 người và hàng nghìn người bị thương. Rất nhiều nghệ sỹ lớn nhưTriệu Vy, Huỳnh Hiểu Minh, Chương Tử Di…đã gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân.
Theo Kenh14
"Hố tử thần" cắt đứt đường Lê Văn Lương (Hà Nội):
Mời tư vấn độc lập tìm nguyên nhân
Sáng 20-8, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Sở Xây dựng và các bên liên quan bàn giải pháp khắc phục hố sụt lún cắt đứt đường trục phía bắc quận Hà Đông.
"Hố tử thần" trên đường trục phía bắc quận Hà Đông đang chờ "giải phẫu" để xác định nguyên nhân và trách nhiệm - Ảnh: Tuấn PHÙNG
Cùng với việc tìm giải pháp khắc phục sự cố, đảm bảo đi lại cho người dân nhanh nhất, cuộc họp thống nhất phương án thuê tư vấn độc lập kiểm định, đánh giá chính xác nguyên nhân. Khi có kết luận cuối cùng, bên nào sai sẽ chịu trách nhiệm và chi phí khắc phục.
Đổ qua đổ lại
Ông Nguyễn Quốc Hùng - giám đốc Sở GTVT Hà Nội - đã đề nghị thành lập hai bộ phận để khắc phục sự cố và tìm nguyên nhân. Theo đó, nhóm thứ nhất sẽ gồm Sở GTVT Hà Nội, Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT (TEDI - đơn vị thiết kế tuyến đường), Tập đoàn Nam Cường (nhà đầu tư tuyến đường) kiểm tra hiện trường để đề ra giải pháp khắc phục sự cố, đảm bảo việc đi lại của người dân và ngày 22-8 phải đưa ra phương án khắc phục sự cố. Nhóm thứ hai gồm thành phần của Sở GTVT, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm cũng như bài học đề phòng, khắc phục những sự cố tương tự. Ông Hùng đề nghị: "Các nhóm sẽ họp thống nhất với nhau mời chuyên gia, tư vấn độc lập để kiểm định, đánh giá, đưa ra nguyên nhân chính thức".
Ông Nguyễn Quang Huy - phó trưởng phòng quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết hệ thống cống ngang và dọc cùng với hố ga tại vị trí sạt lở đã bị phá hỏng, nước từ các nơi vẫn chảy về cống thoát, cống thu nước bị vỡ. "Có nhiều nguyên nhân gây ra sự cố như thế này nên phải chờ cơ quan kiểm định đánh giá nguyên nhân. Khi có nguyên nhân phải kiểm định lại chất lượng công trình khu vực bị sụt lở theo quy định" - ông Huy nói.
Tuy nhiên, ông Trần Oanh - tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường - cho rằng tuyến đường được đầu tư và thi công theo đúng quy định, được kiểm tra đánh giá chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Đến tháng 12-2011 (sau hai năm đưa vào sử dụng), tuyến đường được cấp chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực và chất lượng công trình. Ông Oanh cho rằng hồ điều hòa bên trái vị trí sụt lở khi thi công đào sâu 10m đến nay không sụt lún. Nếu không có yếu tố tác động bên ngoài như mưa bão và việc thi công tầng hầm công trình của Sông Đà - Thăng Long thì không xảy ra sụt lún.
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Trí Dũng, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long, cho rằng cần thống nhất với nhau đây là tai nạn do mưa lớn trong bão số 5. Còn nguyên nhân do bên nào chưa nên bàn vì chưa có giám định và kết luận. "Nếu nói chúng tôi rút cừ thi công móng và tầng hầm tòa nhà 104, 105 dự án Usilk City gây nên sự cố trên là không đúng. Vì hàng cừ vẫn còn và chúng tôi vẫn giữ để thi công tiếp tòa nhà 108, 109. Chúng tôi nhận tạm thời khắc phục sự cố chứ không phải nhận trách nhiệm nguyên nhân do chúng tôi gây ra. Công nhân cho biết trước khi có sự cố thì khi ôtô đi qua đoạn đường đó đã thấy nước phụt lên trên mặt đường. Nếu do công trình của chúng tôi gây ra thì nước sẽ không phụt lên trên mặt đường. Chưa nói đến chất lượng đường thì chưa nên nói do công trình của chúng tôi gây ra" - ông Dũng phản pháo.
Nhiều yếu tố gây lún sụt
Đến trưa 20-8, "hố tử thần" đã lan sang 1/3 làn đường chiều Hà Nội - Hà Đông. Tuy nhiên, ở phần đường phía Hà Đông - Hà Nội đã xuất hiện hàm ếch ăn sâu dọc đường cống thoát nước chạy dọc dưới nền đường. Các đơn vị liên quan đã hạn chế được nước chảy về hố theo đường cống. Tuy nhiên, theo một chuyên gia của Bộ Xây dựng quan sát hiện trường với tư cách cá nhân, sự cố trên là rất nghiêm trọng. Vị trí xảy ra sự cố có cả đường cống thu gom nước, hố ga và công trình xây dựng bên cạnh nên cần phải khảo sát, kiểm định để đánh giá nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Trước mắt, các đơn vị liên quan nên làm đường tránh phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục - nguyên chủ nhiệm khoa cầu đường Trường ĐH Xây dựng - cho biết có khá nhiều nguyên nhân gây ra "hố tử thần".
Nếu nền đất yếu dễ biến dạng, khi mưa to nước ngầm chảy qua cũng làm trôi đất, cát trong nền đường làm lún sụt. Có trường hợp đường đi qua mạch nước ngầm cũng làm rửa trôi vật liệu gây ra nền đường lún sụt cũng là có thể bị ảnh hưởng các công trình đang thi công bên cạnh đường. "Ví dụ trước đây đường chưa có công trình bên cạnh thi công thì nền đất ở đó ổn định và có lực phản áp từ hai bên áp vào đường giúp chống trụt, trượt cho nền đường. Nhưng nếu bên cạnh đường có đào hố móng, khoan cọc sâu thì hai bên đường bị mất phản áp cũng khiến nền đường mất ổn định bị phình, trượt ra ngoài làm đường trụt xuống. Nếu tháo nước từ hố cạnh đường thì khi nước chảy mạnh cũng có lực hút của nước cuốn trôi đất cát trên nền đường gây sụt lở. Cũng có trường hợp cống ngầm thi công bị hở nên nước chảy qua cống hút hết cát trong nền đường làm rỗng nền đường gây sụt lún... Tuy nhiên để xác định nguyên nhân chính xác cần tổ chức khảo sát, đánh giá cụ thể mới có thể kết luận được" - ông Trục cho biết.
Bên trái tuyến đường có công trình cao tầng Dự án tuyến đường trục phía bắc quận Hà Đông do Tập đoàn Nam Cường làm nhà đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) được khởi công tháng 1-2008, thông xe kỹ thuật tháng 1-2009 và khánh thành đưa vào sử dụng tháng 9-2010. Tuyến đường được thiết kế theo quy mô đường phố chính đô thị có chiều dài 8,1km, điểm đầu nối với đường Lê Văn Lương ở địa phận phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), điểm cuối thuộc địa phận phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông), tốc độ xe chạy thiết kế 80km/giờ, nền đường rộng 40m, gồm dải phân cách giữa 3m. Tổng mức đầu tư của dự án là 736 tỉ đồng. Khu vực sạt lở xảy ra sáng 19-8 tại vị trí có cống ngầm và hố ga thu gom nước dẫn đến hồ điều hòa bên phải đường (chiều Hà Nội - Hà Đông). Bên trái vị trí sụt lở là công trường thi công móng và tầng hầm của tòa nhà 104, 105 dự án Usilk City do Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long làm chủ đầu tư. Theo Vietbao