Có của ăn của để nhờ nuôi giống gà lạ đẹp như tranh vẽ
Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan ( huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con.
Được biết, chị Trang đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng trang trại này. Chị cho biết: Sau khi lập gia đình, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn khi cả hai vợ chồng đều không có nghề nghiệp ổn định. Tôi đã bàn với chồng tập trung chăn nuôi gà, lợn để phát triển kinh tế. Trong thời gian này, chăn nuôi rất thuận lợi nên gia đình có nguồn thu ổn định.
Chị Trang làm giàu từ chăn nuôi gà Minh Dư thả vườn.
Chưa hài lòng với những gì đã có, năm 2017, chị Trang bàn với chồng mạnh dạn đầu tư hơn 100 triệu đồng để xây dựng chuồng trại kiên cố và lắp đặt hệ thống làm mát, chiếu sáng, xử lý chất thải chăn nuôi đồng bộ.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng và tìm hiểu thực tế các mô hình chăn nuôi ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, chị đã mua 1.000 con gà giống Minh Dư về nuôi. Bên cạnh đó, chị cũng đầu tư nuôi lợn với quy mô 20 con 1 lứa. Thời điểm mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi cũng là lúc gia đình chị gặp phải khó khăn khi giá lợn thịt xuống rất thấp. Gia đình chị chịu cảnh lao đao bởi phụ thuộc giá cả thị trường, bị thương lái ép giá.
Nhưng không vì thế mà chị Trang nản lòng, ngoài việc duy trì đàn lợn, chị tập trung phát triển đàn gà để bù lỗ. Chị tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh từ sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Bên cạnh đó, chị tích cực tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo, internet và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi ở Bảo Yên, Bảo Thắng để áp dụng tại gia đình. Nhờ đó, những khó khăn dần qua đi.
Video đang HOT
Với sự cần cù, chịu khó và ý chí làm giàu, sau 2 năm, mô hình chăn nuôi của gia đình chị Trang đã đem lại hiệu quả. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con. Dần dần, mô hình kinh tế của gia đình chị trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều thương lái do số lượng vật nuôi xuất chuồng ổn định, vật nuôi khỏe mạnh. Chăn nuôi hiệu quả đã giúp gia đình chị thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ thực tế sản xuất, chị Trang thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên phụ nữ và các đoàn viên, thanh niên trong xã. Mỗi năm, chị còn tiêu thụ hơn 6 tấn ngô cho bà con trong khu vực Bản 5 để phục vụ chăn nuôi.
Trao đổi với chúng tôi, chị Trang chia sẻ nhiều dự định về việc tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và áp dụng thêm nhiều biện pháp kỹ thuật mới để tăng chất lượng vật nuôi. Trước mắt, thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, gia đình sẽ nỗ lực chăm sóc và phòng bệnh để bảo vệ đàn vật nuôi. Tin tưởng rằng, mô hình kinh tế của gia đình chị Trang sẽ ngày càng phát triển, giúp gia đình chị làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
Theo Hữu Huỳnh (Báo Lào Cai)
Trà Vinh phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Chiều qua (7/6), Đoàn công tác của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc với Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh và Ban Dân vận Tỉnh uỷ Trà Vinh về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân.
Hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể
Tại buổi làm việc, bà Lê Bích Chi - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh báo cáo, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh này có 771 tổ hợp tác (THT) và 110 hợp tác xã (HTX), trong số này, có 12 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Huỳnh Xây
Theo bà Lê Bích Chi, từ đầu năm 2019 đến nay, Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh đã phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan tư vấn cho nông dân 145 mô hình sản xuất sản phẩm đặc trưng. Đồng thời, tổ chức trên 620 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quản lý dịch hại trên cây trồng, vật nuôi được cho 18.782 lượt hội viên, nông dân. Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh còn phối hợp tốt với Sở NNPTNT, Liên minh HTX tỉnh tập huấn, phát triển các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới có HTX nông nghiệp kiểu mới theo Luật HTX năm 2012, Hội Nông dân cơ sở đã phối hợp xây dựng 32 HTX trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới.
Ngoài ra, các cơ sở Hội còn vận động 34 hộ khá, giàu cho 32 hộ nghèo mượn 10,6ha đất sản xuất để tạo thu nhập, cải thiện đời sống. Vận động 391 hộ hội viên nông dân đóng góp 299 triệu đồng xét cho 38 hội viên nông dân mượn vốn sản xuất. Thành lập mới 7 tổ hùn vốn xoay vòng với 136 hội viên nông dân tham gia, nâng tổng số tổ hùn vốn xoay vòng lên 216 tổ với 5.832 thành viên.
Để góp phần thực tốt việc thành lập cũng như phát triển tốt các THT, HTX, Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh tập trung đầu tư từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND) tỉnh vào các mô hình sản xuất của THT, HTX làm ăn có hiệu quả.
"Việc quản lý nguồn vốn Quỹ HTND luôn được Hội Nông dân tỉnh quan tâm chỉ đạo chặt chẽ từ khâu chọn hộ, thẩm định và kiểm tra việc sử dụng vốn của hội viên nông dân nên các dự án đều thu hồi đạt yêu cầu, đúng quy định hướng dẫn của Trung ương Hội. Các dự án từ nguồn vốn vay Quỹ HTND đã tác động làm thay đổi tập quán sản xuất của hộ hội viên, nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới" - bà Lê Bích Chi nói.
Cũng theo bà Lê Bích Chi, việc vay vốn gắn với hoạt động chuyên giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế, hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân theo hướng liên kết, hợp tác sản xuất góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên nông dân đã tạo thêm nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo ở địa phương, giải quyết công ăn việc làm trong hội viên nông dân.
Giúp nông dân làm du lịch sinh thái
Theo Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh, ngoài việc phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện tốt các mô hình phát triển kinh tế gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, hỗ trợ các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, các cấp Hội trong tỉnh luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể. Các cấp Hội luôn giữ vững được trung tâm đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tham gia chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác hội, Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hiện nay diễn biến thời tiết bất lợi phát sinh nhiều dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi gây bất lợi sản xuất và đời sống của nông dân.
Để phát huy những hiệu quả đạt được, tới đây, tỉnh đề xuất với T.Ư Hội Nông dân tiếp tục đầu tư tăng trưởng Quỹ HTND cho tỉnh Trà Vinh. Cho Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh thực hiện đề án hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái miệt vườn từ nguồn vốn các chương trình, dự án của T.Ư Hội Nông dân.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Bùi Thị Thơm - Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam khẳng định: "Tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của các cấp Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh trong việc thực hiện nhiệm vụ thời gian qua. Cụ thể, đã có những sáng tạo trong công tác quản lý cán bộ hội, chỉ đạo nghiêm túc trong việc hỗ trợ nông dân phát triển thi đua sản xuất, hình thành và dần nâng chất các mô hình kinh tế tập thể. Ngoài ra, các cấp hội còn làm rất tốt trong việc phối hợp thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, có nhiều tiêu chí thực hiện có kết quả đột phá.
Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh tiếp tục phát huy những kết quả trên, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân, nâng cao trình độ cán bộ hội, xây dựng cơ sở hội vững mạnh. Ngoài ra, cần làm tốt nhiệm vụ đào đào nghề cho nông dân nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và có liên kết với nơi tiêu thụ".
Theo Danviet
Thạc sỹ bỏ giảng đường về quê nuôi gà VietGAP, kiếm 80 triệu/tháng Gác lại những năm tháng làm người thầy nơi giảng đường đại học, Thạc sỹ Hoàng Ngọc Việt (34 tuổi) ở thôn Đồng Tâm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã quyết định về quê nuôi gà. Nhờ nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi tháng gia đình anh Việt lãi hơn 80 triệu đồng. Bỏ giảng viên đại...