Có con mà chẳng được về thăm con
Bây giờ, tôi đã không còn là người tự do nữa rồi, tôi cũng không còn là người có quyền được nuôi con nên phải chấp nhận chuyện mà trước giờ tôi không hề muốn.
ảnh minh họa
Ngày đó, khi tôi bỏ chồng, bố mẹ đã ép tôi bỏ luôn con. Vì vấn đề là, bố mẹ tôi không muốn tôi sống với người đàn ông vũ phu như vậy. Anh ta đánh tôi chảy máu mồm lại còn buông những lời xúc phạm với bố mẹ tôi, thế nên, bố tôi nhất định cấm không cho tôi trở về gia đình ấy nữa.
Thật ra, lúc đó tôi chưa sẵn sàng bỏ chồng, nhất là còn đứa con hai tuổi. Nhưng vì bố tôi tác động nhiều, nên tôi đành chấp nhận. Vì bố tôi vốn không ưa gì chồng tôi lại thấy con gái khổ sở nên bố nhất định không cho tôi ở gần nhà ấy nữa, bắt tôi li dị chồng luôn.
Nói thật, trở về gia đình ấy, tôi cũng không dám nghĩ đến. Tôi đã chịu quá nhiều nỗi khổ tâm suốt 3 năm ở nhà chồng. Chỉ là tôi không dám nói ra vì sợ bố mẹ mình buồn. Nhưng sự việc nghiêm trọng lần này đã khiến bố tôi không thể nào chịu được, bố quyết định như vậy, tôi cũng không dám cãi.
Tôi bỏ chồng, muốn nuôi con, vậy mà bố tôi cũng không cho phép. Bố tôi bảo, nuôi con sau này cản trở tương lai của tôi, vì bố mẹ tôi sợ tôi còn quá trẻ, còn phải đi bước nữa. Tôi đau lòng lắm nhưng trước sức ép gia đình, tôi ra đi một mình, bỏ lại con.
Nhà chồng tôi toàn người ghê gớm, mẹ chồng tôi thì cực kì khó chịu. Mẹ tôi hay soi mói tôi, trước giờ không bao giờ đỡ đần con dâu chuyện gì, thế nên, mẹ chồng tôi và toi không hợp nhau. Bây giờ tôi bỏ chồng, bỏ con đi, mẹ tôi lại có cớ nói tôi. Mẹ tôi bảo tôi là đứa con dâu không biết điều, dám bỏ chồng con mà đi, nói tôi với cả hàng xóm. Nhưng mẹ có hay biết, tôi khổ sở thế nào đâu, hoặc là mẹ cố tình làm vậy để che mắt thiên hạ rằng mẹ đối xử quá tệ bạc với tôi. Chồng tôi cũng vậy, lấy nhau được mấy năm mà anh chưa một câu ngọt ngào với tôi, lúc nào cũng coi tôi như kẻ ăn người ở trong nhà.
Video đang HOT
Lý do chỉ là, tôi không còn trong trắng trong đêm tân hôn và thế là anh vu oan, giá họa, nói tôi đủ thứ. Anh còn nói đứa con đó không phải của tôi nhưng khi sinh con xong, nhìn con giống bố như đúc, anh mới bắt đầu không nói gì nữa. Dù vậy, anh vẫn luôn coi tôi là tội đồ trong nhà, không bao giờ đỡ đần vợ con bất cứ việc gì, việc nào anh cũng đùn cho vợ làm ngay cả khi tôi sinh con. Không lẽ, chỉ có việc không còn trong trắng mà anh đay nghiến tôi vậy sao. Tôi cảm thấy buồn và thất vọng về chồng vô cùng.
Ngay đến điện thoại, bà cũng không nghe, bà không muốn nghe giọng của tôi, không muốn có một cuộc trao đổi nào về việc thăm con. (Ảnh minh họa)
Bao nhiêu nỗi ấm ức từ chồng, từ mẹ chồng cứ tích tụ dần trong tôi và cho tới ngày anh đánh tôi một trận tơi tả, tôi đã bỏ anh, bỏ nhà ra đi. Và bây giờ thì tôi và anh chính thức không còn là vợ chồng nữa. Tôi đã từ bỏ anh rồi, và chúng tôi chỉ còn đứa con chung.
Tôi đã nhiều lần nhớ con đến quay quắt, về nhà anh thăm con nhưng phũ phàng thay, mẹ chồng không cho tôi vào nhà. Nói tôi đã đi và bỏ con rồi thì giờ không còn tư cách để thăm con nữa. Mẹ chồng nhất định không cho tôi vào nhà dù tôi khóc lóc, xin mẹ cho tôi vào. Bà coi tôi như người dưng nước lã. Bà bảo tôi đã bỏ con rồi thì đừng hòng bước chân vào nhà. Từ đó mỗi tối, tôi đều đứng bên ngoài nhìn vào trong nhà mẹ chồng, để nghe tiếng con nô đùa.
Ngay đến điện thoại, bà cũng không nghe, bà không muốn nghe giọng của tôi, không muốn có một cuộc trao đổi nào về việc thăm con. Tôi cảm thấy buồn lắm, đau khổ vô cùng. Bây giờ tôi cảm thấy hối hận lắm vì quyết định bỏ con. Giá như ngày đó tôi đủ can đảm cãi lời bố tôi, nuôi con thì có phải bây giờ tôi không sống đau khổ thế này?!
Theo Eva
Vụ vào tù thăm con mới biết con đã chết: Phó Chủ tịch phường xin lỗi
Sau bài viết "Vào tù thăm con mới biết con đã chết hơn 16 tháng" đăng tải trên Dân trí, Phó Chủ tịch phường thừa nhận phường chưa làm hết trách nhiệm, tuy nhiên bản thân gia đình và phía trại giam cũng chưa thực sự sâu sát.
Vợ chồng ông Đứng bức xúc trình bày sự việc.
Theo phản ánh của ông Trần Đứng, cha của phạm nhân Trần Anh Tuấn (SN 1981, trú phường Vĩnh Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa), năm 2001, Tuấn phạm tội "giết người" và bị cơ quan công an khởi tố, bắt giam ngày 25/6/2001. Bản án số 07 ngày 22/1/2002 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt Tuấn 12 năm tù về tội danh nói trên. Ngày 21/3/2002, phạm nhân Tuấn đến chấp hành hình phạt tù tại Trại giam Xuân Phước (Tổng Cục VIII, Bộ Công an, đóng tại Phú Yên). Theo án phạt, ngày 25/6/2013, Tuấn mãn hạn tù.
Về việc Tuấn đã hết hạn tù từ giữa năm ngoái nhưng gia đình không quan tâm thăm nom, mà phải đến tháng 10/2014 mới nhớ ra đi thăm con, bà Trần Thị Ngọc, mẹ Tuấn, giải thích, trong các lần thăm trước, có lần gia đình không được gặp con. Cán bộ trại giam nói do Tuấn vi phạm kỷ luật nên không được gặp người thân. Năm vừa rồi, chồng bà đau tim nặng, không ai chăm sóc, lại không có tiền nên bà không thể đi thăm con. Thấy con chưa về, ông bà cứ ngỡ con tiếp tục phạm kỷ luật nên trại chưa cho về.
Ngày 13/10/2014, bà Ngọc qua Phú Yên thăm Tuấn thì hay tin con đã chết vào ngày 12/6/2013 do bệnh AIDS giai đoạn cuối.
Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà (Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa), để tiến hành thủ tục chôn cất phạm nhân phải có giấy chứng tử từ nơi cư trú cuối cùng của người đó. Trường hợp này, phạm nhân có địa chỉ rõ ràng ở phường Vĩnh Thọ (TP Nha Trang) nên trách nhiệm cấp giấy báo tử, báo cho thân nhân người chết thuộc về Thủ trưởng trại giam Xuân Phước. Việc giải quyết đăng ký khai tử trường hợp này thuộc thẩm quyền của UBND phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang - là nơi cư trú cuối cùng của phạm nhân chết.
Theo giấy tờ thu thập được, sau khi phạm nhân Tuấn chết, trại giam đã gửi giấy thông báo cho UBND phường Vĩnh Thọ, đồng thời cũng gửi cho gia đình phạm nhân, cùng một số cơ quan liên quan.
Theo luật sư Hà, sau khi phạm nhân Tuấn chết, việc UBND xã Xuân Phước (Đồng Xuân, Phú Yên) - nơi trại giam đóng chân - đã ký giấy chứng tử là không đúng quy định. "Trong vụ việc này, các cơ quan chức năng đều chưa làm hết trách nhiệm với gia đình ông Đứng", luật sư Hà nhấn mạnh.
Ngày 22/10, ông Phạm Nguyễn Tất Nhiên, cán bộ tư pháp phường Vĩnh Thọ thừa nhận thẩm quyền cấp giấy chứng tử cho phạm nhân Tuấn là của phường. Theo quy định, thời hạn làm thủ tục khai tử không quá 15 ngày.
Về sự tắc trách của phường, ông Nhiên cho rằng giấy thông báo trại giam gửi cho phường không hề ghi ngày, tháng, năm phạm nhân chết nên phường không rõ. Tuy nhiên qua kiểm tra thì thấy văn bản trại giam gửi có thể hiện rõ ngày, tháng, năm phạm nhân chết.
Văn bản thông báo trại giam gửi cho phường có ghi rõ thời điểm phạm nhân chết
Làm việc với phóng viên ngày 22/10, ông Trình Xuân Minh Thế, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Thọ, thừa nhận trong vụ việc này phường có khuyết điểm, nhưng cũng cần sự cộng tác của trại giam, cần sự quan tâm của gia đình. "Tất nhiên cán bộ tư pháp hộ tịch cần phải có cái tâm đôn đốc tại sao trường hợp này chưa làm giấy chứng tử. Mặt khác, yêu cầu phải có những quy định chặt chẽ bởi lâu nay vấn đề này hầu như bỏ ngỏ", ông Thế thừa nhận.
Ông Thế chia sẻ: "Thông qua báo chí tôi xin lỗi và chia sẻ những mất mát, buồn bã với gia đình". Ông Thế cho biết sắp tới sẽ sắp xếp đến gặp gia đình ông Đứng để giải quyết vụ việc.
Được biết, hiện gia đình ông Đứng đã gửi đơn lên Công an TP Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị làm rõ vụ việc.
Viết Hảo
Theo Dantri