Co cụm trước, liên minh sau
Ngày 28.1, tại Síp sẽ diễn ra cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Síp, Hy Lạp và Israel.
Chia sẻ Cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Síp, Hy Lạp và Israel sẽ diễn ra tại Síp – Ảnh: Reuters
Đây không phải thuần túy chỉ là một cuộc thượng đỉnh tay ba bình thường mà rất có thể khởi đầu quá trình hình thành một liên kết mới về chính trị, kinh tế hoặc cả về quân sự – an ninh ở khu vực Địa Trung Hải. Hiện tại mới có những biểu hiện về sự co cụm ba bên nhưng mục tiêu xa hơn là thành lập liên minh.
Cả ba theo đuổi lợi ích riêng nhưng cũng có cả lợi ích chung. Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh đang chìm đắm trong biến động về chính trị an ninh ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến cả ba nước này. Cả ba đều có vướng mắc lâu nay với Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang đóng vai trò không nhỏ trong tình hình những khu vực nói trên. Việc Mỹ xao nhãng trong khi Nga tăng cường can dự vào những nơi này khiến họ càng thêm lo ngại sâu sắc, thậm chí đến mức hoang mang và bế tắc.
Video đang HOT
Ngoài ra, khai thác nguồn khí đốt ở Địa Trung Hải vừa là ưu tiên mới của từng nước vừa buộc họ phải hợp tác với nhau. Cho nên, co cụm tay ba gần như là lựa chọn khả thi và có lợi nhất trong bối cảnh hiện tại khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu chiến lược về lâu dài của họ còn vươn xa hơn thế. Hy Lạp không mặn mà cho lắm nhưng Síp và Israel rất sốt sắng với ý định thúc đẩy hợp tác về quân sự và an ninh để đối phó Thổ Nhĩ Kỳ và những tổ chức Hồi giáo cực đoan. Tuy không thành lập liên minh nhưng hoạt động như liên minh quân sự. Nhưng đó sẽ là chuyện về sau này.
La Phù
Theo Thanhnien
Giảm thiểu tình huống ngoài ý muốn trên Biển Đông
Hôm nay 3.11, đợt hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác chính thức khai mạc tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, Hishammuddin Hussein trả lời phỏng vấn báo giới - Ảnh: Lam Yên
Kéo dài trong 2 ngày với chủ đề "Duy trì sự ổn định an ninh khu vực cho và bởi người dân", đợt hội nghị có sự tham dự của đại diện quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 đối tác đối thoại gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Úc. Thứ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh hải quân Nguyễn Văn Hiến dẫn đầu đoàn VN.
Ngày 2.11, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Hishammuddin Hussein đã có cuộc gặp gỡ báo giới trước thềm hội nghị. Trả lời câu hỏi của Thanh Niên: "Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận cụ thể thế nào tại hội nghị lần này?", ông cho biết: "Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Điều mà các bộ trưởng quốc phòng ASEAN quan ngại nhất đó là những hành động và tình huống phát sinh không lường trước trên biển không được xử lý một cách tốt nhất từ những phía liên quan. Vì vậy, hội nghị lần này sẽ thảo luận về những động thái quốc phòng cần thiết để đảm bảo giảm tối đa những tình huống ngoài ý muốn".
"Trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra tiếng nói chung, đưa ra những biện pháp cụ thể hơn để đạt được hiệu quả khả quan", ông Hussein nói.
Trước câu hỏi về việc Mỹ đưa tàu chiến tuần tra áp sát đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây đắp trên Biển Đông, ông Hussein nói: "Tôi không đồng tình với bất cứ sự tàn phá nào tới hạ tầng khu vực của chúng ta. Sự có mặt của Mỹ thật ra sẽ giúp rất nhiều cho sự ổn định của khu vực. Theo tôi biết, Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc hội đàm và có vẻ đã có kết quả tạm ổn. Tôi rất nóng lòng được nghe về vấn đề này từ các bộ trưởng quốc phòng của 2 nước".
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nhận định thêm trong bối cảnh nhiều cường quốc đang có mặt trong khu vực, điều cần làm là ASEAN cần tăng cường đoàn kết hơn nữa để tạo thành một khối vững chắc. "Khi có cùng chí hướng, chúng ta sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trước những cường quốc", ông khẳng định.
Bên cạnh đó, tại hội nghị lần này, ASEAN sẽ thảo luận những biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa các thành viên để chuẩn bị cho Cộng đồng chính trị an ninh ASEAN dự kiến ra đời vào cuối năm nay. Trước nguy cơ một số nước ASEAN trở thành trạm trung chuyển của những phần tử khủng bố thông qua di cư bất hợp pháp, Malaysia trước mắt sẽ chủ trì một cuộc họp đặc biệt về vấn đề tuần tra eo biển Malacca với sự tham gia của Indonesia, Singapore và Thái Lan.
Lam Yên
(từ Kuala Lumpur)
Theo Thanhnien
Biển Đông tiếp tục nóng ở Hội nghị quốc phòng ASEAN Biển Đông là một trong những vấn đề nóng sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN(ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) lần thứ ba diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 2 - 5.11. Mot cuoc hop trong khuon kho ADMM ngay 2.11 - Ảnh: Lam Yên Tham...