Có của ăn, của để nhờ nghề làm mỳ gạo ở làng làm nghề trăm tuổi
Làng nghề làm mì gạo (bún khô) thuộc xã Hùng Lô, TP.Việt Trì (Phú Thọ) ngày càng được duy trì và phát triển, giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Đến làng nghề làm mỳ gạo Hùng Lô vào những ngày cuối tháng 8 trong cái nắng rát của buổi chiều trời quang mây sau cơn mưa kéo dài chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người dân làm mỳ gạo đang tất bật đội nắng phơi mỳ.
Tất cả các công đoạn sản xuất mỳ, bún đều được các hộ dân tại làng nghề tuân thủ tiêu chuẩn VS ATTP.
Làng nghề Hùng Lô tồn tại từ rất lâu đời, nếu không vào tận nơi chứng kiến khung cảnh làng quê cùng các nghề chế biến nông sản, ít ai có thể biết rằng từng thế hệ người Hùng Lô đã trải qua bao thăng trầm để giữ nghề truyền thống của cha ông để lại. Nghề làm mì gạo không đòi hỏi vốn lớn nên hộ gia đình nào cũng có thể làm được, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, rải rác khắp các xóm thuộc xã Hùng Lô. Trước đây người làm nghề hoàn toàn làm thủ công, hiện nay đã có máy móc thay thế sức người nên năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên, có hộ gia đình đạt sản lượng tới 2 – 3 tạ mì/ngày.
Gia đình ông Nguyễn Đức Chiêu mỗi ngày sử dụng 2 tạ gạo để làm nguyên liệu sản xuất mì.
Nở nụ cười, vừa nhanh tay đảo giá mì vừa nói chuyện ông Nguyễn Đức Chiêu, khu 4, xã Hùng Lô cho biết: “Nhà tôi đã gắn với nghề làm mì gạo này 3 đời rồi, đời con cái nữa là đời thứ 4. Mì gạo ở đây rất được ưa chuộng vì sợi mỳ nhỏ, trắng và dai. Trước đây các gia đình làm nghề này đều làm thủ công, tráng bằng tay sau đó mang phơi, ủ cho mềm mới thái. Nhưng giờ đây công nghệ phát triển, người làm mì chúng tôi đã đầu tư máy làm mì để đảm bảo năng suất mà chất lượng tốt nhất, đưa sản phẩm ngon sạch ra thị trường”.
Sản phẩm mỳ, bún của làng nghề Hùng Lô cung cấp tới các tỉnh, thành lân cận như: Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội,…
“Mì Hùng Lô nổi tiếng ngon, nhưng ngoài chịu sự canh tranh về giá, còn bị cạnh tranh bởi các loại đồ khô như mì, phở, mì tôm công nghiệp. Để cho ra lò mẻ mì chất lượng cao, người dân phải làm nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm mì phải chọn gạo sạch, ngâm khoảng 4 tiếng cho mềm. Sau khi ngâm, gạo phải rửa qua một nước nữa rồi mới cho vào máy xay thành bột. Sau đó hàm bột thành hồ, đưa bột vào máy đùn sợi mì, vắt lên giá và cuối cùng phơi khô mì. Trong đó việc nấu bột, hấp mì rất quan trọng, nếu chưa chín mì sẽ bị sượng, chín quá khi nấu mì sẽ nở bung, nát bét”, ông Chiêu nói.
“Nhà tôi có 2 ông bà làm nên một ngày chỉ làm được khoảng 2 tạ gạo. Tính trung bình mỗi tạ gạo chúng tôi lãi khoảng 150.000 – 200.000 đồng. Một ngày 2 ông bà tất bật cũng kiếm ra hơn 300.000″, ông Chiêu cười.
Trong cái nắng gắt, người dân tất bật với công việc phơi mì.
Video đang HOT
Được biết trên địa bàn xã Hùng Lô hiện nay có khoảng 27 hộ gia đình đang phát triển nghề làm mì gạo này. Mì gạo Hùng Lô luôn được khách hàng ưa chuộng, đầu ra luôn ổn nên những người làm nghề luôn có thu nhập ổn định, “có của ăn của để”.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, chủ cơ sở làm mỳ gạo Đoàn Phấn khu 4, xã Hùng Lô cho biết: Trong khoảng 5 năm trở lại đây, làng nghề đã được hiện đại hóa lên nhiều, máy móc, thiết bị được đầu tư mạnh, nguồn vốn và thị trường ổn định. Nhờ vậy mà kinh tế người dân làm nghề ổn đỉnh hơn nhiều.
Những sợ mì gạo được đủn ra tất cả đều đã chín, có thể thưởng thức tại chỗ.
“Để chuyên nghiệp trong sản xuất, tôi đã đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất mì thay vì làm thủ công như trước đây. Đồng thời, việc sản xuất mì khô phải sạch từ gạo đảm bảo chất lượng cho đến việc nói không với chất tẩy rửa, chất phụ gia và chất bảo quản. Nhờ vậy sản phẩm gia đình tôi làm ra luôn được ưa chuộng, nhiều khách hàng từ các tỉnh, vùng lân cận thường xuyên đặt mua”.
Bắt đầu từ khâu chọn gạo, bột đều phải làm cẩn thận để có được nguyên liệu làm mỳ ngon.
Ông Đoàn cho biết: Trung bình một ngày gia đình tôi làm được khoảng 2- 2.5 tạ gạo. Công việc làm mì khá vất vả, phải thức dậy lúc 3-4h sáng để ngâm gạo, sau đó rửa thật sạch cho vào máy xát thành bột khô. Khi đã có thành phẩm là bột gạo khô, mịn lúc này người thợ mới trộn bột với nước the tỷ lệ phù hợp. Nói đến công đoạn này, bà Phấn (vợ ông) sẽ đảm nhiệm vì làm nhiều năm quen tay rồi sẽ rất dễ dàng trong ước lượng tỉ lệ pha trộn sao cho ra thành phẩm bún dai, dẻo mà không bị nát. Bột sau khi trộn với nước theo tỉ lệ phù hợp sẽ được đổ vào máy làm bún. Từ sợ bún trắng ngần, dai dẻo từ từ được đẩy ra , lúc này người thợ sẽ cắt thành từng đoạn ước chừng khoảng 1 cân và đặt lên giá phơi. Mì sau khi đun thành sợi sẽ được ủ trong khoảng 13 -14 giờ, để đảm bảo cho mì có độ tơi. Sau đó sẽ tiến hành giũ các sợi mì này để đem phơi, công việc này thường được thực hiện trong khoảng thời gian sáng sớm, vì như vậy sẽ đảm bảo mì được phơi khô trong ngày.
Những giá mì sau khi ủ sẽ được vò sau đó đem hong trong cái nắng ngày hè.
“Nghề làm bún tại làng nghề này dù khá vất vả, giá bán mỳ khô là 15 nghìn/kg, trung bình 1 ngày gia đình tôi cũng có lãi khoảng 350- 400 nghìn đồng/2 -2.5 tạ gạo. Nhưng nghề này chỉ làm được vào những hôm trời nắng, trời nắng càng to thì dân làng nghề càng phấn khởi. Nếu trời mưa là phải nghỉ làm vì có làm ra không hơi được cũng đổ đi” bà Phấn nói.
Sản phẩm mì sau khi phơi khô sẽ được bó lại thành từng bó 1kg được bán với giá 15-20 nghìn đồng.
Uy tín được tạo dựng, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao mì, bún sạch của Hùng Lô không những có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong tỉnh mà đã vươn tới các tỉnh, thành lân cận như: Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nội. Nhờ nghề làm mì gạo người dân có thu nhập ổn định, cuộc sống nơi đây đã dần có sự khởi sắc.
Theo Danviet
Nhặt hạt dẻ thuê, công việc làm thích mê, còn hái ra tiền trăm/ngày
Vào khoảng đầu tháng 8 đến tháng 10 dương lịch hàng năm người dân thôn Quảng Trung II, xã Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn lại có thêm một nghề mới đó là nhặt hạt dẻ thuê. Công việc này giúp người dân kiếm được một khoản thu nhập khá cho gia đình trong lúc nông nhàn.
Quảng Lạc mấy năm gần đây luôn được nhắc tới là vùng trồng hạt dẻ của Lạng Sơn. Tại đây, dự án trồng hạt dẻ đã được các cấp chính quyền quan tâm đầy tư. Diện tích trồng cây hạt dẻ có hiệu quả kinh tế này luôn tăng qua các năm.
Là hộ gia đình đi tiên phong trong trồng thử nghiệm cây hạt dẻ và đã cho năng suất cao, chị Hoàng Thị Thủy cho biết: Gia đình chị hiện có khoảng 2ha diện tích trồng hạt dẻ đang vào mùa thu hoạch. Do nhà neo người nên nhà năm nào cũng phải thuê người thu hái hạt dẻ. Mỗi kg tôi trả 5.000 tiền công, vào chính vụ một người lớn, nhanh tay có thể nhặt 60 -70kg hạt, tính ra cũng được hơn 300.000 đồng/ngày, chị Thủy cho hay.
Hạt dẻ thường chín rụng theo mùa từ tháng 8 đến hết tháng 10 dương lịch hàng năm. Khi chín hạt dẻ rơi xuống đất có màu nâu đen, nhưng một số hạt còn nằm trong lớp vỏ đầy gai.
Gặp 4 bà cháu bà Vy Thị Phê ở thôn Quảng Trung II, xã Quảng Lạc, TP.Lạng Sơn đang nhặt thuê hạt dẻ trong vườn, bà Phê cho biết: Mùa dẻ rụng trúng vào những ngày nông nhàn nên năm nào tôi cũng đi nhặt hạt dẻ thuê cho nhà chị Thủy. Mỗi kg hạt dẻ tôi được trả 5.000/kg, những ngày đầu mùa quả chín ít nên mỗi ngày tôi chỉ nhặt được 40 - 45 kg. Nếu vào chính vụ, hạt dẻ chín và rụng nhiều, trung bình tôi nhặt được 50- 60kg, người nào nhanh tay hơn có thể nhặt được hơn nữa. Tính ra cũng kiếm được 200.000 - 350.000 đồng/ngày.
Vào những ngày nghỉ học, các em nhỏ theo người lớn vào vườn nhặt hạt dẻ thuê. Một cậu bé khoe chiến lợi phẩm của mình.
Nhặt hạt dẻ là công việc thủ công, ai nhanh tay, chăm chỉ thì sẽ được nhiều hạt.
Theo bà Phê, những năm trước thường nhặt cả vỏ mang về nhà rồi mới tách lấy hạt, nhưng làm như vậy vừa mất thời gian mà rác nhà nên giờ mọi người thường tách và nhặt hạt luôn dưới gốc. Đây là công việc cần sự kiên trì, cần mẫn, phù hợp với phụ nữ hơn. Theo bà Phê nếu chịu khó, một tháng đi nhặt hạt dẻ cũng kiếm được 5 - 7 triệu đồng. Số tiền này rất lớn đối với nông dân như chúng tôi, không chỉ giúp trang trải sinh hoạt mà còn để đỡ đần nuôi mấy đứa cháu ăn học.
Lớp vỏ là gai nhọn nên người đi nhặt hạt dẻ phải đi ủng hoặc giày để tránh bị đâm vào chân.
Những hạt dẻ căng bóng được tách ra khỏi lớp vở gai góc xù xì.
Chị Thảo cháu bà Phê cho biết: Trước đi làm công ty không ở nhà nên không hộ bà nhặt được, năm nay nghỉ ở nhà, đang lúc nông nhàn nên đi nhặt hạt dẻ thuê. Nhặt thế này cũng dễ thôi, chỉ hơi mỏi lưng vì phải cúi nhặt cả buổi. Nhiều lúc phải ngồi xuống cho đỡ mỏi.
Dụng cụ một người nhặt hạt dẻ phải mang theo đó là túi đựng và một cái kéo nhọn. Quả dẻ sau khi chín sẽ tự rụng xuống gốc, nhiều quả lớp vỏ gai góc, xù xì đã tự nứt để lộ những hạt dẻ đen bóng lấp ló ở trong. Nhưng nhiều hạt thì vẫn nằm gọn im lìm cố thủ trong lớp vỏ gai góc đó.
Người nhặt lúc này phải dùng kéo bóc lớp vỏ có gai sau đó gắp lấy hạt. Gai ở vỏ của hạt dẻ khá cứng và nhọn, nếu không cẩn thận có thể bị gai đâm vào tay, hoặc chân. Vì vậy, những người đi nhặt dẻ phải đi ủng và dùng kéo để gắp hạt, chị Thảo chia sẻ.
Có rất nhiều cách để nhặt hạt dẻ, thông thường chỉ cần rung mạnh cây là hạt dẻ sẽ rụng xuống khá nhiều. Tuy công việc không có gì nặng nhọc nhưng đổi lại phải thật nhanh tay, nhanh mắt và khéo léo. Theo chủ vườn dẻ, cây dẻ bắt đầu ra hoa vào mùa đông khoảng tháng 1-2 dương lịch rồi sau đó mới phát triển ra hoa kết quả, cho đến khoảng tháng 8 dương lịch hạt dẻ mới bắt đầu chắc thịt và cứng vỏ và cho thu những mẻ đầu tiên. Sau khi quả chín, gặp mưa thì lớp vỏ bên ngoài sẽ nứt ra, phần hạt rơi xuống đất, phần phải dùng kéo để tách lấy hạt.
Bên ngoài vỏ là lớp gai chi chít nhọn hoắt đâm ra, nên người nhặt phải dùng kéo tách cẩn thận.
Muốn ăn hạt dẻ dẻo mềm và dậy mùi thơm chỉ cần rang nhỏ lửa, đều tay cho tới khi hạt dẻ cười lộ lớp nhân màu vàng ươm.
Có nhiều cách chế biến, hạt dẻ có thể luộc, rang cho thơm, nhiều người lại thích bóc hạt để nấu canh hạt dẻ lạ miệng.
Theo Danviet
Bẫy ruồi vàng treo khắp vườn, na mắt mở to cũng không lo sâu hại Treo bẫy ruồi vàng tại gốc cây na trên vườn để bắt, tiêu diệt ruồi vàng và các loại côn trùng gây hại là cách làm của anh Nguyễn Văn Thật tại vườn na của gia đình. Nhờ bí quyết này mà những quả na nhà anh vẫn đảm bảo chất lượng, không bị sâu, ruồi đục trái. Tại vườn na của anh...