Có con từng nhiễm virus RSV, bà mẹ 3 con lên tiếng cảnh báo: “Đừng mắc sai lầm khi chủ quan như tôi”
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ khác và không lặp lại sai lầm của tôi khi đến ngày thứ 5 con nhiễm virus RSV mới đưa bé đi viện.
Virus RSV có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan
Tôi chẳng biết virus hợp bào hô hấp ( virus RSV) là gì. Tôi không phải chuyên gia y tế. Tôi chỉ là một bà mẹ 3 con bình thường mà thôi. Giống như những bé khác, con tôi cũng hay bị sụt sịt, hắt hơi, cảm cúm mỗi khi mùa đông về. Con tôi được tiêm phòng đầy đủ, chơi rất ngoan với các bạn khác ở công viên hay khi cùng mẹ đi siêu thị. Tôi không bao bọc con quá mức.
Tháng 11 năm ngoái tôi sinh bé thứ 3. Adam sinh ra khỏe mạnh và nặng những 4,3 kg. Ngay trước lễ Tạ ơn, con trai đầu lòng của tôi bắt đầu có dấu hiệu ho dữ dội. Con không bị sốt, và sau khoảng một tuần thì khỏi. Giống như các gia đình đông con nhỏ khác, virus lây lan cho con gái 2 tuổi của tôi.
Con bé bị nặng hơn anh trai rất nhiều. Bé bị sốt cao 4 ngày đêm. Cơn ho dai dẳng khiến con nôn trớ. Con không ăn được gì và rất mệt mỏi. Cuối cùng, bác sĩ kê đơn cho con uống kháng sinh để trị nhiễm trùng ở tai thì con bé mới dần hồi phục. Hai đứa nhỏ bị ốm khiến tôi phải cho con đi khám 7 lần trong vòng 2 tuần.
Dù vậy, tôi vẫn vô cùng thiếu kinh nghiệm và ngây ngô khi đến bé thứ 3. Tôi nghĩ vì tôi cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, sức đề kháng của con sẽ tốt hơn và kháng được virus mà anh chị bé lây cho nhau. Tôi chẳng nghĩ gì nhiều và vô cùng hối hận về điều này.
Adam phải nằm viện 4 ngày 3 đêm và phải dùng máy thở, đặt ống truyền và uống nhiều thuốc kháng sinh.
Một buổi tối thứ 7, tôi cho con đến nhà bố mẹ chơi. Khi bố tôi bế Adam thì ông gọi tôi vào phòng khách và bảo: “Adam bị ốm nặng con ơi”. Tôi không tin là con bị ốm. Tối đó, bệnh con trở nặng. Con ho ra nhiều đờm dãi. Mấy ngày sau đó như một cơn ác mộng mà tôi không muốn nhớ lại. Tôi đưa con đi bác sĩ khám hai lần, lần thứ hai thì bác sĩ phát hiện con bị nhiễm virus RSV (virus hợp bào hô hấp) và viêm tiểu phế quản.
Tôi hỏi kĩ thuật viên xét nghiệm: “RSV là gì?”. Cô ấy không trả lời tôi, chỉ dặn tôi hãy chú ý sát sao đến con. Lẽ ra tôi nên đưa con đi khám nhiều hơn nữa, nhưng chỉ vì tôi thấy mình suốt ngày đưa con đi viện nên tôi đã đưa bé về.
Tối thứ 4 của tuần đó, Adam bắt đầu sốt nhẹ. Tôi không biết rằng sốt nhẹ cũng nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Tôi thật thiếu hiểu biết. Con nôn trớ ngay sau khi ăn. Sáng hôm sau, con không hề đi tiểu tiện hay đại tiện trong suốt 12 giờ, tôi thấy lo nên gọi cho bác sĩ. Họ khuyên tôi nên đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng trung ương ngay lập tức.
Adam phải nằm viện 4 ngày 3 đêm và phải dùng máy thở, đặt ống truyền và uống nhiều thuốc kháng sinh. Con phải làm rất nhiều xét nghiệm, chụp X-quang ngực, rồi thông mũi để dễ thở hơn. Dù con được chăm sóc rất chu đáo ở viện, tôi không muốn quay lại đó lần thứ 2.
Video đang HOT
Các dấu hiệu sớm khi trẻ bị nhiễm virus RSV
Mấy ngày qua tôi đã đọc nhiều bài báo về virus hợp bào hô hấp RSV trên bảng tin Facebook. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình để nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ khác và không lặp lại sai lầm của tôi.
1. Quan sát hơi thở của con
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó thở (Ảnh minh họa).
Cởi áo của con ra và quan sát lồng ngực của con khi con hít thở. Hít thở sẽ tạo ra một hình chữ V nhỏ ngay dưới cổ trẻ. Nếu hình chữ V xuất hiện khi con thở ra thì chứng tỏ con đang mất quá nhiều sức để thở. Cuối cùng, đầu con có gật lên xuống khi con thở hay không? Nếu có thì đó cũng là dấu hiệu con đang mất quá nhiều sức. Adam có những biểu hiện này nhưng tôi không biết đó là dấu hiệu của bệnh.
2. Giai đoạn đỉnh điểm của RSV là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5
Virus hoành hành nhiều ngày trước khi trẻ có thể hồi phục. Không may là tôi không đưa Adam đến viện cho đến ngày thứ 5.
3. RSV rất phổ biến
Một người trưởng thành nhiễm virus này nhiều lần trong suốt cuộc đời. Bệnh giống như cơn cảm cúm thông thường đi kèm với ho và độ nặng nhẹ khác nhau. Với bé đầu lòng của tôi thì chỉ ho, còn với con gái thứ hai thì là sốt, ho và nôn trớ. Với Adam thì là 4 ngày trong bệnh viện.
4. Cơn ho do RSV có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần
Khi bị nhiễm virus RSV, cơn ho sẽ kéo dài (Ảnh minh họa).
Con tôi cuối cùng cũng đã hết ho, nhưng chồng tôi và mẹ chồng thì vẫn bị. Gia đình tôi bị nhiễm virus từ tháng 11, vậy mà đến tháng 1 vẫn còn chưa khỏi ho. Các chuyên gia y tế cho biết trong mùa RSV, có khoảng 5% số bệnh nhân sẽ dương tính với RSV. Mùa đông này có đến 49% số bệnh nhân dương tính, tôi nghĩ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nên tuyên bố đại dịch.
5. Nên rửa tay thường xuyên, nhưng tốt nhất là cách ly hoàn toàn
Nếu bạn có có con nhỏ đang ho, tuyệt đối cách ly khỏi trẻ sơ sinh vì một cơn ho bình thường với trẻ 5 tuổi có thể mang mầm bệnh nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ sơ sinh.
6. Mưa mang theo virus RSV
Dù chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn nhưng các chuyên gia tại Bệnh viện nhi đồng trung ương khuyên tôi khi trời ấm lên và có mưa, virus RSV sẽ tăng cao.
Tác giả Shanisty Ireland là một người mẹ 3 con sống ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Cô từng công tác trong lĩnh vực tin tức truyền hình nhưng đã bỏ việc để theo đuổi việc viết lách tự do. Cô thường viết về những thăng trầm của việc nuôi dạy con cái dưới góc nhìn hài hước.
Nguồn: Mother
5 bí quyết đơn giản giúp bé tránh xa rôm sảy vào mùa hè mẹ nào cũng nên biết
Mùa hè đến, không ít bà mẹ phải đâu đầu, mệt mỏi tìm cách trị rôm sảy cho con. Chẳng cần đi đâu xa, chỉ với 6 bí quyết đơn giản dưới đây bạn hoàn toàn có thể cùng con tạm biệt rôm sảy đáng ghét.
Thông thường, phần lớn những nốt rôm sảy sẽ tự lặn sau một thời gian nhưng đôi khi do cha mẹ chủ quan hoặc lơ là sẽ khiến tình trạng rôm sảy kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như nếu bị trẻ ngứa, gãi nhiều làm xây xát, trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra mụn nhọt, nhiễm trùng và thậm chí là nóng sốt, hạ huyết áp, nôn mửa...
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến rôm sảy, mẩn ngứa, mề đay lặp đi lặp lại là do không tìm được nguyên nhân gây bệnh thực sự. Vì vậy, tìm ra được nguyên nhân chính gây ra rôm sảy, mẩn ngứa, mề đay rất cần thiết để các mẹ có các biện pháp can thiệp kịp thời giúp con "chia tay" rôm sảy, mẩn ngứa.
1. Thường xuyên vệ sinh - tắm rửa
Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu bị rôm sảy, tại vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được "mát". Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.
2. Lựa chọn áo quần
Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, "dễ thở". Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da. Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.
3. Chú ý trong sinh hoạt
Hạn chế con chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nếu ra nắng nên cho con dùng nón rộng vành. Ngoài ra, phòng ở phải thông thoáng, có thể dùng quạt nhẹ cho bé. Nếu có điều kiện cho bé nằm máy điều hòa nhiệt độ ở 27- 28 độ C cho da được "mát", không nên để nhiệt độ lạnh hơn vì có thể gây viêm đường hô hấp của bé.
4. Cẩn thận trong ăn uống
Bạn nhất định phải cho trẻ uống nước sôi. Trẻ lớn hơn không nên uống nước chứa nhiều đường, cà phê, cồn như rượu bia vì có thể làm tình trạng rôm sảy nặng hơn
5. Tránh cào, gãi
Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm trùng da. Nếu trẻ cào, gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho trẻ để ngăn ngừa da bị trầy, nhiễm trùng.
Theo www.phunutoday.vn
Cuộc sống 'ác mộng' của 'công chúa ngủ trong rừng' trong đời thật Một cô gái trẻ (19 tuổi, ở Thousand Oaks, California, Mỹ) có thể ngủ hơn 18 tiếng một ngày vì một căn bệnh liên quan đến thần kinh hiếm gặp, chỉ 1/1.000.000 người mắc phải trên thế giới. "Công chúa ngủ trong rừng" Jayne Butler cảm thấy "là một cơn ác mộng" khi cuộc sống cứ rơi vào giấc ngủ sâu - ẢNH...