Cô dâu khoác áo Nhật Bình, chú rể diện áo tấc trong đám cưới
Trong ngày trọng đại của mình, cặp đôi Thùy Anh – Thành Nam đã chọn trang phục cổ thay cho váy cưới và vestton hiện đại.
Cặp đôi Thùy Anh (SN 1993, Hà Nam) – Thành Nam (SN 1996, Cao Bằng) gây bất ngờ khi mặc áo Nhật Bình và áo tấc thay cho váy cưới và Âu phục trong ngày trọng đại.
Thùy Anh là người yêu những giá trị cổ xưa nên khi có kế hoạch tổ chức đám cưới, cô nảy ra ý tưởng mặc trang phục cổ đe vua thoa man đam mê vua gin giu được net van hoa mang đậm bản sắc Viet.
Cô dâu Thùy Anh cho hay, áo Nhật Bình (cô dâu mặc) là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi; lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần của triều đình nhà Nguyễn. Tùy phẩm cấp mà màu sắc, hoa văn của Nhật Bình có điểm khác biệt để phân định. Áo Nhật Bình được đặt may bằng chất liệu gấm.
Áo tấc (chú rể mặc) – hay còn gọi là áo ngũ thân tay thụng, áo lễ, áo thụng – là là lễ phục trang trọng thời Nguyễn. Tên áo xuất phát từ phần viền áo rộng đúng 1 tấc. Hai loại áo này đều rất kỳ công khi may. Áo tấc được may bằng chất liệu tơ xước.
Video đang HOT
Cặp vợ chồng 9X mất khoảng 1 tháng để hoàn thiện bộ trang phục này. Họ tham khảo qua các diễn đàn liên quan đến trang phục cổ. Để bối cảnh phù hợp với trang phục, vợ chồng Thùy Anh và người bạn đã tự chuẩn bị hôn trường. Cô bày tỏ: “Ai ma khong mong co mot đam cuoi đep. Nhung đieu kien chua cho phep đe đau tu vao viec trang tri theo y muon nên chúng tôi đã tự làm gan nhu tat ca, khong ekip trang tri hung hau, cung khong co cac chuyen gia tu van hang đau”.
Tan dung chút von kien thuc thiet ke san co, cô dâu cung bạn bè len y tuong cho đám cưới của mình bang viec thiet ke 1 phong voi hoa tiet đoi Hac phi thien tren nen vang đong tram mac, ket hop cung lo hoa thien đieu cung đoi đon giả cổ nhằm tạo cảm giác giống các gia đình quyền quý ngày xưa.
Bên cạnh trang phục, bối ảnh, cô dâu chú trọng đến cách làm tóc và trang điểm cùng trang sức, đảm bảo mọi thứ đều hài hòa với nhau. Quá trình chuẩn bị hôn lễ, Thùy Anh khẳng định rất mệt. Nhiều khi mọi việc rối tung và thiếu thốn. Cô định từ bỏ ý định làm đám cưới, thay vào đó chuẩn bị mâm cơm báo hỉ cho gọn nhẹ. Sau cùng, thành quả tuyệt vời khiến cô quên đi những khó khăn vừa qua.
Khi biết vợ chồng Thùy Anh dùng trang phục cổ cho lễ vu quy, mọi người đều phản đối vì sợ tốn kém, rườm rà, chỉ có mẹ Thùy Anh là ủng hộ.
“Vợ chồng tôi vui vì giúp mọi người biết thêm về nét văn hóa truyền thống của Việt Nam”, cô dâu 9X nói.
Theo Thùy Anh, hai vợ chồng yêu nhau 3 năm mới quyết định kết hôn. Do chênh lệch tuổi tác nên thời gian đầu, bố mẹ hai bên có nhiều lo lắng. Sau này, hai bên thấy các con quyết tâm gắn bó, yêu thương nhau thật lòng, đã đồng ý tác thành.
Mặc dù ít tuổi nhưng Thành Nam khá chín chắn, biết quan tâm, lo lắng cho vợ. Thùy Anh khẳng định, vấn đề tuổi tác không ảnh hưởng đến tình cảm hai người dành cho nhau. Từ ngày bên Thành Nam, cô luôn được chồng chăm sóc hết mực.
Đàm Anh – nhiếp ảnh gia chụp bộ ảnh chia sẻ: “Đến đám cưới, tôi ngạc nhiên khi thấy hai bạn diện trang phục lạ vì bình thường, người ta thích mặc đồ hiện đại hơn”.
Nhiếp ảnh gia 9X cho biết thêm, ban đầu anh không biết đây là trang phục cổ nên không chuẩn bị ý tưởng gì. Sau khi tham khảo cô dâu, anh mới biết, đây là áo tấc và Nhật Bình. Quá trình diễn ra hôn lễ, anh cố gắng ghi lại khoảnh khắp đẹp và tự nhiên nhất cho cô dâu, chú rể. Đồng thời, lột tả được vẻ đẹp của trang phục.
Độc đáo cổ phục Việt trong đám cưới tại Cao Bằng
Một đám cưới mới diễn ra tại Cao Bằng với trang phục cô dâu chú rể gây chú ý. Vẫn là trang phục truyền thống Việt Nam nhưng không phải là áo dài mà là Nhật Bình - Áo Tấc.
Hiện nay, ngày càng nhiều cặp vợ chồng trẻ chọn lễ phục cưới truyền thống. Ngoài áo dài, không ít cô dâu mặc áo Nhật Bình, chú rể mặc áo Tấc đang dần phổ biến. Đây cũng là trang phục mà cặp vợ chồng trẻ Thành Nam - Thuỳ Anh (Cao Bằng) diện trong hôn lễ của mình.
Đám cưới với cổ phục triều Nguyễn. Ảnh: Đàm Anh (Toji)
Gọi là "Nhật Bình" là do phần hoa văn ở cổ áo có dạng hình chữ nhật cùng 2 viền bên ngoài. Phần tay áo được thêu hoa văn dải ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Áo "Nhật Bình" đã qua 60 năm mất dấu trong đời sống Việt, người ta chỉ có thể thấy nó khi tham quan lăng tẩm cung điện ở Huế hoặc sự kiện Festival Huế.
Theo Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Nhật Bình chính là thường phục của bậc Hoàng Thái hậu, Hoàng hậu, Hoàng Quý phi và là lễ phục của các bậc từ Nhất giai phi đến Tứ giai tần, tùy phẩm cấp mà màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng.
Ảnh: Đàm Anh (Toji)
Ảnh: Đàm Anh (Toji)
Cùng với Nhật Bình, Áo Tấc cũng là loại cổ phục thời Nguyễn, là loại lễ phục cổ đứng năm thân, tay thụng, mặc bởi cả phái nam và phái nữ thời Nguyễn. Mọi tầng lớp từ dân đen đến quốc chủ đều có thể mặc trong các dịp trang trọng.
Những nét truyền thống văn hoá Việt ngày càng phổ biển và được nhiều bạn trẻ yêu thích, chọn lựa cho ngày trọng đại của mình. Các bạn trẻ này cho rằng, "những nét đẹp truyền thống thì nên lưu giữ, đừng để biến mất và con cháu sau này chỉ mặc "váy Tây" ngồi xem trang phục truyền thống của các nước bạn".
Tuyển tập những bộ váy cưới "độc - dị" khó cảm, có những pha còn khiến dân tình mắt tròn mắt dẹt Có những bộ váy cưới mà người xem... từ chối hiểu luôn. Nhắc đến váy cưới là nghĩ ngay đến những bộ váy bồng bềnh gợi cảm giúp cô dâu xinh đẹp kiều diễn trong ngày đặc biệt nhất của cuộc đời. Thế nhưng không hiểu sao cũng chính là những bộ váy cưới thiêng liêng ấy, mà không ít những bộ "đi...