Có công trình bảo vệ rừng hơn 25 tỷ, gỗ quý vẫn liên tiếp bị mất
Dù đã đầu tư công trình hơn 25 tỷ gồm tường rào và các công trình bảo vệ khu rừng đặc dụng Đăk Uy, nhưng chỉ trong hơn 1 tuần gần đây tại đây đã liên tiếp xảy ra 5 vụ mất gỗ trắc…
Rừng đặc dụng Đắk Uy có diện tích khoảng 546 ha, nằm trên địa bàn hai xã Đắk Ma và Đắk Bring. Hiện nay, rừng đặc dụng Đăk Uy có nhiều loại gỗ quý sống hỗn giao như cẩm lai, giáng hương, đặc biệt là rất nhiều gỗ trắc…
Từ tháng 6/2016, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt dự án xây hàng rào và các công trình bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng đặc dụng Đăk Uy, mà chủ đầu tư là Sở NN-PTNN tỉnh Kon Tum.
Theo đó, công trình này được xây dựng hơn 25 tỷ đồng, trích từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2011, 2012 còn tồn lại của tỉnh Kon Tum. Công trình được xây dựng nhằm bảo vệ khu rừng Đắk Uy rộng hơn 546 ha, cùng 6 trạm dừng nghỉ và 2 chòi canh lửa…
Rừng đặc dụng Đăk Uy liên tiếp bị mất gỗ trắc
Khu rừng đặc dụng được bảo vệ nghiêm ngặt, ngoài Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy thì Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đã thành lập một đội đặc biệt khoảng 22 người mà đích thân ông Nguyễn Hoài Tâm – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum làm đội trưởng để ngày đêm tuần tra bảo vệ khu rừng.
Nhưng đến này 30/10/2016, khi đội đặc biệt rút khỏi để đi làm nhiệm vụ khác và để lại 7 người phối hợp tuần tra, thì liên tiếp xảy ra 5 vụ mất gỗ trắc (nhóm IIA, quý hiếm) trong vòng một tuần.
Cụ thể, các vụ vi phạm trong một tuần trong rừng đặc dụng Đăk Uy được bắt đầu từ ngày 30/11/2016 phát hiện mất một gốc trắc; ngày 31/11 đã xảy vụ khai thác 0,100 m3; ngày 3/11 vi phạm quy định chung về bảo vệ rừng; ngày 6/11 mất một cây trắc 0,107m3; ngày 9/11 phát hiện có 1 cây trắc bị khai thác tại khu vực lán số 2.
Cổng Ban quản lý rừng đặc dụng Đắc Uy
Trả lời về việc gỗ trắc bị mất liên tục, ông Nguyễn Hoài Tâm – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum – cho biết: “Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy trực thuộc Sở NN-PTNN tỉnh Kon Tum. Chi cục Kiểm lâm Kon Tum chỉ làm công tác hỗ trợ, phối hợp để tăng cường tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng. Ngay sau khi liên tiếp các vụ mất gỗ trắc xảy ra trong một thời gian ngắn, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp cùng với Ban quản lý rừng đặc dụng, Công an huyện tuần tra vòng trong. Đồng thời cùng với lực lượng chính quyền xã và dân quân đi tuần tra vòng ngoài để tăng cường tuần tra kiểm soát…”.
Công trình được đầu tư hơn 25 tỷ đồng với hệ thống hàng rào kiên cố nhưng gỗ trắc vẫn liên tiếp bị mất
“Bằng mọi thủ đoạn, lâm tặc tổ chức thành từng nhóm nhiều người, trang bị hung khí, sẵn sàng chống trả khi bị lực lượng kiểm lâm tuần tra, phát hiện… Tinh vi hơn các đối tượng lâm tặc còn ngụy trang các vật dụng để đào gốc, cưa cây rất nhanh. Khi thấy lượng chức năng phát hiện thì chúng bỏ chạy, hoặc chối cãi nên rất khó cho công tác xử lý…”, ông Tâm lý giải thêm.
Theo ông Nguyễn Tấn Liêm – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum: “Việc bảo vệ khu rừng đặc dụng này của Ban quản ly rừng đặc dụng không tốt lắm. Nhưng để chờ kết luận thanh tra sẽ khách quan hơn…”.
Video đang HOT
Theo nguồn tin riêng của báo Dân trí, hiện Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum đã tiến hành thanh tra Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy và sẽ có kết quả trong thời gian sắp tới.
Theo thống kê của của Ban quản lý rừng, những năm 90, khu rừng đặc dụng đặc biệt này diện tích gỗ trắc chiếm khoảng 30%, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 10%. Số gỗ trắc trong rừng đặc dụng hiện có từ 400 đến 800 cây. Theo đó, bình quân một kiểm lâm viên hiện nay ở Kon Tum quản lý khoảng 10.000 ha rừng, trong khi đó tại rừng đặc dụng Đắk Uy chỉ gần 600 ha nhưng phải bố trí tới hơn 20 kiểm lâm. Đồng thời, giữa khu rừng các chốt kiểm lâm mọc lên ngay bên cạnh các cây gỗ trắc.
Phạm Hoàng
Theo Dantri
"Báu vật" gỗ quý ngàn năm tuổi giá siêu đắt đỏ của đại gia Việt
Đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt được làm từ những loại gỗ quý hiếm như: đinh, lim, sưa đỏ, gỗ trắc... với giá siêu đắt đỏ.
Bộ bàn ghế gỗ trắc giá 12,8 tỷ của đại gia Hà Nội
Bộ ghế salon gỗ Trắc Cửu Long Bát tiên giá 12,8 tỷ của đại gia Hà Nội gồm10 món, chạm khắc 9 con rồng - theo hình tượng và đặc điểm riêng của Rồng Việt Nam, như: Rồng có bờm, râu cằm, miệng há to, răng nanh uốn ngược lên. Ảnh: Vietnamnet.
Đây cũng là bộ bàn ghế Cửu Long bằng gỗ Trắc có kích thước lớn nhất và độc nhất trên thị trường nội thất với một băng ghế dài với kích thước dài 340cm, cao 210 cm, nặng gần 4 tấn; Băng ghế đủ không gian cho 6 người ngồi. Bốn ghế đơn, mỗi chiếc cao 200 cm, Dài 160cm, và nặng gần 1 tấn. Ảnh: Vietnamnet.
Một bàn trà chính với chiều dài 200x 170cm, trọng lượng bàn trên 500 kg. Tổng trọng lượng bộ ghế khoảng 4,6 tấn và sử dụng gần 10 khối gỗ Trắc, có khổ gỗ lớn nhất. Ảnh: Vietnamnet.
Ngoài ra, bộ sản phầm còn có 2 bàn trà, 2 ghế đôn nặng gần 400 kg. Có thể nói bộ bàn ghế gỗ này được coi là một tài sản đáng nể trong nhà đại gia Việt. Ảnh: Vietnamnet.
Bộ bàn ghế gù hương 3.500 tuổi ở Hòa Bình
Bộ bàn ghế gỗ quý làm từ gốc cây gù hương có tuổi thọ trên 3.550 năm tuổi của ông Nguyễn Công Đức (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) được coi là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
Bộ bàn này dài 2,7m cùng 18 chiếc ghế. Nhìn từ xa, bộ bàn ghế gù hương này nhìn rất sinh động và đẹp mắt. Ảnh: Gia đình và Xã hội.
Khi tới gần, một mùi hương thoang thoảng bay ra từ chính bộ bàn ghế này khiến nhiều người nhầm lẫn với mùi thơm của một loại nước hoa nào đó. Ảnh: Ngày nay online.
Bàn ghế gù hương ngũ long ngàn tuổi của đại gia Tuyên Quang
Bộ bàn lũa từ gỗ gù hương - loại gỗ tinh dầu thuộc nhóm những loại gỗ quý hiếm của vùng núi đá Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang - được chạm trổ tinh xảo rồng cuốn hổ ngồi thuộc sở hữu của một đại gia trẻ tuổi ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ảnh: Vietnamnet.
Bộ bàn ghế hoàn chỉnh này gồm một ghế vua, một bàn chính, bốn đôn gỗ có trạm trổ tinh xảo, hai chiếc đôn để kê hai cây thông được trạm khắc từ gỗ. Ảnh: Vietnamnet.
Điểm nhấn nổi bật nhất của bộ bàn ghế có một không hai này là chiếc "ghế vua", được chạm hình 5 con rồng đang cuộn từ đầu ghế tới tay vịn, theo thế "ngũ long". Ảnh: Vietnamnet.
Ba đầu rồng được tạc ở phía trên đỉnh đầu người ngồi, hai đầu rồng còn lại nằm ở hai bên tay vịn. Ảnh: Vietnamnet.
Cân đối hài hòa với chiếc "ghế vua" là chiếc bàn hình ô-van được trạm trổ rất kỳ công. Ảnh: Vietnamnet.
Một chiếc kệ chân trạm trổ hai con rùa với đường nét tinh xảo, là "phụ kiện" đi cùng để các ông chủ kê chân lên khi ngồi trên ghế vua. Ảnh: Vietnamnet.
Bộ ván ngựa gỗ gõ bông lau giá hơn 3 tỷ đồng
Bộ ván ngựa làm bằng gỗ gõ bông lau của ông Nguyễn Thanh Hải (Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang) có chiều ngang 2,15 m, dài 4 m, bề dày ván 24 cm, nặng tới 2,2 tấn được cho là độc đáo nhất ở miền Tây được trả giá đến hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ nhân của nó vẫn chưa đồng ý bán.Ảnh: Zing.
Theo chủ nhân bộ ván ngựa, để săn được "vật quý" này ông phải mất 3 năm, giá trị lớn nhất nằm ở tuổi thọ cây. Cây phải có tuổi thọ trên 500 năm mới có thể cho ra bộ ngựa khổng lồ như vậy. Ảnh: Zing.
Sập cổ "tam sư hí cầu, voi chầu phục" giá 2 triệu USD
Sập cổ "tam sư hí cầu, voi chầu phục" 300 năm tuổi thời Trung Hoa lục địa của ông Hoàng Văn Cường (TP HCM) được trả giá 2 triệu USD. Chiếc sập được làm từ gỗ cây Lệ Chi (cây vải, ước tính hàng nghìn năm tuổi) được người Hoa Minh Hương di cư đến Việt Nam năm 1948 đem sang, các chi tiết chạm trổ đều tinh xảo, đẹp mắt. Ảnh: Vũ Sơn.
Nổi bật trên sập là tam sư hí cầu (3 con sư tử chơi với quả cầu), 2 vò rượu, chim chóc, hoa lá... Hai bên thành sập là 2 con voi oai nghi chầu phục. Ảnh: Vũ Sơn.
Bộ bàn ghế gỗ lim nguyên khối hiếm có của đại gia Điện Biên
Bộ bàn ghế gỗ lim nguyên khối hiếm có của đại gia Điện Biên được chạm trổ trên bộ bàn ghế là họa tiết rồng phượng uốn lượn tinh xảo. Ảnh: Giadinhvietnam.
Bộ bàn ghế bao gồm 4 ghế đơn, một đôn (bàn nhỏ). Mỗi chiếc ghế có chiều cao lên tới khoảng hơn 1m. Một chiếc ghế đơn có thể ngồi "lọt thỏm" tới 2 người lớn. Ảnh: Giadinhvietnam.
Theo Hồng Liên (TH) (Kiến Thức)
Vụ chết hơn 70 tấn cá: Đề nghị thủy điện hỗ trợ 2,4 tỷ đồng Ngày 4/8, ông Phạm Văn Lập - Chánh văn phòng UBND huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) - cho biết, UBND huyện Đắk Hà đã trích 283 triệu đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho các hộ dân bị cá chết. Đồng thời, UBND tỉnh Kon Tum cũng đề nghị Công ty Thủy điện IaLy hỗ trợ thiệt hại 2,4 tỷ...