Cơ cực gia đình có nhiều thế hệ mắc bệnh Parkinson
Gia đình nhỏ bé ấy cứ nương tựa vào nhau để sống với tiền lương làm công nhân của chị Hà, rồi đây khi chị Hà lâm bồn thì khó khăn sẽ chồng chất hơn, khát vọng được đi lại, được tới trường của cháu Sơn sẽ lại lùi lại một bước.
Chúng tôi về thôn Mai Xá, xã Song Mai, huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên, vùng đất thôn quê hiền hòa với đường làng, bờ tre, ao cá và những điều bình dị viên mãn. Ngôi nhà im ắng này làm chúng tôi cảm thấy có điều gì trăn trở, đằng sau cánh cửa luôn khóa là hình ảnh một người đàn ông lê lết dưới sàn nhà và đứa trẻ tội nghiệp chỉ biết chậm chạp một góc theo cha. Bầu trời của họ là khoảng diện tích nhỏ bé đằng sau cánh cửa này.
Đây là gia đình anh Đào Nguyên Yên, sinh năm 1978. Nói về số phận và cuộc đời anh Yên, có lẽ ai nghe cũng có chút chạnh lòng xót xa, mồ côi mẹ từ năm lên 10, bố đi lấy vợ hai, bỏ lại anh một mình bơ vơ giữa vùng quê lam lũ, may mắn anh được chú ruột nhận về nuôi, trưởng thành rồi lấy vợ sinh con. Những tưởng cuộc sống như thế là yên bình trôi qua.
Sự nghiệt ngã thật sự đến khi anh 27 tuổi, căn bệnh Parkinson trước đây cướp đi người bà ngoại và người mẹ yêu quý của anh giờ đây hành hạ anh đến tận cùng nỗi đau. Đôi chân và tay anh trở nên teo nhỏ lại, không còn khả năng đi lại. Để di chuyển, anh lê lết với đôi tay và đôi chân còi cọc. Từ một người lao động chính trong nhà, anh thành người phụ thuộc vào người vợ lam lũ, đang mang bầu đứa con thứ hai đến tháng thứ 9.
Khó khăn sẽ chồng chất hơn, rồi khát vọng được đi lại, được tới trường của cháu Sơn sẽ lại lùi lại một bước.
Nghiệt ngã hơn, cháu Đào Nguyên Sơn, con trai anh Yên, năm nay mới lên 9 tuổi nhưng đã có dấu hiệu bệnh tật giống như bố, không đi lại được và nói không rõ, mặc dù khi sinh ra lớn lên tới tận lúc 6 tuổi cháu là đứa bé rất kháu khỉnh, thông minh. Mẹ cháu kể, nhiều lúc cháu bập bẹ khoe: “Mẹ ơi, con đi được này”. Nhưng thằng bé cố một hai bước đi rồi ngã, những vết xước, vết thương chảy máu trên mặt cháu là kết quả của những lần tập đi không người dìu. Sáng sáng mẹ đi làm, Sơn ở nhà cùng bố lê lết trên nền nhà, được bố nấu cơm rồi bón cho ăn, cuộc sống cứ thế trôi trong tủi cực.
Chị Vũ Thị Hà vợ anh Yên luôn nghĩ đã may mắn lấy được người chồng hết mực yêu thương mình, nhưng số phận lại chẳng công bằng khi bắt đôi vai nhỏ bé của chị gánh vác trách nhiệm của một người chồng. Một mình chị với bụng bầu 9 tháng phải lo cho cả một gia đình 3 con người, rồi tới đây là thêm một sinh linh bé bỏng nữa, sẽ chẳng biết em bé trong bụng có giống như bố và anh trai mình không, nhưng chắc chắn, em bé đó được sinh ra khi hoàn cảnh gia đình đang rất cơ cực.
Gia đình nhỏ bé ấy cứ nương tựa vào nhau để sống với 2,5 triệu một tháng, số tiền lương làm công nhân của chị Hà, rồi đây khi chị Hà lâm bồn thì khó khăn sẽ chồng chất khó khăn hơn, rồi khát vọng được đi lại, được tới trường của cháu Sơn sẽ lại lùi lại một bước. Một tương lai không lấy gì sáng sủa cứ đang bủa vây đến gia đình bé nhỏ này, chúng tôi thầm nghĩ mà không khỏi xót xa.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1374: Chị Vũ Thị Hà (vợ anh Yên), thôn Mai Xá, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. ĐT: 0966648754 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Video đang HOT
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Huệ Hướng
Theo Dantri
Nghẹn đắng với phở "bình dân" 70.000 đồng/tô, cơm rang 130.000 đồng/đĩa
Gọi bát phở bò, chị Nguyễn Thị Thu Thủy (ngõ 2 Đại Từ, Q.Hoàng Mai) đã thất vọng khi bát phở chỉ lõng bõng vài cọng bánh, hành tươi và thịt bò thái nhỏ nhưng điều sốc hơn là chị phải trả tới 140.000 đồng cho hai tô phở quá bình dân này.
Chặt chém ngay thủ đô
Do đi đón người nhà vào sáng sớm tại bến xe Giáp Bát, chưa kịp ăn gì chị Thu Thủy cùng người nhà rẽ vào một quán phở ở ngõ 23 Kim Đồng, ngay cạnh bến xe Giáp Bát. Đúng lúc đang lưỡng lự thì chủ quán chạy ra kéo với tay nói "vào đây ăn đi cái gì cũng có giá sinh viên ấy mà". Bước vào trong quán, chị Thủy gọi hai bát phở bò và quan sát thấy các đồ dùng cũng thuộc dạng bình dân với ghế bàn nhựa nhỏ xếp thành hàng.
Lát sau, phở bò và trà đá được đem ra kèm theo. Tuy nhiên, ngay khi bát phở bò được đem ra, chị Thủy khá hụt hẫng vì bát phở chỉ có vài cọng bánh, hành và thịt bò được thái miếng rất nhỏ, nước dùng ngọt lịm vị của mì chính nên rất khó ăn. Đã gọi rồi nên chị và người nhà đành phải cố ăn.
Tuy nhiên, đến lúc tính tiền, chủ quán tính lên tới 140.000 đồng cho hai bát phở bò bình dân. Thắc mắc vì giá quá đắt, chị Thủy nhận được câu trả lời "sao không hỏi giá trước khi vào ăn". Quá bức xúc, chị Thủy đành ngậm ngùi trả tiền mà không khỏi "choáng" với cách làm ăn của cửa hàng này.
Quán ăn tại ngõ 23 Kim Đồng bán phở 70.000 đồng ngày thường khiến nhiều khách hàng bức xúc. Ảnh do chị Nguyễn Thị Thu Thủy, một nạn nhân bị chặt chém tại đây cung cấp.
Vừa đi ra khỏi cửa, một số người xung quanh lắc đầu ngao ngán hỏi chị Thủy "lại bị chặt chém à?" rồi tiếp lời "ở đây nhiều người bị chặt chém quá đáng quá nên đôi co, cãi nhau với chủ quán là chuyện thường xuyên".
Chị Thủy kể: "Có bác xe ôm bảo may là còn ăn phở chứ ăn cơm rang, phở xào còn bị chém đẹp hơn, có khi tới 130.000 - 150.000 đồng/đĩa". Nghe vậy, chị Thủy càng thêm bức xúc và cạch mặt quán đến già!
Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hằng (H.Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) còn thảm hơn khi phải trả tới 130.000 đồng cho một đĩa cơm rang và cốc trà đá. Từ quê xuống bệnh viện Bạch Mai khám bệnh, lúc đi sáng sớm nên chị Hằng không kịp ăn gì, đến Hà Nội chị bị tụt huyết áp vì đói quá nên rẽ vội vào quán ăn ngay cổng sau của bến xe Giáp Bát. Chị gọi đĩa cơm rang bò và cốc trà đá nhỏ nhưng phải trả tới 130.000 đồng, trong đó cơm rang giá 110.000 đồng và trà đá 20.000 đồng.
"Nói thật đồ ăn quá bình thường, không gian cũng tồi tàn bụi bẩn mà giá quá đắt. Với giá này tôi mua được 10 bát phở như vậy ở quê tôi", chị Hằng bức xúc.
Việc các quán ăn cạnh bến xe, ga tàu...chặt chém du khách đã có từ lâu với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn rất đông người dân từ các vùng quê ra HN trở thành nạn nhân của các chiêu trò làm ăn của các cửa hàng này, đến mức từ nhiều năm nay, đồ ăn tại các bến xe khách Mỹ Đình, Giáp Bát đã trở thành nỗi khiếp sợ của bao nhiêu người.
Theo khảo sát, giá các đồ ăn tại các bến xe, ga tàu thường cao hơn từ 30 - 50% so với các cửa hàng khác. Cá biệt, có nhiều cửa hàng còn không thương tiếc bán đắt gấp 5 - 6 lần so với giá thường. Riêng về mặt hàng nước uống, trà đá, nhân trần có giá 10.000 - 20.000 đồng/cốc, chai nước ngọt sting có giá 20.000 - 25.000 đồng/chai, các loại nước ngọt khác cũng bán giá đắt gấp đôi, gấp 3. Đồ ăn tại các bến xe thường là các đồ ăn nhanh: phở, bún, cơm rang, miến, bánh mì, cơm bình dân...chính vì vậy việc tính tiền rất vô cùng, nhiều chủ hàng nhìn mặt khách tính tiền nên giá cả của các hàng quán này thường không cố định
Điều đặc biệt, các chủ quán này tỏ ra khá bất cần theo kiểu "ăn rồi thì trả tiền lần sau có quay lại hay không cũng không cần biết" khi khách hàng thắc mắc về giá quá đắt.
Hội chứng sợ bến xe, ga tàu: Đói không dám ăn, khát không dám uống
"Tôi không bao giờ ăn đồ ăn ở bến xe vì không đảm bảo an toàn vệ sinh mà tránh khỏi được việc nuốt phải cục tức vì bị chặt chém", Chị Thanh Huyền (Thiệu Sơn, Thanh Hóa) bộc bạch.
Chị kể, tháng 1/2014 chị và hai con nhỏ đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Đến bến xe hai đứa nhỏ liên tục kêu đói và đòi ăn phở bò. Biết sẽ bị chặt chém nhưng đành nhắm mắt cho tụi nhỏ vào quán ăn tạm. Ba mẹ con 3 bát phở bò và một chai nước sting dâu mà bị chủ quán tính lên tới 320.000 đồng, trong đó 300.000 đồng/3 bát phở, 20.000 đồng/sting dâu.
Chị Huyền cho hay: "Thật quá bức xúc, bức xúc không chịu được, đành rằng đồ ăn ngon giá đắt còn chấp nhận được đằng này không biết họ chế biến kiểu gì mà đến chiều cả ba mẹ con vừa vật vã chờ khám vừa bị tiêu chảy".
Ngay sau lần đó chị Huyền tự nhắc mình và quán triệt các con dù có đói cũng không được ăn, khát cũng không được uống bất cứ gì ở bến xe, cổng bệnh viện.
Chị Huyền cho biết thêm, đợt Tết vừa rồi anh bạn cùng cơ quan là người Mỹ đi du lịch ở Quảng Bình đến mùng 4 Tết mới trở lại Hà Nội, vừa xuống bến xe Giáp Bát đói quá nên anh chạy vội vào quán bún chả ăn tạm thì phải trả tới 150.000 đồng/suất. Sau lần đó, dù có gấp thế nào anh bạn đó vẫn nói không với ăn đồ ăn tại các bến xe, ga tàu mặc dù là một tín đồ của du lịch bụi.
Tại các diễn đàn, mạng xã hội,...cũng đang huy động các thành viên lập "danh sách đen" các quán ăn, uống tại các bến xe, ga tàu để cảnh báo các địa chỉ chặt chém, phục vụ kém, đồ không ngon... Các danh sách đen, cuốn sổ đen này đã bắt đầu phát huy tác dụng khi nó kịp thời cảnh báo tới đông đảo cộng đồng dựa trên cảm nhận của các thành viên đã từng là nạn nhân của các chiêu trò kinh doanh "bẩn" của các hàng quán tại các bến xe, ga tàu ngay tại Hà Nội.
Bên cạnh việc giúp nhau nhận diện các quán ăn uống chặt chém quá đáng thì các thành viên cũng yêu cầu phạt thật nặng các cơ sở vi phạm để răn đe, cảnh báo các cơ sở khác.
Hướng Dương
Theo Dantri
Trạm cân xe bị phá tan ngay ngày đầu ra quân Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng phương tiện để vào cân tải trọng, tái xế Pháp bất ngờ nhấn ga rồi phanh gấp. Hệ thống trạm cân bị phá hỏng, việc cân tải trọng bị ngưng trệ. Vào lúc 14h50 hôm nay (1/4), tại quốc lộ 5 đoạn qua phường Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng, tài xế xe container...