Cố đạo diễn Andrej Wajda: “Ông vua giải thưởng” của điện ảnh Ba Lan
Được mệnh danh là nhà làm phim huyền thoại, là nhân vật đặt nền móng cho sự phát triển của điện ảnh Ba Lan – cố đạo diễn Andrej Wajda (1926 – 2006) có tới 3 tác phẩm được BTC Haniff 2018 lựa chọn trong chương trình Tiêu điểm điện ảnh Ba Lan để giới thiệu với khán giả thủ đô vào tháng 10 năm nay.
Đạo diễn Martin Scorsese đã từng ca ngợi Andrej Wajda là “bậc thầy làm phim”. Quả đúng vậy, suốt chiều dài hơn 60 năm sự nghiệp cùng hơn 50 tác phẩm lớn nhỏ, nhà làm phim đại tài người Ba Lan đã “thâu tóm” cho mình gần như tất cả giải thưởng danh giá, minh chứng cho cuộc đời nhiệt huyết cống hiến hết mình cho nghệ thuật thứ 7.
Huyền thoại Andrej Wajda
Andrej Wajda sinh năm 1926 tại Suwaki, trong một gia đình gia giáo có mẹ là giáo viên còn bố là sĩ quan quân đội. Sau thế chiến thứ 2, ông giải ngũ và theo đuổi đam mê nghệ thuật tại trường điện ảnh ód – nơi sản sinh biết bao đạo diễn lừng danh như Krzysztof Kie”7;lowski hay Jerzy Skolimowski.
Cơ duyên thực hiện phim đầu tay đến với Andrej Wajda khi nhờ vào mối quan hệ với đạo diễn nổi tiếng Aleksander Ford, ông được trao cơ hội làm tác phẩm A Generation ( Một thế hệ) (1955). Một thế hệ nằm trong bộ ba phim lấy đề tài sau chiến tranh của Andrej Wajda, gồm có Kanal và Ashes and Diamonds ( Tro tàn và Kim cương).
Khi đó, Andrej còn bị đánh giá là mắc nhiều lỗi sơ đẳng của người mới vào nghề, nhưng không thể phủ nhận sức hấp dẫn đến từ câu chuyện phản ánh tác động của chiến tranh thế giới đối với thế hệ trẻ Ba Lan. Tiếp đến, phải kể tới Kanal(giành giải đặc biệt của BGK tại LHP Cannes 1957), phim tái hiện lại cuộc khởi nghĩa năm 1944 tại thủ đô Warszawa. Nhưng đỉnh cao nhất, chính là Ashes and Diamonds ( Tro tàn và Kim cương) năm 1958 với giải phim hay nhất Viện Hàn lâm Anh Quốc (1960) và LHP Venice (1959).
Cảnh trong phim Tro tàn và Kim cương
Tro tàn và Kim cương là dấu mốc to lớn của lịch sử điện ảnh Ba Lan, một tác phẩm hoàn hảo, xuất sắc trên nhiều phương diện, chuẩn mực dành cho thế hệ làm phim sau này. Thông qua câu chuyện ly kỳ về hai nhân vật thuộc Quân đội Ba Lan có nhiệm vụ ám sát một quan chức cấp cao của phe đối địch, Andrej Wajda đã mang đến một giai đoạn chân thực vào thời điểm quân Đức đầu hàng, người dân Ba Lan chuẩn bị cho cuộc sống mới bên cạnh người anh lớn Liên Xô.
Video đang HOT
Sau đó, người hâm mộ được chứng kiến một thập niên 70 – 80 rực rỡ trong sự nghiệp của nhà làm phim đến từ Đông Bắc Ba Lan. Tác phẩm The Promised Land ( Miền đất hứa) chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển của nhà văn tài hoa Wladyslaw Reymont đã giành lấy hạng mục phim hay nhất tại LHP Moscow cũng như đề cử Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài năm 1975.
Miền đất hứa mang đến một xã hội Ba Lan vô cùng chân thực
Là một người có chủ trương tự do trong sáng tạo, thoát khỏi dòng phim tuyên tuyền, Andrej Wajda luôn mang đến tính nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo, lòng xót xa và đồng cảm với sự hy sinh, mất mát vô bờ mà con người Ba Lan và nhân loại phải hứng chịu. Trong Miền đất hứa, điều làm người xem ấn tượng nhất chính là bức tranh toàn cảnh về xã hội Ba Lan thời kỳ công nghiệp hóa cũng như những mặt trái của chủ nghĩa tư bản mang lại.
Sau đó, là một loạt những thành công khác như: Man of Marble ( Người đàn ông đá cẩm thạch – 1976) kể về một người công nhân có xuất thân mập mờ lại trở thành một biểu tượng anh hùng của dân tộc hay Man of Iron ( Người đàn ông sắt - 1981) giành giải Palme d’Or tại LHP Cannes là câu chuyện về một nhà lãnh đạo, lấy cảm hứng từ cuộc đời của cựu Tổng thống Ba Lan – Lech Walesa. Với tư tưởng bình đẳng, bắc ái, luôn đồng hành cùng dân tộc qua điện ảnh, Andrej Wajda từng được đề bạt thử sức ở địa hạt chính trị 2 năm, trước khi quay trở về với đam mê từ thuở ban đầu.
Andrej Wajda cũng từng là một nhà hoạt động chính trị
Những năm sau 2000, Andrej Wajda đi sâu nhiều hơn vào đề tài khai thác nội tâm con người. Điển hình phải nói tới Tatarak ( Ngọt ngào vội vã, năm 2009) kể về một người phụ nữ lớn tuổi mang nỗi đau dai dẳng mất con trong chiến tranh. Bà cảm thấy cuộc sống thường ngày của mình rất cô độc, chán chường cho tới khi gặp gỡ một thanh niên trẻ tuổi mang đến cho bà cảm giác của tuổi thanh xuân. Bộ phim đã giành giải cao nhất tại LHP Berlin năm 2009.
Tatarak xoáy sâu vào nội tâm giằng xé của con người
Ngọt ngào vội vã là sự hòa quyện tuyệt vời của mọi cảm xúc trong tình yêu, đau khổ và cái chết, như những gì vĩ đại nhất mà Andrej Wajda đã mang đến cho nhân loại. Giới phê bình cũng đặc biệt đánh giá cao sự sáng tạo qua những cảnh quay dưới nước trong phim.
Vĩ đại là thế nhưng Andrej Wajda lại không có duyên với giải Oscar, phim của ông chỉ dừng lại ở các đề cử. Tuy nhiên, với những cống hiến của mình, ông vẫn được xướng tên ở giải Thành tựu trọn đời tại lễ trao giải của Viện Hàn lâm năm 2000. Trước đó, ông cũng đã giành được giải Sư tử vàng danh dự trong LHP Venice năm 1998. Năm 2006, Andrzej Wajda đã được trao giải Gấu vàng cho cống hiến trọn đời tại LHP Quốc tế Berlin.
Andrzej Wajda nhận giải Oscar cho Thành tựu trọn đời năm 2000
Cho đến những năm tháng cuối đời, ông vẫn không ngừng miệt mài làm nghệ thuật bằng việc ra mắt phim Afterimage ( Di ảnh, 2016) khi đã 90 tuổi, không khỏi khiến những đồng nghiệp trong giới làm phim tỏ lòng ngưỡng mộ. Sự ra đi của ông là tổn thất to lớn đối với văn hóa Ba Lan nói riêng cũng như toàn thể công chúng tôn sùng tính chân – thiện – mỹ trong nghệ thuật.
Ông vẫn miệt mài làm phim ở tuổi 90
Đặc biệt, trong thời gian diễn ra Haniff 2018 từ ngày 27 – 31/10/2018, ba tác phẩm của cố đạo diễn Andrej Wajda trong tổng số 10 phim nổi tiếng của Ba Lan gồm: Ashes and Diamonds ( Tro tàn và Kim cương), Promised land ( Miền đất hứa) và Tatarak ( Ngọt ngào vội vã) sẽ được công chiếu miễn phí tại một số cụm rạp. Đây quả thực là dịp tốt để những người yêu điện ảnh có cơ hội tiệm cận gần nhất chuẩn mực của môn nghệ thuật thứ 7.
Theo Thế Giới Điện Ảnh
Mỹ thử nghiệm căn cứ không quân "đóng hộp" đề phòng Nga tại châu Âu
Không quân Mỹ đang thử nghiệm loại căn cứ "đóng hộp" mới ở Ba Lan nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai lực lượng tại quốc gia nào ở châu Âu, sẵn sàng tác chiến trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Binh sĩ Mỹ tại Ba Lan (Ảnh minh họa: Reuters)
Theo Defense News, căn cứ "đóng hộp" mà Mỹ đang thử nghiệm ở Ba Lan sẽ cho phép Mỹ di chuyển nhanh chóng tới một địa điểm của quốc gia đối tác, thiết lập nên căn cứ không quân tạm thời, triển khai phi đội và đẩy nhanh tốc độ sẵn sàng tác chiến" trong bối cảnh căng thẳng với Nga vẫn đang có dấu hiệu leo thang.
"Khi chúng tôi triển khai lực lượng vào thời bình, các nước chủ nhà rất hào phóng hỗ trợ. Nhưng trong khủng hoảng, các đối tác sẽ cần lực lượng của họ để thực hiện các nhiệm vụ mà nước đó ưu tiên và chúng tôi buộc phải tham gia vận hành và tác chiến cùng", Chuẩn Tướng Roy Agustin, Giám đốc hậu cần, kỹ thuật và bảo vệ lực lượng của Không quân Mỹ, cho biết.
Ông Agustin giải thích rằng thay vì trở thành "gánh nặng" cho các đối tác khu vực bằng việc yêu cầu họ cung cấp điện năng và nơi đồn trú, các căn cứ "đóng hộp" có tính lưu động cao và cho phép họ triển khai và sẵn sàng tác chiến nhanh chóng.
Dù thuật ngữ "đóng hộp" khiến mô hình căn cứ này nghe có vẻ nhỏ gọn, nhưng thực tế để triển khai trọn vẹn, nó cần rất nhiều các thành tố cấu thành. Theo Defense News, Mỹ đã triển khai 87 xe tải, 2 máy bay vận tải quân sự C-130J và một đoàn tàu để mang 321 thiết bị tới Ba Lan trong lần tập dượt vừa qua.
Chuyến hàng đầu tiên được xếp lên phương tiện vào ngày 16/7 và toàn bộ mọi thiết bị tới Ba Lan vào ngày 31/7. Do căn cứ này mới đang trong giai đoạn thử nghiệm nên Mỹ mới chỉ lắp đặt 20 % so với hệ thống căn cứ đầy đủ.
Ông Agustin giải thích rằng hệ thống căn cứ này khác biệt với những căn cứ lưu động truyền thống là nó bao gồm cả bộ phận y tế, bộ phân vận tải, phương tiện xây dựng và công cụ để lắp đặt căn cứ. Không quân Mỹ sẽ đặt hệ thống này trên khắp châu Âu, để có thể triển khai nhanh chóng khi xảy ra mối đe dọa về an ninh.
Động thái của Mỹ được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa NATO và Nga không có dấu hiệu giảm nhiệt kể từ vụ việc bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014, cũng như phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào nội bộ Ukraine.
Đầu năm nay, Ba Lan được cho là đã sẵn sàng chi 2 tỷ USD để mời quân đội Mỹ về đồn trú dài hạn nhằm đối phó với Nga. Hồi cuối tháng 5, Moscow cho biết hành động của Ba Lan có thể "dẫn đến sự đáp trả từ phía Nga".
Đức Hoàng
Theo Dantri/Newsweek
Mỹ thử nghiệm căn cứ 'đóng hộp' đề phòng Nga tại châu Âu Không quân Mỹ đang thử nghiệm căn cứ không quân "đóng hộp" mới ở Ba Lan chuẩn bị tác chiến trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga. Theo Defense News, căn cứ "đóng hộp" mà Mỹ đang thử nghiệm ở Ba Lan sẽ cho phép lực lượng Mỹ di chuyển nhanh chóng tới một địa điểm của quốc gia đối tác,...