“Cô Đẩu” Công Lý ngày càng nữ tính khiến Táo Quân vướng tranh cãi dữ dội
Chương trình Táo Quân 2018 hiện đang vướng nhiều chỉ trích về việc xúc phạm giới LGBT khi nhiều ngôn từ dùng để nói về “Cô Đẩu” do Công Lý thể hiện như “bọn phụ nữ một nửa”, “chẳng phải nữ cũng chẳng phải nam”,”hifi” được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và gây phản ứng gay gắt trong giới LGBT. Mời độc giả cùng nhìn lại hành trình “chuyển giới” của Bắc Đẩu trong suốt 15 năm qua để xem “Cô Đẩu” đã ngày càng nữ tính như thế nào.
Năm 2003 – năm đầu tiên của Táo Quân, Bắc Đẩu vẫn diện vest lịch lãm, để đầu đinh và đeo khuyên cực ngầu, tuy nhiên, tay thì lúc nào cũng kè kè chiếc giũa móng rất nữ tính.
Sang đến năm 2004, vẻ nữ tính của Bắc Đẩu được thể hiện qua mái tóc dài vàng chóe điểm kim tuyến và trang phục màu tím mộng mơ.
Năm 2005, mặc dù tạo hình vẫn rất đơn giản và quê mùa, nhưng với mái tóc dài cộng với cử chỉ điệu đà nữ tính, Bắc Đẩu đã ngày càng giống “Cô Đẩu”.
Năm 2006, 2007, ngoại hình của nhân vật Bắc Đẩu không có nhiều thay đổi khi vẫn giữ nguyên kiểu tóc ép thẳng thời thượng và bộ cánh màu tím lãng mạn.
Màu tím dường như là màu yêu thích của Bắc Đẩu khi sang đến năm 2008, nhân vật tiếp tục sử dụng trang phục màu tím. Tuy nhiên, lúc này mái tóc ép thẳng đã được làm xoăn cho hợp thời và trang điểm chau chuốt hơn.
Video đang HOT
Hết xanh, Bắc Đẩu lại chuyển qua trang phục hồng vào năm 2009, tóc uốn xoăn lọn to và đã rất ra dáng một phụ nữ.
Năm 2010, Bắc Đẩu không có thay đổi lớn về trang phục nhưng mái tóc đã trở nên cá tính hơn với mái ngố, tóc thẳng cắt lớp và trang điểm đậm.
Mái tóc của Bắc Đẩu lại tiếp tục được thay đổi vào năm 2011 cho hợp thời. Lúc này, tính cách của nhân vật cũng đã ngày càng trở nên chua ngoa, danh đá để dễ dàng soi mói, bới móc các vấn đề nhức nhối của xã hội trong năm.
Được biết, chính Công Lý là người đã đề xuất ý tưởng biến nhân vật Bắc Đẩu trở nên nữ tính, đanh đá, chua ngoa hơn để dễ dàng soi mói, bóc mẽ các Táo.
Năm 2013 đánh dấu sự “lột xác” ngoạn mục của Bắc Đẩu khi nhân vật lần đầu tiên “độn ngực” và xuất hiện với diện mạo hoàn toàn giống một phụ nữ.
Năm 2014, Bắc Đẩu biến hóa liên tục với 3 trang phục khác nhau trong buổi chầu, tóc xoăn sóng tự nhiên, đầu đeo nơ và trang điểm đậm.
Màu hồng vẫn là màu sắc yêu thích của “Cô Đẩu” trong năm 2015, thậm chí, đến cả vẩy light trên tóc cũng phải là màu hồng.
Năm 2016, trang phục màu hồng nhẹ nhã nhặn của Bắc Đẩu nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả là đẹp và nữ tính.
Năm 2017, Bắc Đẩu “phá cách” với trang phục màu trắng – màu sắc lần đầu tiên được Bắc Đẩu sử dụng trong suốt hơn 10 năm Táo Quân. Điểm nhấn của bộ trang phục chính là chiếc mũ đội đầu với cả đàn bướm đủ màu sắc.
Năm 2018, Bắc Đẩu lộng lẫy nhưng cũng rất chua ngoa với 3 trang phục tông màu khác nhau, trong đó nổi bật nhất là trang phục màu nõn chuối lòe loẹt. Tuy nhiên, đây cũng là năm mà nhân vật Bắc Đẩu và cả ekip Táo Quân nhận nhiều chỉ trích khi bị cho là có những ngôn từ xúc phạm giới đồng tính.
Táo Quân 2018 bị tố xúc phạm người đồng tính: Tác giả kịch bản nói gì?
Theo Danviet
Cộng đồng LGBT lên án Táo Quân 2018 xúc phạm người đồng tính
Hai tổ chức đại diện cộng đồng LGBT Việt Nam đã gửi thư ngỏ tới ê-kíp Táo Quân và Đài Truyền hình Việt Nam phản ứng về chuyện đem giới tính nhân vật Bắc Đẩu ra chế giễu, mua vui.
Gặp nhau cuối năm - Táo Quân, một trong những chương trình truyền hình được yêu thích nhất Việt Nam vừa tổ chức ghi hình vào tối 2.2. Đây đã là năm thứ 15 liên tiếp chương trình được thực hiện và như thường lệ, được phát sóng vào đêm 30 Tết âm lịch.
Có thể nói, chương trình đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với đông đảo khán giả truyền hình Việt Nam. Có những người mặc nhiên coi Táo Quân là dấu hiệu của một năm mới hay "chưa có Táo thì chưa phải là Tết". Ngay từ số đầu tiên năm 2003, "Gặp nhau cuối năm" lấy tích Táo Quân chầu trời để phản ánh những câu chuyện, vấn đề nổi cộm trong xã hội trong suốt 1 năm thông qua một lăng kính hài hước đã gây ấn tượng với khán giả.
Ngoài các Táo, bộ 3 Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu đã trở thành những nhân vật không thể thiếu được của chương trình. Trong đó nhân vật Bắc Đẩu do NSƯT Công Lý thủ vai luôn là tâm điểm gây cười bởi giọng điệu cùng ngoại hình nữa nam nửa nữ. Trong Táo Quân 2018, vai diễn này tiếp tục gây ấn tượng bằng tạo hình lưỡng tính và bị các Táo chỉ trích nặng nề về vẻ bề ngoài như: "trông như con cave già chuyển giới hỏng" hay "nam không ra nam nữ không ra nữ", "Con chi sống trên trời không phải nữ cũng chẳng phải nam", "bọn phụ nữ một nửa"...
Bức ảnh trong chương trình Táo Quân được iSEE và ICS sử dụng trong thư ngỏ.
Chính nhưng chi tiết này đã làm dấy lên làn sóng phẫn nỗ từ cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Theo đó Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Trung tâm ICS - Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT đã đăng tải thư ngỏ gửi tới ê-kíp thực hiện Táo Quân và Đài Truyền hình Việt Nam lên tiếng phản đối việc LGBT bị nhắm tới làm trò cười, đưa thông tin sai lệch, thậm chí xúc phạm với ngôn từ tệ hại trong chương trình.
Ở phần đầu thư iSEE và ICS khẳng định mình là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển, bảo vệ quyền con người với các giá trị tự do, bình đẳng và khoan dung. Không những vậy 2 đơn vị này còn có nhiều chương trình hợp tác với VTV nhằm đưa hình ảnh người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) đến gần hơn với công chúng cũng như các chương trình đối thoại chính sách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của cộng đồng LGBT.
Tuy nhiên, Táo Quân 2018 là một chương trình lớn lại tồn tại những "hạt sạn" mà Viện iSEE và ICS cho rằng không nên xuất hiện trên Đài Truyền hình quốc gia. Cụ thể trong thư 2 tổ chức này đã nhắc đến việc trong nhiều năm liền, cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) luôn là đối tượng bị chương trình Gặp nhau cuối năm mang ra làm trò cười, đưa thông tin sai lệch, thậm chí xúc phạm với ngôn từ tệ hại.
"Là những tổ chức đã có nhiều năm hoạt động vì quyền của cộng đồng LGBT, chúng tôi chính thức lên tiếng phản đối việc sử dụng những từ ngữ miệt thị công khai làm tổn thương những thành viên của cộng đồng LGBT chỉ vì đặc điểm cơ thể của họ, cũng như làm khắc sâu thêm những định kiến và phân biệt đối xử trong xã hội với nhóm cộng đồng này", iSEE và ICS lên tiếng.
Sau khi được đăng tải bức thư ngỏ của iSEE và ICS thu hút khá nhiều ý kiến tranh cãi về việc đưa hình ảnh LGBT vào chương trình. Đa số các thành viên LGBT ủng lộ lá thư khi đã nói ra những cảm xúc của họ sau khi xem chương trình và mong muốn Táo Quân sẽ thay đổi. Trong khi đó không ít khán giả của chương trình vào phản pháo cho rằng những gì chương trình phản ánh về thực trạng về LGBT tại VIệt Nam chứ không nhằm mục đích kỳ thị hay chế nhạo những người thuộc cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó rất nhiều người đặt ra câu hỏi Bắc Đẩu là nhân vật đã gắn bó với Táo Quân suốt 15 năm qua nhưng tại sao cho tới năm nay iSEE và ICS mới viết thư phản đối.
Theo Danviet
Lý do "Cô Đẩu" Công Lý nhiều vai nhưng ít đất diễn Táo Quân 2018 Táo Quân 2018 vừa kết thúc 3 buổi ghi hình tại Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội. Nhiều người cho rằng, so với mọi năm, năm nay vai "Cô Đẩu" của NSƯT Công Lý hơi ít "đất" diễn nên nhân vật này không ấn tượng như mọi năm. Trong Táo Quân, nhân vật Bắc Đẩu (hay Cô Đẩu) do NSƯT Công Lý...