Có chút tài sản, chồng “trở mặt” với con riêng của vợ
Tôi quyết định đi thêm bước nữa vì thấy anh thương yêu mẹ con tôi thật lòng. Nhưng khi có chút tài sản, thái độ chồng đã thay đổi…
Tôi và chồng đều kết hôn lần thứ hai, cùng nuôi con riêng. Con trai của tôi bảy tuổi còn con trai của chồng mười một tuổi. Chúng tôi có chung với nhau một con gái gần hai tuổi.
Khi chia tay chồng cũ, tôi không có ý định kết hôn lần nữa nhưng gặp anh, tôi đã thay đổi suy nghĩ. Một phần anh cùng hoàn cảnh với tôi, phần nữa tôi thấy anh yêu thương và chăm sóc mẹ con tôi thật lòng.
Lúc mới kết hôn, cuộc sống gia đình rất hạnh phúc, không hề có sự phân biệt con anh, con tôi. Tôi quan tâm chăm sóc con trai anh như con ruột và anh cũng thế. Hai đứa bé quấn quýt, nhường nhịn nhau, chung sống hoà thuận.
Lúc mới kết hôn, chồng quan tâm chăm sóc con trai tôi như con ruột, không hề có sự phân biệt con anh, con tôi. Ảnh minh hoạ
Nếu ai không biết chuyện quá khứ đều nghĩ gia đình tôi thật hoàn hảo. Niềm vui nhân đôi khi con gái chung chào đời, tôi thấy mình may mắn mới gặp được anh. Dù đang phải ở trọ nhưng nhà tôi lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Về kinh tế, thu nhập hai vợ chồng ngang bằng nhau, mọi chi phí sinh hoạt đều chia đôi, không ai phụ thuộc ai.
Gần đây, ba mẹ chồng mới bán đất, có hứa cho vợ chồng tôi 700 triệu đồng để mua nhà trả góp trị giá hơn một tỷ. Tôi đang khấp khởi mừng thầm vì sắp thoát khỏi cảnh ở trọ. Tôi tính số tiền còn lại, hai vợ chồng cố gắng tích luỹ dành dụm chắc sẽ trả hết trong vài năm.
Chúng tôi đã đi xem nhà và quyết định mua. Nhưng từ đó, thái độ của chồng bắt đầu thay đổi, nhất là cách đối xử với con trai của tôi. Anh không quan tâm mà hay cáu gắt với con, chỉ cần con làm sai việc gì là anh đánh không nương tay khiến thằng bé sợ hãi và trở nên nhút nhát.
Khi tôi góp ý về cách dạy dỗ con, anh không nói gì mà thay đổi cách hành xử, coi con tôi như không tồn tại trong nhà. Anh không nói chuyện, hỏi han, đi làm về con ra đón cũng xem như không thấy, làm thằng bé tủi thân.
Video đang HOT
Anh không cho con anh chơi cùng và ngủ chung với con tôi như trước mà bắt chúng nó phải tách nhau ra dù hai anh em khóc lóc năn nỉ. Tôi rất buồn vì thái độ đó của chồng.
Khi tôi lên tiếng trách móc thì anh bảo tôi nếu không vừa lòng với cách đối xử của anh thì đưa con trả lại cho ba nó chứ anh kham không nổi. Anh biết chồng cũ tôi vừa về nước sau khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu lao động ở Nhật Bản nên lấy lý do để bắt tôi trả con lại.
Nhưng sau đó, tôi mới biết đó không phải lý do chính mà chẳng qua giờ sắp có nhà cửa, sau này anh sợ con tôi sẽ tranh giành nhà với con anh. Mọi chuyện vỡ lẽ ra khi anh đề nghị giấy tờ nhà để cho em trai đứng tên. Anh phòng xa trường hợp chúng tôi ly hôn sẽ khỏi phải chia tài sản ở toà.
Tôi ngỡ ngàng trước sự thay đổi của chồng. Ly hôn thì tội con chung mà tiếp tục chung sống lại thương con riêng. Ảnh minh hoạ
Tôi như chết lặng và suy sụp hoàn toàn khi biết chuyện đó. Tất nhiên tôi không đồng ý với đề nghị trả con cho chồng cũ, còn chuyện giấy tờ nhà tôi không quan tâm nữa.
Trong suy nghĩ, tôi chỉ muốn ly hôn, thà mẹ con tự nuôi nhau chứ không muốn con mình bị hắt hủi. Chỉ có điều con gái chung còn quá nhỏ, tôi sợ không đủ điều kiện để nuôi con trong khi ông bà nội rất quý cháu.
Nếu biết trước sẽ có cảnh này thì tôi không bao giờ đi thêm bước nữa. Tôi rơi vào tình thế “ tiến thoái lưỡng nan”, giờ ly hôn chồng thì tội con chung mà tiếp tục chung sống lại thương con riêng.
Không thể ngồi cùng người dùng đũa khuấy loạn thức ăn
Thỉnh thoảng về quê ăn cưới, nhìn những vị khách cứ dùng đũa của mình "bới bới", khuấy loạn đĩa thức ăn mà tôi thấy vừa bực cho bản thân, vừa ngại cho chính họ.
Nhắc đến phép lịch sự trên bàn ăn, người Việt mình không thiếu, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít những thói quen xấu đã ăn sâu vào nếp sống của nhiều người.
Thế nhưng đã gọi là thói quen rồi thì rất khó bỏ, nên dù đôi khi muốn tế nhị với mọi người cũng khó. Im lặng thì khó chịu mà lên tiếng thì không biết nói như thế nào, thực sự tiến thoái lưỡng nan.
Mọi người thường có thói quen gắp thức ăn cho nhau hoặc khuấy đồ ăn.
Ngại nhất là gặp người dùng đũa khuấy thức ăn trên bàn
Còn nhớ vào những ngày cao điểm mùa cưới, 1 tháng tôi về quê đến 4, 5 lần để ăn cỗ. Có 1 lần ngồi cùng với vị khách dùng đũa khuấy đĩa thức ăn khiến tôi nhớ mãi. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh tượng cả bàn đứng dậy bỏ đi. Thậm chí có anh còn lên tiếng chỉ thẳng mặt: "Ông khuấy loạn lên như vậy, ai cũng gớm, sao mà ăn nổi nữa."
Thú thực tôi cũng có cảm giác hơi khó chịu và ái ngại khi ai đó dùng đũa của mình khuấy loạn đĩa thức ăn để tìm được miếng mình thích. Ai cũng biết hành động đó mất vệ sinh và làm phiền người khác. Nghĩ đến đôi đũa có nước bọt của 1 người lạ đang đảo lên xuống thức ăn trên bàn, còn mấy ai dám ăn nữa.
Nhưng ngay cả tôi và nhiều người khác cũng thấy hơi ngại khi phải nói ra, chỉ sợ người kia mất mặt. Song nếu gặp phải người thẳng tính thì họ sẽ nói và hành động ra mặt ngay.
Lần đó khi có 1 người nói ra nỗi lòng, tôi cũng mạnh dạn đứng ra khỏi bàn đầu tiên. Tôi nghĩ thời buổi này rồi, đôi khi mình phải cứng rắn và thẳng thắn để mọi người nhận ra cái sai của mình. Chứ đi đâu ai cũng tế nhị, chỉ thêm hại người đó, vì họ sẽ không bao giờ nhận ra mình đang kém duyên và trở thành trò cười trong mắt mọi người.
Nếu gặp phải người khuấy thức ăn nhất định tôi sẽ rời khỏi bàn ăn ngay lập tức.
Gắp thức ăn cho nhau cũng xin thôi
Bên cạnh thói quen khuấy đồ ăn, tôi còn hay bắt gặp cảnh mọi người gắp đồ ăn cho nhau. Bà tôi bảo rằng thời xưa khi còn khó khăn, thiếu cái ăn cái mặc, mọi người thường "nhường cơm, sẻ áo" cho nhau. Hành động gắp thức ăn cho nhau cũng là biểu hiện của nghĩa cử ấy. Dù đói lắm cũng phải từ tốn, kìm nén giữ ý tứ. Bởi chỉ cần gắp quá tay hay không "tiếp khách" thì sẽ bị coi là tham ăn. Mà năm tháng ấy, còn cái tội nào to hơn nữa chứ.
Đến bây giờ thói quen ấy vẫn được duy trì khi mọi người dùng bữa với nhau. Người Việt mình cho đó là thể hiện thái độ quan tâm với người thân và giúp cho khách còn lạ sẽ trở nên bớt ái ngại hơn. Nên thỉnh thoảng trong bữa ăn có khách, mẹ tôi vẫn thường ra hiệu cho tôi gắp thức ăn mời khách.
Nhưng tôi nghĩ rằng thời nay, ai cũng được ăn ngon mặc đẹp chứ chưa nói đến ăn sang, mặc xịn, thì tại sao không bỏ thói quen này đi. Nhiều người khi nhận được thức ăn của người khác cũng tỏ ra ái ngại, có thể đó chẳng phải thứ họ thích ăn, nhưng chẳng lẽ gắp vào rồi mà lại bỏ đi thì thật bất lịch sự.
Có lần, tôi được ông chú - bạn của bố - gắp cho cả 1 con tôm sú to ngập cả bát, vốn là đứa dị ứng nặng với hải sản nên tôi gắp miếng thức ăn lại và xin phép vì không thể ăn, nhìn vẻ mặt mọi người tỏ rõ sự bất mãn.
Nhưng hãy tạm bỏ qua những vấn đề liên quan đến việc thích hay không thích, thì trên đũa của mỗi người đều có nước bọt, đó là con đường lây đủ thứ bệnh, nào là viêm gan siêu vi A, Helicobacter pylori - loại vi khuẩn gây ra bệnh như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng và cả virus như Covid-19.
Những người trên bàn ăn đa số đều là người lớn, ai cũng có thể lựa chọn thức ăn mà mình thích, tại sao lại phải gắp thức ăn cho họ như trẻ con vậy. Nếu muốn gần gũi khách hơn, để họ bớt ngại ngùng, chúng ta có thể nói chuyện, qua vài cái cụm ly là sẽ bớt ngay xa lạ.
Kết
Tôi biết rằng việc thay đổi thói quen là vô cùng khó. Hơn nữa đó là vấn đề trên bàn ăn, có thể rất nhạy cảm với nhiều người. Tuy nhiên nếu mọi người thực sự nhận thức được về thói quen này thì hoàn toàn có thể sửa được.
Theo Thể thao & Văn hóa
Đám cưới trong mơ và lời nói chết lặng của chú rể đêm tân hôn Cưới được người đàn ông mình yêu bao lâu làm Loan ngất ngây vì hạnh phúc. Cuối cùng rồi anh ấy cũng đền đáp lại tấm chân tình của cô bằng đám cưới như Loan đã từng mơ... Gia đình Loan rất giàu có, cô đúng là tiểu thư " ngậm thìa vàng " từ nhỏ. Bố mẹ Loan lại chỉ sinh được...