Có con với bố chồng
Giờ đây khi đã có tuổi, con trai đã yên bề gia thất, tôi muốn nói ra với chồng và con trai sự thật về nguồn gốc xuất thân của nó, để lòng được thanh thản, nhưng tôi lại sợ sự thật ấy sẽ là trái bom lớn phá tan sự yên ổn của gia đình…
Sinh ra ở một vùng nông thôn hẻo lành và lạc hậu, tôi lấy chồng từ rất sớm. Nhà nghèo, sau tôi còn một đàn em nheo nhóc, khi làng bên có gia đình đánh tiếng hỏi, cha mẹ đồng ý gả tôi ngay. Chồng tôi là con trai một trong gia đình khá giả nhất làng, anh bị bại liệt từ nhỏ, gia đình chồng cưới vợ cho anh là để thêm người chăm sóc…
Hằng ngày tôi chăm sóc cho chồng từ bữa ăn đến giấc ngủ như một người chị đảm đang hết mực, chồng rất yêu và biết ơn tôi, bố mẹ chồng thì vô cùng hài lòng…Cuộc sống tưởng cứ thế bình lặng mà trôi qua, nhưng không hoàn toàn như thế.
Một buổi tối, khi chồng tôi đã chìm vào giấc ngủ say, mẹ chồng về ngoại ăn cuới, tôi xuống bếp làm nốt mấy việc còn lại thì bố chồng vào. Rất khó khăn ông mới nói với tôi rằng, ngay từ ngày đầu tiên tôi về làm dâu, ông đã thấy trong ông có một tình cảm rất lạ, sau này ông hoang mang nhận ra, đó là tình yêu. Tôi thật sự choáng váng, và những ngày sau đó là tôi luôn tìm cách tránh mặt bố chồng nhưng thật oái oăm thay, ngay trong lòng mình tôi cũng hoảng hốt nhận ra: tôi cũng có tình cảm với ông… Rồi chuyện gì đến đã đến, tôi và bố chồng tôi không thể kìm nén mãi, cũng không thể để tình cảm chôn chặt trong lòng…Chuyện vỡ lở, mẹ chồng phát hiện ra, bà đau đớn nhưng cắn răng chịu đựng, yêu cầu không được tiết lộ chuyện này cho chồng tôi biết, bà chấp nhận chuyện tôi và bố chồng tôi có quan hệ với nhau…
Chúng tôi cứ thế sống chung một mái nhà, mỗi người mang một nỗi đau riêng, nhưng hoàn toàn im lặng và chấp nhận. Ngày tôi mang thai, nó là niềm vui lớn của chồng tôi, nhưng lại là sự hoang mang, lo lắng của tôi và bố mẹ chồng, sự lo lắng cho những hệ lụy về sau này…
Rồi bố mẹ chồng tôi lần lượt qua đời sau những cơn bạo bệnh, chồng và con trai tôi không hề biết những tai ương và sóng gió đã có trong gia đình này. Ngần ấy năm là ngần ấy thời gian tôi sống trong sự day dứt khôn nguôi. Giờ tôi muốn nói ra sự thật này với chồng và con trai tôi, liệu có nên không? Bởi vì tôi thấy băn khoăn nhiều lắm. Con trai đang có một cuộc sống khá ổn định, tôi không muốn làm điều gì khiến nó bị xáo trộn. Nó sẽ nghĩ thế nào nếu biết người mà từ trước đến giờ nó vẫn gọi là cha thực ra lại là anh ruột của nó. Còn chồng tôi có chịu được cú sốc này? Anh ấy đã rất thiệt thòi, nếu biết sự thật này nữa thì anh ấy sẽ ra sao? Bao nhiêu câu hỏi hiện ra ám ảnh tôi trong suốt ngần ấy năm. Tôi đã chịu đựng và trả giá cho thứ tình cảm tội lỗi của mình. Bây giờ tôi cũng đã già rồi, không biết còn sống được bao lâu, càng gần đất xa trời tôi càng thấy như mình đang mang một bí mật kinh khủng mà có nên đem theo khi về với tổ tiên… Tôi vô cùng dằn vặt… Rất mong các bạn có thể thông cảm và cho tôi lời khuyên?
Theo VNE
Bị ghét và xa lánh chỉ vì là người Thanh Hóa...
"Từ khi tôi vào làm, cũng có thân thiết gì đâu mà họ mời tôi đến 5-6 lần đi ăn cưới, nếu đi thì trung bình phải 500 nghìn/người, quá tốn kém với tôi... Thế là họ bảo tôi keo kiệt, bẩn tính và càng cách ly tôi hơn".
Video đang HOT
Phân biệt, kì thị vùng miền là một vấn đề nhức nhối với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau trong xã hội. Điều này gây nên sự mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người dân Việt Nam với nhau và kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Chúng tôi nhận được bài viết của độc giả Văn Tuấn (quê Thanh Hóa, địa chỉ email vtuan...@yahoo.com.vn) chia sẻ về việc bạn bị kì thị vì là người Thanh Hóa. Xin được đăng nguyên văn bài viết của bạn Tuấn.
===//===
Xin chào ban biên tập.
Sáng nay, tôi lang thang Facebook và tình cờ lạc vào một cái hội (fanpage) có tên rất kỳ cục "Hội những người ghét cay ghét đắng dân Thanh Hóa". Vào đọc, chỉ toàn là chửi bới dân Thanh Hóa bẩn tính, keo kiệt, lợi dụng... khiến tôi toát mồ hôi hột. Không phải vì tôi xấu hổ khi là người Thanh Hóa, hoàn toàn không có chuyện đó, mà cái fanpage đậm chất kỳ thị lệch lạc này khiến tôi nhớ lại quãng thời gian buồn của mình lúc mới lên Hà Nội học và làm việc. Tôi muốn chia sẻ một chút về cái gọi là kỳ thị vùng miền này.
Tôi tên là Văn Tuấn, sinh năm 1986, quê ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Quê tôi gần Sầm Sơn, nhưng không trù phú như vùng đó vì không có du lịch, xung quanh chỉ toàn làm nghề nông. Sau này, đất quanh chỗ tôi ở được quy hoạch xây đường, khu công nghiệp nên đời sống cũng khá hơn nhưng nhìn chung vẫn thuộc dạng nghèo. Gia đình tôi nhờ có con đường chạy qua trước nhà nên mở hàng tạp hóa, từ đó đổ buôn và thu nhập khá hơn các hộ khác rất nhiều.
Anh trai của bố tôi ra Hà Nội lập nghiệp từ hồi trẻ, nên đó là "tổng hành dinh" của mọi người ở quê mỗi khi có việc ra thành phố. Đỗ đại học, tôi cũng lên ở nhà bác. Và đó là khoảng thời gian đầu tiên tôi biết mình bị kỳ thị vì là dân xứ Thanh.
Bác gái người Hà Nội, không biết bác gái yêu bác trai tôi thế nào, nhưng với họ hàng của bác trai, chính là chúng tôi, thì bác rất lạnh nhạt. Tôi ở đó khoảng 2 năm thì phải ra ngoài thuê trọ, do bác thường xuyên đá thúng đụng nia. Tôi đi học về, đói, ăn 3 bát cơm. Bác ngồi gẩy từng hạt rồi bĩu môi "Thóc đâu đãi mãi thế", thậm chí "Ở quê ăn rau má hay sao mà ra đây ăn lắm cơm thế!". Đó là lần đầu tiên tôi thấy cay mũi khi nghe đến từ "rau má", một sản phẩm đặc trưng của xứ Thanh.
Một trang Facebook có tên "Hội những người ghét dân Thanh Hóa". Ảnh chụp màn hình.
Năm thứ 3, tôi ra ở trọ cùng 2 đứa bạn cùng lớp người Nam Định. Thời gian đầu, mọi chuyện suôn sẻ, tôi làm thêm ở một công ty phần mềm máy tính nên thu nhập vẫn ổn. Tôi tự mua được máy tính, điện thoại và xin bố mẹ mua chiếc wave đi học. Nói chung không giàu nhưng tôi đầy đủ, chẳng thiếu thốn gì. Thế mà, nửa năm ở chung lại xảy ra chuyện bạn tôi mất ví. Trong 2 thằng bạn ở cùng, tôi thân với Nam hơn Cường.
Đêm đó Cường đi uống rượu về, nó say bê bết không tự vào nhà được, tôi phải dìu vào, thay quần áo rồi lau mặt cho. Nó nôn thốc ra tôi cũng phải dọn 1 mình vì Nam không ngủ ở nhà. Đến sáng, trước khi đi học tôi còn chạy ra mua cháo và nước mía để sẵn trên bàn vì sợ bạn tỉnh rượu, khát không có gì ăn uống.
Thế mà đến chiều về thì tôi thấy mặt nó hằm hằm. Cả Nam cũng ngồi đấy, và 2 thằng đó đang vu cho tôi... lấy ví của Cường trong lúc nó say. Tôi nói thế nào cũng không tin, đến lúc tức quá tôi mới chửi thề. Ức đến không thể khóc nổi mà mắt vẫn cay, nhưng điều khiến tôi đau nhất, là thằng bạn thân lại kéo tôi ra ngoài rồi thủ thỉ "Thằng Cường nó bảo bọn xứ Thanh chúng mày hay ăn cắp vặt. Thôi nếu lấy thì đưa lại giấy tờ cho nó vì hôm qua có mỗi 2 đứa trong nhà".
Tôi phản ứng bằng cách dọn ngay ra khỏi chỗ trọ, ở nhờ nhà bác vài ngày rồi thuê chỗ mới ở một mình. Đắt hơn nhiều, chẳng còn ai chia sẻ tiền trọ nhưng mỗi khi tôi mở lời rủ bạn cùng lớp hay ở chỗ tôi làm thêm ở cùng, mọi người toàn cười ái ngại rồi từ chối. Có lẽ Cường đã đi khắp khối nói về tôi như một thằng Thanh Hóa hay ăn cắp vặt.
Khi ra trường, rồi đi làm, hàng loạt chuyện nữa mà cứ nhắc đến vùng đất quê tôi, người ta lại viện ra đủ lý do kỳ thị. Tôi vẫn nhớ như in, ngày đi xin việc ở một công ty máy tính trên phố Thái Hà, tôi vừa mở miệng ra hỏi vài câu, còn chưa đưa hồ sơ và tấm bằng loại khá ra, cô hành chính ở đấy đã nguýt: "Hoa thanh quế à?". Bao nhiêu người ngồi đấy, tôi chỉ muốn độn thổ nhưng chỉ 5 giây sau tôi trấn tĩnh lại ngay. Tôi vặc lại "Hoa thanh quế thì làm sao hả chị?", và không bao giờ tôi nhận được cuộc gọi nào từ công ty ấy nữa.
4 tháng sau, tôi được nhận vào công ty khác. Quê quán không phải là vấn đề với sếp, nhưng sau một thời gian làm việc chung, tôi vẫn không được đồng nghiệp ở đây vui vẻ, họ đối xử với tôi dè chừng, không thân thiết như người khác. Ví dụ đi ăn trưa, tôi không muốn đóng tiền ăn với họ vì đa số đều chọn cơm văn phòng "ship" về, toàn 50-60 nghìn/suất, có hôm thì ra ngoài ăn rất tốn kém. Tôi thì đơn giản lắm, vì tôi còn phải chi tiêu bao thứ tiền chứ đâu sướng như họ, tôi toàn xuống đường ăn tạm bát xôi hay phở, cơm bình dân. Họ vin vào đó nói tôi xa lánh, không hòa đồng.
Cuối tuần họ tổ chức đi ăn tiệm, uống cafe, tôi không thể tham gia vì đối với tôi như thế thật tốn kém. Đi nghỉ mát, tôi cũng không tham gia vì nếu không đi, sẽ được hoàn lại nửa tiền, toàn 3-4 triệu chứ ít gì. Từ khi tôi vào làm, cũng có thân thiết gì đâu mà họ mời tôi đến 5-6 lần đi ăn cưới, nếu đi thì trung bình phải 500 nghìn/người, quá tốn kém với tôi. Thế nên có người thì tôi tránh bằng cách viện lý do về quê cuối tuần, có người tôi gửi 2-300 nghìn nhưng không đi.
Thế là họ bảo tôi keo kiệt, bẩn tính và càng cách ly tôi hơn.
Thật ra điều đó cũng chẳng quan trọng, vì tôi coi việc đi làm chỉ đơn thuần là kiếm tiền. Lương ở đây khá cao, hơn nữa tôi cũng kiếm được vài mối quan hệ ở đối tác để có thể làm ngoài. Nhưng nực cười thay, đã 2 lần tôi bị cancel hợp đồng chỉ vì người làm cùng sợ tôi "chơi bẩn". Hóa ra, người làm cùng cho rằng tôi ky bo, tính toán thiệt hơn chỉ vì khi mời đối tác ăn uống để ký hợp đồng, lúc thanh toán anh ấy thấy tôi ngồi im, không có động thái góp hay chủ động thanh toán. Đó là sự để ý rất vặt vãnh, tôi nghĩ đơn giản rằng ai trả tiền khi đó mà chẳng được. Khi nào tiền về tài khoản, tôi sẽ mời anh ấy hoặc bù lại sau. Chỉ có thế, mà anh ta gạt tôi ra khỏi hợp đồng, rủ người khác nẫng mất mấy mối ngon!
Cách đây 2 năm tôi có bạn gái. Tôi rất yêu cô ấy. Mối quan hệ của chúng tôi khá tốt đẹp, cô ấy có công ăn việc làm ổn định nên không phụ thuộc tôi về kinh tế. Thậm chí cô ấy còn lo cho tôi đầy đủ, mỗi khi tôi hết tiền, cô ấy còn tự động bỏ tiền vào ví cho tôi tiêu. Hành động đó khiến tôi cảm động lắm. Tôi đã cố gắng cày tiền để tặng bạn gái những món quà giá trị như điện thoại, máy nghe nhạc mp3 và thu xếp đi du lịch nhiều nơi. Tháng 5 năm ấy, không may tôi bị mất xe. Chính cô ấy đã chủ động cho tôi vay 15 triệu để mua xe mới, vì khi đó tôi chỉ còn 10 triệu mà công việc thì rất cần một chiếc xe tử tế đi lại.
Yêu nhau hạnh phúc là thế, nhưng về sau, chúng tôi hay cãi nhau bởi tôi phải đi tiếp khách, thường xuyên về muộn không chăm sóc quan tâm đến cô ấy. Sau nhiều lần giận dỗi, cô ấy đòi chia tay. Điều khiến tôi bực nhất là anh trai cô ấy gọi điện đến đòi tôi phải trả ngay số tiền 15 triệu kia. Quả thực tôi chỉ có thể trả một nửa khi đó, còn lại tôi hứa sẽ trả sau. Thế mà gia đình cô ấy lại gọi tôi đến nói không ra gì, bảo tôi là kẻ lợi dụng (nhà bạn gái tôi ở Hà Nội), bây giờ chầy bửa không muốn trả. Đã thế, trong cơn tức giận, tôi cũng đòi cô ấy phải trả lại tôi điện thoại, máy nghe nhạc (ai bảo anh cô ấy đòi số tiền kia?). Nghe đến đó, nhà cô ấy không tiếc lời mạt sát tôi là kẻ bẩn tính, lợi dụng con gái họ.
Tôi đã ra ngoài vay lãi để trả tiền nhà đó ngay trong ngày hôm sau. Tất nhiên quan hệ giữa chúng tôi cũng chấm dứt, sau này tôi vẫn nghe cô ấy và anh trai đi khắp nơi kể xấu tôi.
Cô ấy còn tuyên bố với bạn "Không bao giờ quen thằng nào 36 nữa!", nhưng tôi không trách. Tôi chỉ buồn vì mình trao tình cảm không đúng chỗ. Tôi đã làm gì để mang cái tiếng lợi dụng nhỉ! Từ sau vụ ấy, tôi chẳng thiết tha gì yêu đương với các cô gái thành phố. Họ nghĩ ai cũng thích lợi dụng cái mác thủ đô của họ ư?
Thế đấy, trong cuộc sống quanh tôi, nếu yên lành thì không sao, nhưng lỡ có xảy ra chuyện gì thì người ta đều cố lôi sự phân biệt vùng miền mà theo tôi là rất "rẻ tiền", ra để mỉa mai, nói xoáy. Tôi chỉ thắc mắc rằng những người khác, ngay cả dân HN, đã hơn gì chúng tôi mà có quyền ghét chúng tôi? Những bạn trẻ trong cái fanpage đầy sự kỳ thị kia, bao nhiêu % bạn bè của họ là người Thanh Hóa để họ có thể khẳng định là "dân Thanh Hóa không chơi được"?
Theo VNE
Bi kịch có con với bố chồng Vậy là sau hơn 5 tháng lấy chồng, tôi đã thành "đàn bà" với đúng nghĩa. Tôi đã biết mùi "yêu" với đàn ông. Nhưng đó không phải là việc tôi quan hệ với chồng tôi. Bố chồng tôi khi ấy đã 51 tuổi. Trông ông còn phương phi và phong độ lắm. Ông bà sinh được cả thảy 4 người con, hai...