Có chồng làm sếp sướng không?
Có chồng làm sếp liệu có hạnh phúc không? Vợ một “sếp bự” như Bạc Hy Lai ở Trung Quốc cuối cùng cũng tàn lụi một đời. Thương thay một người đàn bà nhan sắc, thông minh lanh lợi đến tuổi sắp nghỉ hưu còn phải ra trước vành móng ngựa đối diện với án tử hình. Hoá ra có chồng làm sếp, ai chẳng muốn nhưng liệu có hạnh phúc không? Xin đừng vội trả lời!
Các nghiên cứu về gia đình hiện đại ở một số nước phát triển cho thấy, người ta đang phải chứng kiến một nghịch lý, kinh tế càng phát triển thì tế bào gia đình càng lung lay. Làm vợ khi chồng nghèo và chưa thành đạt không khó. Khi ấy nói chung nhu cầu của anh ta đơn giản, cũng chưa có những em “chân dài” bủa vây tứ phía, do đó, khả năng chung thuỷ cao hơn nhiều.
Cho nên khi có chồng làm sếp, liệu đáng mừng hay đáng lo? Điều đó thì chưa biết nhưng có một điều chắc chắn là người vợ phải tự nâng mình lên cả hình thức lẫn nội dung để ngang tầm với chồng, phải am hiểu công việc của chồng mới chia sẻ hay chăm sóc được.
Các nghiên cứu về gia đình hiện đại ở một số nước phát triển cho thấy, người ta đang phải chứng kiến một nghịch lý, kinh tế càng phát triển thì tế bào gia đình càng lung lay. (ảnh minh họa)
Chính vì thế, hiện nay ở nhiều nước xuất hiện mô-tuýp vợ là trợ thủ của chồng trong công việc. Không ít trường hợp vợ là thư ký thứ nhất của chồng và cũng nổi tiếng không kém. Tuy nhiên cũng có người thao túng chồng, thậm chí lợi dụng chức quyền của chồng để làm ăn phi pháp và cuối cùng vào ngồi nhà đá với nhau như vợ chồng Bạc Hy Lai chẳng hạn.
Có người nói: “ Đằng sau sự nghiệp của người đàn ông đều có hình bóng một người phụ nữ”. Nhưng có lẽ ngày nay có thể nói thêm, “Đằng sau mỗi tên tham quan ô lại thường có bóng dáng của ít nhất một người đàn bà”. Quan hệ vợ chồng khi nghèo thường chỉ gắn bó thuần tuý bằng tình cảm.
Video đang HOT
Lúc ấy hai người phải dựa vào nhau mà sống, chính vì vậy họ hiểu và yêu thương nhau. Nhưng khi người chồng có chức, có quyền, có tiền, có nhà lầu xe hơi, ký bậy một chữ có thể hái ra tiền tỷ thì trong tâm lý anh ta dễ nảy ý nghĩ, trách nhiệm với gia đình, xã hội đã đủ và ta có quyển hưởng thụ những thú vui của riêng mình.
Thùy Liên tốt nghiệp đại học Bách khoa kết hôn với Quân, một chàng trai học cùng trường. Thuở họ mới lấy nhau, ai cũng khen là một đôi “thanh mai trúc mã’. Chàng luôn đứng vào hạng nhất nhì lớp, nàng vào loại hoa khôi của khoa.
Ra trường, họ được cùng về công tác trong một xí nghiệp lớn ở Hà Nội và khi hai đứa con một trai, một gái ra đời thì tưởng như tất cả hạnh phúc trên đời này đã nằm gọn trong tay họ.
Nhưng cuộc đời không đơn giản thế! Trong khi Liên say sưa với hạnh phúc gia đình với tâm niệm “nhất chồng, nhì con, thứ ba mới đến giời” thì Quân có điều kiện tập trung toàn bộ vào sự nghiệp. Anh được đồng nghiệp nể trọng, lãnh đạo tin yêu, bước đường công danh cứ thế tiến vù vù.
ó ông lúc ở nhà cũng chẳng được nghỉ ngơi với vợ con, ông phải bố trí một phòng riêng để tiếp khách, bàn công việc. (ảnh minh họa)
Từ cán bộ kỹ thuật lên phó phòng, rồi trưởng phòng, rồi chẳng bao lâu lên Phó Giám đốc. Hơn 40 tuổi, anh đã ngồi vào ghế giám đốc xí nghiệp, trên Bộ còn có ý định cất nhắc anh lên vị trí cao hơn.
Nhưng cũng từ đó Liên bỗng nhận ra có chồng cũng như không. Quân đi suốt ngày, hầu như không ăn cơm nhà. Nhiều buổi tối, vợ ngồi bên mâm cơm đợi chồng về nhưng khi có tiếng còi ô tô ở cổng thì đã gần nửa đêm, anh bước vào nhà với bộ dạng của một người đã thoả mãn mọi thứ trên đời, chỉ thèm một giấc ngủ và anh ta đã đặt mình là đánh một giấc đến sáng.
Cái sướng của vợ sếp thường người ta nhìn thấy rất rõ, như được lên xe xuống ngựa, đi dự tiệc tùng, được khối người vì nể, khen nịnh, bổng lộc nhiều, có khi nhận quà cáp, phong bì đếm không xuể.
Nhưng cái khổ của vợ sếp chẳng phải ai cũng biết cả. Có ông lúc ở nhà cũng chẳng được nghỉ ngơi với vợ con, ông phải bố trí một phòng riêng để tiếp khách, bàn công việc. Những lúc cơ quan gặp “sự cố”, có ông thức trắng đêm, bạc hết cả đầu.
Đó là chưa kể những ông cặp kè bồ bịch liên miên. Một ông Viện trưởng sắp về hưu, đi họp xa cả nghìn cây số còn đem theo “bồ nhí” thuê khách sạn ở hàng tuần, đến đâu có cấp dưới lo liệu, bố trí chu đáo. Vợ có phong phanh biết cũng chẳng làm gì được, vì có kẻ dưới che chắn, không có bằng chứng cụ thể, ông cãi bay.
Tất nhiên có bạn sẽ hỏi: Việc gì vợ sếp phải buồn khổ như vậy? Sẵn tiền cứ nuôi ô sin làm việc nhà, thuê gia sư kèm con học, rồi cũng ăn chơi, nhảy múa, cũng đến vũ trường, ra sân ten-nit, thiếu gì giai trẻ sẵn sàng hầu hạ quý bà lắm tiền?
Quả là cũng có những phụ nữ đã làm như vậy nhưng họ lại đi đến bất hạnh bằng con đường khác, có khi còn ngắn hơn.
Dĩ nhiên không phải tất cả các gia đình sếp đều như vậy nhưng chắc chắn những chuyện trên đây không phải là chuyện hiếm. Những phụ nữ gọi điện đến tư vấn hôn nhân vì chồng có “bồ”, có một tỷ lệ không nhỏ là vợ sếp, trong đó cô “bồ” làm thứ ký riêng là chuyện thường gặp.
Đến nỗi một bài phóng sự ở Hồng Kông có nhan đề “Nghề thư ký” nhận xét rằng ngoài trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, biết ngoại ngữ, lái xe, nữ thư ký phải là người độc thân và có nhan sắc. Bài báo này cũng cho rằng “quan hệ tình cảm” giữa nữ thư ký với sếp là điều dễ hiểu, vì không ai gần gũi và hiểu sếp bằng nữ thư ký.
Thậm chí cô ta phải “suy nghĩ bằng cái đầu” của sếp, vui cái vui của sếp, buồn nỗi buồn của sếp, trong suốt thời gian mỗi ngày hàng chục giờ. Trong khi đó hiếm khi vợ sếp có được những “phẩm chất” nói trên.
Đó là chưa kể những bà luôn nói ngược lại hoặc rày la chồng, quản lý chồng thật chặt, tạo ra một hình ảnh đối lập hoàn toàn với nhân tình của ông ta và vô tình càng đẩy chồng sang phía đối phương.
Cho nên nếu hỏi làm vợ sếp có sướng không? Tất nhiên là sướng! Nhưng nếu hỏi có mệt không? Tất nhiên là… mệt!
Theo Eva