Có chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến?
Tôi thường xuyên bị ngứa da. Thời gian gần đây, da mảng màu đỏ, tróc vẩy ở bề mặt, nhất là ở da đầu, cùi chỏ, đầu gối. Có người bảo tôi mắc bệnh vẩy nến. Vậy xin hỏi cách điều trị bệnh.
minhhuong@gmail.com
Ảnh minh họa
Vẩy nến là một bệnh da mạn tính, tổn thương da đặc trưng thường gặp là những mảng màu đỏ, bề mặt tróc vẩy, giới hạn rất rõ với vị trí phân bố thường ở mặt duỗi của chi và da đầu.
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Mục tiêu chính của điều trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh kéo dài thời gian ổn định của bệnh cũng như ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da cũng như cần biết những việc nên làm và không nên làm hàng ngày nhằm giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn.
Có rất nhiều phương pháp điều trị vẩy nến gồm thuốc thoa bôi tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp vẩy nến nhẹ hoặc trung bình, có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với những phương pháp khác.
Đối với bệnh nhân nặng, các bác sĩ chỉ định dùng thuốc và có thể sử dụng quang trị liệu. Đây là phương pháp sử dụng tia sáng để điều trị vẩy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Vì vậy, để xác định đúng bệnh nhằm kiểm soát bệnh hiệu quả thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn cụ thể.
BS. Nguyễn Văn Thường
Video đang HOT
Lời khuyên giúp bệnh vảy nến bớt làm phiền bạn trong mùa thu đông
Bệnh vảy nến rất phổ biến, mãn tính và tái phát nhiều lần, nhất là vào thời tiết thu đông lành lạnh như bây giờ.
Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng để cho cơ thể bớt phiền về bệnh, hãy chú ý đến 4 điều sau.
Bệnh vảy nến là bệnh về da mãn tính và rất phổ biến. Bệnh khiến các tế bào da tích tụ nhiều, nhanh chóng trên bề mặt da. Các tế bào da thừa hình thành vảy, các mảng đỏ bong tróc, gây ngứa, đôi khi gây đau ở các vị trí như bàn tay, bàn chân, cổ, da đầu và mặt.
Vì nó là bệnh mãn tính nên không điều trị được dứt điểm. Bệnh có xu hướng tái phát nhất định. Bệnh thường xảy ra chủ yếu đối với người trẻ.
Mặc dù không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng nếu chú ý thực hiện 4 chú ý sau.
1. Giữ ấm cho cơ thể, chống cảm lạnh và viêm đường hô hấp
Cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp rất dễ làm tình hình bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt những người thể trạng yếu mà lại bị bệnh vảy nến, cần phải giữ ấm cơ thể thật kĩ.
Cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt lúc hoạt động ngoài trời.
Ngoài ra, song song với việc giữ ấm cho cơ thể, cũng nên thường xuyên tập thể dục. Điều này giúp cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng; hạn chế, ngăn ngừa bệnh tật.
2. Cố gắng tránh các gây vết thương trên da
Khoảng 90% bệnh vảy nến bắt đầu lan rộng hơn trên cơ sở các vết thương trên da. Vào mùa thu đông, các mạch máu thường bị co lại do thời tiết tương đối lạnh. Khi da bị tổn thương, tốc độ lành các vết thương giảm.
Không nên tác động mạnh tới các vết thương, vết ngứa để tránh tình trạng lây lan bệnh vảy nến.
Cần phải cẩn thận để các vết thương không bị viêm và nhiễm trùng. Nếu không, bệnh vảy nến rất có thể sẽ đến "gõ cửa". Bên cạnh đó, vào mùa này không nên đi xăm hay châm cứu. Ngoài ra, ví dụ như bị muỗi đốt, bạn cũng không nên gãi để tránh bị xước da.
3. Thường xuyên giữ ẩm cho da
Mùa lạnh, độ ẩm xuống thấp khiến da rất khô, nứt nẻ, thậm chí còn bị bong tróc, gây ngứa, làm gia tăng các triệu chứng của bệnh vảy nến. Bởi vậy, cần phải thường xuyên dưỡng ẩm cho da.
Nên thường xuyên giữ ẩm cho da để tránh bệnh vảy nến tái phát.
Đối với những người bị bệnh, không nên tắm nước nóng quá lâu, sau khi tắm nên bôi ngay kem dưỡng ẩm.
Không chỉ vậy, hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm ấm phòng. Nếu bắt buộc phải dùng, có thể sử dụng thêm các máy tạo ẩm để giúp da dẻ thoải mái hơn, tránh để da bị khô, nứt nẻ.
4. Chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống đúng cách cũng là một phương pháp hữu hiệu hạn chế bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến sẽ càng trầm trọng nếu bạn không chú ý đến vấn đề ăn uống. Không nên hút thuốc, uống rượu, hạn chế hết mức các thức ăn có nhiệt lượng cao.
Nếu tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên, các mạch máu giãn ra, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và bệnh sẽ tái phát.
Nguồn: QQ, Healthline/Helino
Bệnh vẩy nến, tránh ăn gì? Em 40 tuôi, phat hiên bị bệnh vẩy nến đã 5 năm nay, chữa nhiều loại thuốc nhưng không khoi nên em rât buôn... Ảnh minh họa Xin hỏi bác sĩ nguyên nhân cua bênh? Ngươi bênh vây nến nên ăn uông thê nao đê bênh không tai phat? Lưu Thi Liên (luulien@gmail.com) Bệnh vẩy nến là một bệnh da mạn tính, có...