Cô chủ tá hỏa vì cún biến thành ‘ngựa’
Nhờ bố trông hộ, bộ lông dày màu nâu của chó cưng chỉ còn là dĩ vãng.
Chị ’sen’ này có việc nên phải ra ngoài một ngày, thế là nhờ bố trông hộ chó cưng. Cuối cùng đến lúc về nhà thì đã thấy con chó thành thế này rồi.
Chia sẻ nhận được hàng chục nghìn lượt thích.
Bộ lông dày màu nâu mượt sáng bóng…
… còn sót lại chỏm lông trên đầu và cổ.
Video đang HOT
Từ giờ làm sao lên mặt với mấy đàn em trong xóm được nữa đây.
Tại sao tuyết trên dãy Alps có màu hồng?
Hình ảnh đáng chú ý cho thấy tuyết trên nhiều khu vực ở dãy Alps có màu hồng.
Tuyết trắng trên dãy Alps bỗng chuyển sang màu hồng lạ mắt
Băng tuyết vốn dĩ đã lạnh giá nhưng tuyết màu hồng càng khiến cho người ta rùng mình hơn vì liên tưởng đến màu máu.
Dãy Alps là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu trải dài qua 8 quốc gia lần lượt là Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Liechtenstein, Áo, Đức và Slovenia.
Thời gian gần đây, hình ảnh ghi lại cho thấy nhiều vùng ở dãy Alps tuyết trắng bỗng biến thành màu hồng kỳ lạ, nhất là khu vực sông băng gần Pellizano.
Một số báo cáo cho biết sở dĩ tuyến trắng hóa màu hồng nhạt vì sự phát triển lan rộng của một loại tảo có tên Ancylonela nordenskioeldii, thường được tìm thấy ở Greenland.
Tuy nhiên, Biagio Di Mauro, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học ở Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia của Ý cho biết nguyên nhân khiến tuyết biến thành màu hồng là do một lại tảo tuyết có tên Chlamydomonas nivalis,
Thủ phạm khiến tuyết trắng chuyển sang màu hồng ở dãy Alps là tảo Chlamydomonas nivalis
Tuy tảo tuyết thực sự có màu xanh nhưng đồng thời có chứa sắc tố carotenoid đỏ tươi, có tác dụng bảo vệ các loài tảo khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời.
Không giống như phần lớn các loài tảo nước ngọt, Chlamydomonas nivalis phát triển mạnh ở vùng nước lạnh và đóng băng.
Sắc tố đỏ có tác dụng bảo vệ các loài tảo khỏi bức xạ tia cực tím của Mặt trời. Nó cũng giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời làm khu vực xung quanh nóng hơn, khiến các tảng băng tan nhanh hơn.
Vào những tháng mùa Đông, khi tuyết bao phủ, tảo gần như không hoạt động. Đến mùa Xuân và mùa Hè, khi nhiệt độ tăng, tuyết tan, nhiều chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình nảy mầm, tảo mọc trên các bề mặt tuyết làm xuất hiện những mảng màu hồng.
Tháng 3/2020, các nhà khoa học Ukraine cũng phát hiện hiện tượng tuyết chuyển màu hồng gần một trạm nghiên cứu cũ tại Nam Cực.
Nhà leo núi, nhà thám hiểm Aristotle là người đầu tiên ghi nhận về hiện tượng tuyết máu từ nhiều thế kỷ trước. Ban đầu ông không rõ về nguyên nhân gây ra hiện tượng lạ.
Thậm chí, nhiều người cho rằng màu đỏ của tuyết là do yếu tố địa chất từ một mỏ khoáng sản trên tuyết hoặc hóa chất rửa trôi từ các loại đá.
Mãi về sau khoa học mới tìm ra được thủ phạm là một loài tảo. Không chỉ ở Nam cực, hiện tượng tuyết máu từng xuất hiện ở Bắc Cực, dãy Alps, và các khu vực miền núi khác.
Một loạt siêu thị từ chối sản phẩm từ dừa do khỉ hái lượm ở Thái Lan Những con khỉ bị nuôi nhốt, huấn luyện trong điều kiện tồi tệ tại các trang trại ở Thái Lan bị biến thành 'máy hái dừa', theo cáo buộc của Tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật PETA. BBC hôm 3/7 cho biết ít nhất 8 nông trại ở Thái Lan sử dụng khỉ để hái dừa phục vụ xuất khẩu ra...