Có con khi 19 tuổi, mẹ vô lo vô nghĩ trở nên trưởng thành và trách nhiệm hơn
Sau khi có em bé, mẹ trẻ đã cảm thấy bản thân trưởng thành và có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Có con khi còn trẻ tuổi là một điều không hề dễ dàng. Bên cạnh những ưu điểm như được tiếp xúc với khoa học, tư tưởng tiến bộ thì người mẹ trẻ cũng gặp không ít khó khăn như ít kinh nghiệm, chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc chăm sóc một thành viên mới. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của chồng, người thân thì không có gì là không thể vượt qua.
Thu Mến (sinh năm 2003) làm mẹ khi vừa tròn 19 tuổi. Có con khiến Mến trưởng thành và cảm thấy có thêm động lực, trách nhiệm hơn. Cô bạn tâm sự chắc chắn khi lấy chồng sớm thì bản thân phải đánh đổi rất nhiều, cả tuổi trẻ và thanh xuân để có thể làm tròn vai người mẹ và người vợ, thế nhưng Mến luôn cảm thấy hạnh phúc. Cô bạn hài lòng vì nhận được sự yêu thương của mọi người và đồng quan điểm trong cách dạy con.
Vợ chồng nên độc lập tài chính, cùng chăm sóc nhà cửa, con cái
Khác với quan điểm ngày xưa vợ ở nhà chăm con lo quán xuyến việc nhà còn chồng đi làm lo kiếm tiền thì cả 2 vợ chồng Thu Mến cùng nhau đi làm, kiếm tiền và chăm sóc con cái, lo toan công việc trong nhà.
“Mình cảm thấy vui vì cả hai vợ chồng cùng tham gia vào việc nuôi con và bản thân cũng độc lập về tài chính. Nhiều chị em sợ ở với nhà chồng nhưng theo cá nhân mình thì sau khi lấy chồng về mẹ nào cũng là mẹ nên việc ở chung là bình thường. Mình đi làm thì bà cũng phụ giúp 2 vợ chồng chăm con hay công việc nhà chẳng hạn. Khi con ốm đau hoặc bận công việc, các mẹ sẽ cảm thấy có bà đỡ đần là cực kỳ hạnh phúc”, Mến khẳng định.
Thu Mến và chồng.
Bà mẹ trẻ cũng chia sẻ người phụ nữ nên độc lập về mặt tài chính. Trong gia đình, ai là người giữ tiền không quan trọng khi cả 2 đều kiếm ra tiền. Vấn đề là cần thống nhất làm sao tiết kiệm và để dành khoản cho việc ốm đau, chăm sóc con cái.
Cũng như bao người mẹ khác, việc chăm con là điều đương nhiên. Với lần đầu làm mẹ thì mình phải tìm hiểu rất nhiều thứ từ những người đi trước hay là trên phương tiện truyền thông. Bởi trước khi lấy chồng thì mình cũng đã tìm hiểu về khoá học làm dâu và cách học làm mẹ. Từ 1 con người vô tư vô lo vô nghĩ học để trở thành người có ý thức có trách nhiệm hơn.
Video đang HOT
Tuổi ăn tuổi lớn đã làm mẹ nhưng luôn cố gắng vì con
Khi có ai đó phê bình cách chăm con, Thu Mến cảm thấy hoàn toàn bình thường vì không một người mẹ nào hoàn hảo. Người mẹ nào cũng mong muốn mang đến cho con điều tốt đẹp nhất, thế nên nếu người đối diện phê bình đúng thì mẹ nên tiếp thu, còn không thì nên bỏ ngoài tai để tập trung chăm sóc con cho tốt.
“Khi làm mẹ ở tuổi này, mình thấy ưu điểm là mình trưởng thành, có thể ý thức được trách nhiệm nuôi dạy con hơn. Cảm thấy vui vẻ mỗi khi nhìn thấy nụ cười, niềm hạnh phúc của con và được chăm sóc con hàng ngày. Được thoả sức khoẻ con up ảnh con mỗi ngày vì con luôn là niềm tự hào niềm hạnh phúc của chúng mình.
Tổ ấm của gia đình nhỏ.
Nhược điểm là khi làm mẹ ở tuổi mới lớn khác với các mẹ 8x hay 9x là sẽ ít có kinh nghiệm chăm sóc con. Thực ra, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên đôi lúc vì mệt mà mình có thể ngủ đến nỗi con khóc mới biết. Và các quan niệm dân gian trước khi áp dụng cho con thì mình nên tìm hiểu vì có mẹo nên áp dụng và có mẹo thì không để tránh ảnh hưởng không tốt đến bé”, Thu Mến chia sẻ.
Cuộc sống hoàn toàn thay đổi sau khi có con nhưng Thu Mến chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì đã đánh đổi thanh xuân rực rỡ. Từ một người vô lo vô nghĩ, ít quan tâm đến người khác, bà mẹ trẻ giờ đã biết chăm lo, yêu thương con cái, sẵn sàng tìm hiểu mọi thứ để chuẩn bị cho hành trang chăm sóc con. Thu Mến luôn hy vọng sẽ có cuộc sống bình yên, khoẻ mạnh bên con cái và gia đình.
Dùng tình yêu thương thuần khiết để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc
Đừng bao giờ mong cầu con hạnh phúc nếu bản thân cha mẹ chưa thực sự hạnh phúc và còn quá nhiều mong cầu.
Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao chúng ta lại cảm thấy không hạnh phúc trong chính tổ ấm mà chúng ta tạo ra, đứa trẻ mà chúng ta mang đến thế giới này để tạo nên một gia đình hạnh phúc lại không hạnh phúc trong chính tình yêu thương mà bố mẹ tạo nên?
Hãy đi tìm đáp án bằng việc so sánh việc nuôi dạy con giống như việc nuôi dưỡng một cái cây.
Theo chuyên gia về giáo dục trẻ em, thầy Dương Quang Minh, khi chúng ta nghĩ rằng Sẽ nuôi trồng một cái cây để chúng ta vui khi nhìn thấy nó. Khi đó chúng ta bắt đầu thực hiện việc nuôi trồng, vun xới, tưới tắm... cho cái cây đó ngày càng trở nên tươi tốt. Cái cây sống khỏe mạnh, ngày một xanh tốt khiến chúng ta cảm thấy thật hạnh phúc.
Tuy nhiên cùng một cách thức nuôi dạy con nhưng tại sao những đứa trẻ lại không mang lại hạnh phúc cho bố mẹ. Đơn giản là việc chúng ta đã nuôi dạy con không giống như trồng cây. Trồng cây, khi cây thiếu nước chúng ta thêm nước, khi cây thiếu ánh sang chúng ta cho chúng ra ngoài trời,....
Nhưng khi nuôi dạy con chúng ta lại làm ngược lại. Chúng ta dường như không cho các con những điều chúng muốn mà chúng ta lại định hướng con đi theo, đạt được những điều bố mẹ mong muốn. Và rồi khi chúng không thể đạt được những mong ước, kì vọng của bố mẹ, chúng ta trở nên bực bội và không cảm thấy hạnh phúc.
Từ đó có thể thấy rằng hành trình nuôi dạy con của mình không cảm thấy hạnh phúc bởi chúng ta luôn dán một cái nhãn tiêu cực lên con khi không đạt được mong ước của bố mẹ, mong muốn con làm theo ý của mình chứ không phải đáp ứng để trẻ đạt được mong ước của trẻ.
Nữ doanh nhân, nhà văn Việt kiều Amy Dương cho biết, điều cần thiết chính là bố mẹ hãy sửa chính mình, không đổ lỗi cho con, sống thông thái, dạy con một cách thông thái và yêu thương con bằng chính tình yêu thuần khiết nhất - tình yêu ở khoảnh khắc chào đón con lần đầu tiên, không mưu cầu bất kì điều gì.
Điều đó đồng nghĩa với việc khi con lớn ở một giai đoạn nào đó, bố mẹ nên là người đứng ở phía sau quan sát ước mơ của con là gì để hỗ trợ con chạm vào được ước mơ của bé chứ không phải ba mẹ là người trải sẵn con đường và áp đặt con phải đi trên con đường đó.
Làm sao ba mẹ tôi luyện cho mình được tình yêu thương thuần khiết và làm sao để luôn luôn giữ được điều đó?
Thầy Quang Minh tiết lộ, các ba mẹ hãy lấy hết tất cả những hình ảnh của con từ nhỏ đến lớn, làm một đoạn phim đi ngược trở lại từ lúc mới nhất đến lúc mà bé còn nhỏ cho đến khi con chào đời và trong bụng mẹ. Bố mẹ hãy ngồi xem đoạn phim đó bất kể lúc nào con không làm vừa lòng mình, bố mẹ sẽ lập tức quay trở về trang thái yêu thương thuần khiết lúc con mới đến thế giới đó. Chỉ vài phút đó sẽ khiến bố mẹ nhận ra rằng bản thân mình đang thả mong cầu vào con quá nhiều, cốt lõi vấn đề nằm ở điều đó khiến đứa trẻ của chúng ta không cảm thấy hạnh phúc.
Cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức nào để có được những hiểu biết đúng đắn khi nuôi dạy con?
Việc nuôi dạy con như thế nào thể hiện nội tâm của mình rất nhiều. Cha mẹ hạnh phúc sẽ nuôi dạy những đứa con hạnh phúc. Những mối quan hệ gần mình nhất phản chiếu những nội tâm sâu thẳm của mình nhất mà con chính là tấm gương chiếu điều đó vô cùng kì diệu.
Cho nên cốt lõi của vấn đề chính là tự hỏi ba mẹ đã hạnh phúc chưa? vì mình chưa hạnh phúc, chưa bình an, có lo lắng sẽ thể hiện ở con hết. "Nhìn cây sửa đất nhìn con sửa mình". Đừng để những bực dọc của bản thân ngoài xa hội, ở công việc, ở gia đình... đổ lên đầu những đứa trẻ và biến chúng trở thành những đứa trẻ không hạnh phúc. Chúng chính là tấm gương phản chiếu nhất cho thấy bố mẹ là những người đang ở trạng thái như thế nào.
Cần có sự phân chia nào giữa giáo dục của người cha và người mẹ dành cho con, đặc biệt là giáo dục con trai và giáo dục con gái?
Chị Amy Dương nói, dù dạy con gái hay con trai thì cần phải xác định con là bạn của mình, con đến với thế giới này là để sống hạnh phúc với mình chứ không phải thực hiện mong ước cho mình. Do đó hãy lược bỏ hết những mong cầu con phải trở thành người như thế này, con phải đạt được những điều này... để nuôi dạy con được tốt nhất.
Con gái thường có tính nữ, nhẹ nhàng. Do đó bố mẹ hãy cho phép con gái đi theo những điều bé thích, buông bỏ những trách nhiệm và cần sự cân bằng trong cuộc sống của bé.
Con trai thường mang tính nam, mạh mẽ, ý chí, trách nhiệm là trụ cột cho người khác đứng vững.
Khi đến một độ tuổi trưởng thành của cả con trai và con gái, cha mẹ cần dần buông bỏ trách nhiệm để đối phương trở thành người đồng hành dạy con. Ví dụ mẹ hãy buông bỏ trách nhiệm, nhường quyền giáo dục con trai cho bố và ngược lại, bố hãy dần buông bỏ trách nhiệm, nhường quyền giáo dục con gái cho mẹ.
Với con trai thì nên áp vào một số kỉ luật khi bước vào độ tuổi lên 5 lên 7. Với con gái cần sự nuông chiều, yêu thương nhiều hơn cho đến khi bé đến đủ tuổi trưởng thành và có thể tự lập hơn.
Trong gia đình hai vợ chồng có thể phân chia được vai trò như người mẹ là phân bổ tình yêu thương còn người bố là người cần nghiêm khắc.
5h sáng, tôi sững sờ nhận tin em trai thông báo đã mang hết tài sản trong nhà đi bán Nhìn mẹ thẫn thờ ngồi ở góc cầu thang nhìn căn nhà trống huơ trống hoác mà tôi không kìm được nước mắt. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, cái đạo lý này thì có ai mà không biết đâu. Mỗi nhà đều có chuyện vui chuyện buồn riêng của họ mà người ngoài chỉ có thể lắng nghe nhưng khó...