Có con với chồng thật khó
Tôi đã có 10 năm chung sống cùng người khác trước khi đến với chồng mình bây giờ. Tôi không dám nói với ông xã chuyện vừa xảy ra. Cái vết hồng hồng, sau đó đậm dần mấy hôm trước khiến tôi có linh tính rất xấu.
Và hôm nay, sau khi từ bệnh viện về, tôi đã có đáp án chính thức: Cái công trình tuyệt vời của y học, niềm hi vọng, nỗi khát khao bao lâu nay của hai vợ chồng đã “rơi vào tỉ lệ phần trăm thất bại của việc thụ tinh trong ống nghiệm”. Tôi nhớ láng máng lời vị bác sĩ đã nói sau khi biết rằng cái mầm sống bé bỏng vừa hình thành trong tôi đã không còn nữa. Niềm hi vọng vừa nhen nhóm đã tắt ngấm…
Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng kiếm một đứa con lại khó như vậy. Tôi đã có 10 năm chung sống với một người đàn ông trước khi đến với chồng mình bây giờ. Trong suốt quãng thời gian ấy, tôi không còn nhớ mình đã phải đến bệnh viện bao nhiêu lần để “giải quyết hậu quả”. Tôi không muốn giữ những giọt máu ấy bởi quan hệ giữa chúng tôi không có gì bảo đảm: Anh ta đã có vợ và không thể bỏ vợ để đến với tôi; còn tôi cũng không thể bỏ anh ta vì đó là nguồn tài chánh mà tôi có thể sử dụng một cách thoải mái nhất bất kể tháng đó tiền lương lãnh sớm hay muộn, ít hay nhiều…
Cho đến một ngày, khi tự mình có thể lo liệu mọi thứ, tôi đã chủ động chia tay. Tôi muốn làm lại tất cả; muốn có một gia đình với chồng và những đứa con như bao nhiêu người phụ nữ khác… Và tôi đã may mắn gặp chồng tôi bây giờ. Anh là giáo viên dạy toán ở một trường trung học của thành phố. Tôi không mong muốn gì hơn là có được cuộc sống ấm êm với người đàn ông mà mình đã danh chính ngôn thuận được công nhận là vợ chồng.
Tôi phải nói thật với chồng và giải phóng cho anh hay là tiếp tục nắm níu để gây thêm đau khổ cho mình, cho người? (Ảnh minh họa)
Thế nhưng điều trớ trêu là cưới nhau đã 5 năm mà tôi chẳng thể sinh cho anh một đứa con. 37 tuổi, chuyện sinh nở với một người phụ nữ bỗng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tôi hết đi khám ở Từ Dũ lại vô Hùng Vương. Thoạt đầu người ta canh ngày giờ, cho uống thuốc để kích thích trứng rụng rồi bơm trực tiếp tinh trùng vào… Vẫn không có kết quả gì.
Video đang HOT
Cuối cùng chúng tôi đành phải nhờ đến phương pháp nhân tạo. Lần đầu tiên thất bại, lần thứ hai cũng vậy, phải đến lần thứ ba, sau khi cấy phôi thai vào không bao lâu, tôi đã thấy trong người có những thay đổi khác thường. Rõ ràng nhất là tôi đã trễ kinh 2 tuần. Đến bệnh viện khám, siêu âm, bác sĩ vui mừng thông báo “thành công rồi”.
Nhưng niềm vui ấy cũng chỉ vỏn vẹn có 2 tuần. Tôi không thể hiểu hết những từ ngữ chuyên môn của thầy thuốc khi đề cập đến nguyên nhân của thất bại mà chỉ biết rằng, cái phôi ấy cuối cùng cũng đã không chịu ở lại trong người tôi.
Bây giờ thì tôi đã quá mệt mỏi. Chồng tôi là con trai một. Anh lập gia đình trễ, khỏi phải nói là ba mẹ và gia đình mong mỏi có một đứa cháu nội như thế nào… Vậy mà ngay cả điều đơn giản đó, tôi cũng không làm được cho họ.
Giờ tôi phải làm sao đây? Tôi phải nói thật với chồng và giải phóng cho anh hay là tiếp tục nắm níu để gây thêm đau khổ cho mình, cho người?
Theo 24h
Hàng ngàn hộ dân "khát" nước sạch
Hàng ngàn hộ dân từ thành thị đến nông thôn ở Khánh Hòa đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
Hơn 2 tháng nay, người dân thôn Phước Thượng và Phước Sơn, xã Phước Đồng (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) phải sử dụng nước uống đóng bình nhựa hoặc mua lại nước máy ở những khu vực gần đó về nấu ăn. Những sinh hoạt khác thì người dân lấy nước từ các ao hồ hoặc con suối qua thôn, thậm chí phải lấy nước giếng tại nghĩa trang Phước Đồng, được đào gần những ngôi mộ, để sử dụng.
Ông Bùi Xuân Thềm, Trưởng thôn Phước Thượng cho biết: "Nước giếng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên hơn 500 hộ dân 2 thôn Phước Thượng và Phước Sơn lâu nay dùng đường ống dẫn nước của một công ty tư nhân, đưa nước từ suối Lùng và suối Đá Hang về, nhưng cứ khoảng tháng 7 đến tháng 10 là lại bị thiếu nước do suối cạn. Do không có nguồn nước đảm bảo vệ sinh nên Trường mầm non Phước Thượng vừa xây dựng xong, chuẩn bị đón 80 cháu vào học không thể tổ chức dạy bán trú".
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Đội trưởng Đội khảo sát - Thiết kế Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước Khánh Hòa, do khó khăn về nguồn vốn đầu tư nên một số thôn ở xã Phước Đồng chưa được cấp nước sạch. Trong khi người dân làm đơn xin cấp nước theo quy định lại ít nên công ty chưa nắm rõ nhu cầu sử dụng nước sạch thực tế. Công ty đang khảo sát, xem xét để đầu tư hệ thống nước sạch đến các thôn trên.
Người dân thôn Gia Răng, xã Khánh Thành (H.Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) hằng ngày lấy nước từ con suối chảy qua thôn về sử dụng
Bệnh tật đe dọa
Việc sử dụng nước ô nhiễm tại xã Vĩnh Lương, TP.Nha Trang khiến người dân lâm vào tình trạng phải đối mặt với nhiều bệnh tật.
Bà Huỳnh Thị Liện, Trạm trưởng Trạm y tế xã Vĩnh Lương cho biết, cách đây vài năm, các ngành chức năng tỉnh có đến địa phương khảo sát, tìm hiểu tình trạng ô nhiễm và kết luận có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ngầm nông. Một số giếng làng có hàm lượng Nitrat cao gấp 2 - 4 lần so với tiêu chuẩn cho phép và có vi khuẩn coliform trong nước.
"Từ 1.1.2000 đến 30.9.2006, xã có 45 trường hợp ung thư. Từ năm 2006 đến nay, chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng số người chết vì ung thư rất nhiều và năm sau nhiều hơn năm trước. Bệnh lao, da liễu cũng tăng nhiều. Người dân chờ đợi nguồn nước sạch bao năm nay nhưng vẫn chưa có để sử dụng", bà Liện nói.
Trong khi đó, xã Khánh Thành, huyện miền núi Khánh Vĩnh có hơn 300 hộ dân (chủ yếu đồng bào dân tộc Raglai) phải sử dụng nước suối để nấu ăn, sinh hoạt. Địa hình đồi núi, nước bị nhiễm vôi nên không đào giếng được. Năm 2004, một tổ chức phi chính phủ tài trợ xây dựng hệ thống nước sạch cho người dân, nhưng hơn một năm sau ống nước bị hỏng, người dân lại phải sử dụng nguồn nước từ suối chảy qua các thôn.
Trước kia, nước suối khá sạch, nhưng bây giờ do nạn đào đãi quặng trái phép ở rừng đầu nguồn của xã khiến nước vàng như nước trà, rất ô nhiễm.
Nhà nào "có điều kiện" thì lấy nước suối về lọc qua một lớp cát để sử dụng, nhưng cách lọc này chỉ lọc được rác, lá cây... chứ không lọc được những tạp chất hòa tan trong nước.
Chị Mang Thị Hạnh (34 tuổi, ở thôn Gia Răng) than vãn: "Nước bẩn nhưng không dùng thì lấy đâu để uống, nấu ăn? Có khi trâu bò tắm ở phía trên suối, mình ở dưới này cũng phải lấy nước về dùng, bị đau bụng nhiều nhưng mãi cũng quen. Chỉ có những hôm trời mưa, tận dụng hứng được nước mưa mới có nước sạch sử dụng".
Một lãnh đạo huyện Khánh Vĩnh cho biết, không chỉ ở xã Khánh Thành, một số xã như Yang Ly, Khánh Bình, Khánh Nam... cũng thiếu nước sạch.
Do kinh phí hạn hẹp nên mỗi năm huyện đầu tư, sửa chữa hệ thống nước sạch tại một số xã chứ không thể triển khai toàn bộ cùng một lúc.
Tuy nhiên, sau mỗi mùa mưa lũ, các hệ thống này lại bị hư hỏng nên việc khắc phục rất khó khăn.
Theo TNO
Tàn phế, suy thận... mới biết bị đái tháo đường 67% người Việt Nam biết mình bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là do biến chứng. Đa số chỉ phát hiện bệnh khi đã quá muộn và quá nặng, bị mù, suy thận, loét tứ chi... Những biến chứng khủng khiếp Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, ngụ ở TP.HCM) nhập BV Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác,...