Cơ chế phòng Covid-19 của vaccine công nghệ DNA đầu tiên thế giới

Theo dõi VGT trên

Vaccine ZyCov-D của Ấn Độ sử dụng công nghệ DNA, đưa các phân tử DNA mã hóa vào cơ thể, hướng dẫn hệ miễn dịch nhận biết và chống lại mầm bệnh.

Ngày 22/8, ZyCov-D của công ty dược Zydus Cadila, trụ sở Ấn Độ, trở thành vaccine DNA chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Vaccine là niềm hy vọng đối với đất nước châu Á vẫn bị dịch bệnh hoành hành.

Trước khi có vaccine công nghệ mRNA và DNA, các hãng dược trên thế giới tập trung vào hai mục tiêu chính. Thứ nhất là tạo virus sống giảm độc lực hoặc bất hoạt, có thể nhân lên trong cơ thể người để kích thích hệ miễn dịch. Thứ hai là tìm kháng nguyên thích hợp để hệ miễn dịch sinh kháng thể chống lại mầm bệnh.

Vaccine ZyCov-D hoạt động thế nào?

Vaccine Pfizer và Moderna được điều chế theo công nghệ mRNA, có khả năng kích thích tế bào người tạo ra protein virus. Sau đó, hệ miễn dịch tiếp xúc với protein và sinh ra kháng thể, các tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh.

Trong khi đó, vaccine DNA không sử dụng toàn bộ virus. Các nhà khoa học sẽ tạo một “vòng tròn” DNA, đưa nó vào tế bào. Các tế bào đọc trình tự gene của nCoV, hình thành một bản sao, sau đó thiết lập lại các protein của virus. Protein này kích hoạt hệ miễn dịch, giúp liên kết các “phòng tuyến” khác của cơ thể chống lại mầm bệnh.

ZyCov-D là vaccine “plasmid DNA” – hướng nghiên cứu đột phá trong thời gian gần đây. Vaccine sử dụng phiên bản virus không thể nhân lên, được biến đổi gene từ phân tử DNA gọi là “plasmid”. Các plasmid được mã hóa với hướng dẫn tạo protein S của nCoV. Khi tiêm vào cơ thể, vaccine cung cấp thông tin cho tế bào, hệ miễn dịch nhận ra mối đe dọa và phát triển kháng thể chống lại virus.

Cơ chế phòng Covid-19 của vaccine công nghệ DNA đầu tiên thế giới - Hình 1

Mô phỏng cơ chế phòng vệ của vaccine công nghệ DNA. Đồ họa: Đại học Boston

Hầu hết loại vaccine Covid-19 hiện nay cần tiêm hai liều, ngoại trừ Johnson & Johnson tiêm một liều. ZyCov-D có cơ chế ba liều, khoảng cách giữa mỗi liều là 28 ngày. Điểm đặc biệt là vaccine được đưa vào cơ thể bằng một ống bơm không mũi tiêm dùng một lần, đưa một dòng chất lỏng hẹp thâm nhập vào da đến mô thích hợp.

Video đang HOT

ZyCov-D được phát triển bởi Cục Công nghệ Sinh học của Chính phủ và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR).

Vaccine an toàn và hiệu quả đến đâu?

ZyCov-D đã được thử nghiệm lâm sàng ba giai đoạn với hơn 28.000 người tham gia. 1.000 người có độ tuổi từ 12 đến 18. Vaccine được cho là an toàn và dung nạp tốt ở nhóm tuổi này.

Tháng 12/2020, ông Pankaj R Patel, chủ tịch tập đoàn Zydus báo cáo thử nghiệm giai đoạn đầu và hai cho thấy vaccine “an toàn, có khả năng sinh miễn dịch”. Ở người đã tiêm chủng, vaccine giúp giảm 67% ca nhiễm có triệu chứng.

Cơ chế phòng Covid-19 của vaccine công nghệ DNA đầu tiên thế giới - Hình 2

Một người được tiêm vaccine Covid-19 tại Trường Trung học Dr. Antonio Da Silva, Ấn Độ, ngày 17/8. Ảnh: AFP

Một ngày sau khi Zycov-D được cấp phép, nhà sản xuất Zydus tuyên bố vaccine hiệu quả 66% đối với biến thể Delta.

“Chúng tôi chưa ghi nhận ca nhiễm đột phá bởi bất cứ biến thể nào khác sau tiêm. Các thử nghiệm vẫn chưa hoàn tất. Chúng tôi còn khoảng 4 đến 6 tháng nữa để gửi toàn bộ dữ liệu của nghiên cứu giai đoạn ba. Việc phê duyệt dựa trên các báo cáo tạm thời của giai đoạn ba”, ông Sharvil Patel, giám đốc điều hành Zydus, cho biết.

“Cả ở người lớn và trẻ em, chúng tôi chưa ghi nhận tác dụng phụ nghiêm trọng nào”, ông nói thêm.

Ưu điểm và hạn chế của vaccine DNA

Các nhà khoa học cho biết vaccine DNA tương đối rẻ, an toàn và ổn định. Chúng có thể được bảo quản ở nhiệt độ cao, từ -2 độ C đến 8 độ C. Zydus tuyên bố vaccine vẫn có thể sử dụng khoảng ba tháng trong mức nhiệt 25 độ C, tạo thuận lợi trong khâu bảo quản và vận chuyển.

Tuy nhiên, trước đây, nhiều loại vaccine DNA thất bại trong khâu thử nghiệm trên bệnh truyền nhiễm ở người. “Vấn đề là chúng hoạt động tốt với động vật. Nhưng cuối cùng, vaccine không tạo ra phản ứng miễn dịch tương tự ở người”, tiến sĩ Gagandeep Kang, chuyên gia virus Ấn Độ, nhận định.

Theo bà, thách thức nằm ở khâu đưa plasmid DNA vào tế bào người nhằm tạo ra phản ứng miễn dịch bền vững. Tiến sĩ Jeremy Kamil, chuyên gia virus tại Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Bang Louisiana ở Shreveport, có quan điểm tương tự. Các vaccine mRNA như Pfizer hoặc Moderna không cần tiếp cận nhân tế bào, song vẫn mang lại hiệu quả cao và tạo miễn dịch lâu dài.

Hạn chế khác của ZyCoV-D là cơ chế ba liều, có thể gây tốn kém và tạo áp lực cho hệ thống y tế.

Chảy nước mũi - triệu chứng mới của COVID-19

Khi virus SARS-CoV-2 không ngừng đột biến, các chuyên gia cảnh báo những triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất có thể đã thay đổi.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) hồi đầu tháng này cảnh báo biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ đang trên đà trở thành chủng trội toàn cầu và hiện đã có có mặt tại hơn 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng xếp Delta vào danh sách các chủng cần lưu tâm, trong khi nhiều quốc gia châu Âu cảnh báo nguy cơ một làn sóng lây nhiễm mới nghiêm trọng do chủng virus này. Các chính phủ và cơ quan y tế đã cố gắng thông tin đến người dân về cách xác định sớm các triệu chứng của COVID-19 để giảm thiểu tối đa sự lây lan ra cộng đồng.

Chảy nước mũi - triệu chứng mới của COVID-19 - Hình 1

Nếu như tới nay các triệu chứng phổ biến của COVID-19 vẫn là sốt, nhức đầu và mất khứu giác, thì các dữ liệu mới nhất cho thấy những người mắc biến thể Delta đang gặp phải các triệu chứng không hoàn toàn giống với trước đây. Điều này có nghĩa là cùng một loại virus có thể tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau theo những cách khác nhau.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của biến thể Delta

Khi virus SARS-CoV-2 đang đột biến, các chuyên gia đã cảnh báo rằng các triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất có thể đã thay đổi so với những triệu chứng truyền thống. Nếu như các dấu hiệu ban đầu của việc mắc COVID-19 là mất khứu giác hoặc vị giác, ho dai dẳng và sốt, thì các dữ liệu mới nhất lại cho thấy hiện các dấu hiệu nói trên ít phổ biến hơn.

Đau đầu, đau họng và sổ mũi hiện được cho là các triệu chứng của người nhiễm virus SARS-CoV-2, thay vì ho và mất khứu giác hoặc vị giác, trong khi tình trạng sốt vẫn thường xảy ra.

Có một số lý do khiến chúng ta có thể thấy các triệu chứng tiến triển theo cách này. Có thể là do dữ liệu ban đầu chủ yếu đến từ những bệnh nhân đến bệnh viện, do đó, có khả năng bị bệnh nặng hơn. Và do tỷ lệ bao phủ tiêm chủng ở các nhóm tuổi cao hơn, những người trẻ tuổi hiện đang chiếm tỷ lệ lớn hơn trong các trường hợp COVID-19 và họ có xu hướng gặp các triệu chứng nhẹ hơn.

Lý do tại sao những người trẻ hơn có thể gặp các triệu chứng nhẹ hơn của nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể là do sự tiến hóa của virus và các đặc điểm khác nhau của biến thể Delta. Nhưng tại sao chính xác các triệu chứng có thể thay đổi vẫn chưa chắc chắn.

Mặc dù chúng ta vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu về biến thể Delta, nhưng dữ liệu mới này rất quan trọng vì cho chúng ta thấy rằng những gì chúng ta có thể nghĩ đến chỉ là triệu chứng của một cơn cảm lạnh mùa đông nhẹ như sổ mũi hay đau họng, thì nay có thể là COVID-19.

Tiêm phòng COVID-19 có ảnh hưởng đến các triệu chứng không?

Mặc dù các biến thể COVID-19 mới có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine, song những vaccine như Pfizer và AstraZeneca dường như vẫn bảo vệ tốt chống lại COVID-19 có triệu chứng sau hai liều. Theo các báo cáo, cả hai loại vaccine trên đều đã được chứng minh là có khả năng bảo vệ hơn 90% khỏi một căn bệnh nghiêm trọng cần điều trị tại bệnh viện.

Một sự kiện "siêu lây lan" gần đây ở New South Wales đã nêu bật tầm quan trọng của việc tiêm chủng. Trong số 30 người tham dự bữa tiệc sinh nhật này, các báo cáo chỉ ra rằng không ai trong số 24 người bị nhiễm biến thể Delta đã được tiêm phòng. Sáu người được tiêm chủng tại bữa tiệc không bị nhiễm COVID-19. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra sau khi tiêm phòng, nhưng rất có thể tải lượng virus sẽ thấp hơn và các triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với khi không tiêm phòng.

Biến thể Delta đang lan rộng và đây là những gì bạn có thể làm

Bằng chứng cho thấy Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu và các biến thể khác. Điều quan trọng là phải hiểu môi trường cũng đang thay đổi. Mọi người dường như đã trở nên chủ quan hơn khi các biện pháp giãn cách bắt đầu được nới lỏng, khi thời tiết chuyển mùa và khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên các nhà khoa học ngày càng chắc chắn rằng biến thể Delta dễ lây truyền hơn nhiều./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ gần 1 tấn chả chứa chất độc: Chuyên gia "mách nước" phân biệt thực phẩmVụ gần 1 tấn chả chứa chất độc: Chuyên gia "mách nước" phân biệt thực phẩm
22:04:25 02/01/2025
Những người nên ăn rau tầm bóp thường xuyênNhững người nên ăn rau tầm bóp thường xuyên
12:05:35 02/01/2025
Eo thon, bụng phẳng nhờ uống ba loại nước này vào buổi tốiEo thon, bụng phẳng nhờ uống ba loại nước này vào buổi tối
08:40:17 02/01/2025
Người đàn ông đau nhức, phải đến viện do sai lầm nhiều người hay mắc khi lấy ráy taiNgười đàn ông đau nhức, phải đến viện do sai lầm nhiều người hay mắc khi lấy ráy tai
09:28:24 02/01/2025
Chi tiết danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển việnChi tiết danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện
09:28:03 02/01/2025
Cách bảo quản bưởi DiễnCách bảo quản bưởi Diễn
12:25:36 02/01/2025
Nên bổ sung vitamin và khoáng chất trong mùa đông?Nên bổ sung vitamin và khoáng chất trong mùa đông?
21:02:58 02/01/2025
Loại cỏ dại từng phổ biến ở vùng nông thôn, giờ được coi như 'sâm quý', có thể chữa ho, hen suyễn và chống ung thưLoại cỏ dại từng phổ biến ở vùng nông thôn, giờ được coi như 'sâm quý', có thể chữa ho, hen suyễn và chống ung thư
21:00:06 02/01/2025

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của bé trai 3 tuổi - nạn nhân nhỏ nhất trên máy bay Jeju Air: Vừa có chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên cùng bố mẹXót xa hình ảnh cuối cùng của bé trai 3 tuổi - nạn nhân nhỏ nhất trên máy bay Jeju Air: Vừa có chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên cùng bố mẹ
22:36:15 02/01/2025
Puka gặp sự cố nguy hiểm khi mang thai con đầu lòngPuka gặp sự cố nguy hiểm khi mang thai con đầu lòng
20:39:36 02/01/2025
MC Mai Ngọc: "Khi tôi vụn vỡ, xấu xí và mất tự tin thì anh ấy xuất hiện"MC Mai Ngọc: "Khi tôi vụn vỡ, xấu xí và mất tự tin thì anh ấy xuất hiện"
23:20:12 02/01/2025
Chae Rim và chồng cũ tái hợp sau scandal ngoại tình, diện mạo con trai 7 tuổi gây xôn xaoChae Rim và chồng cũ tái hợp sau scandal ngoại tình, diện mạo con trai 7 tuổi gây xôn xao
20:25:38 02/01/2025
Con trai về nhà mách bị cô giáo ăn hết dâu tây, mẹ xông lên trường chất vấn rồi chết lặng khi thấy những gì camera ghi lạiCon trai về nhà mách bị cô giáo ăn hết dâu tây, mẹ xông lên trường chất vấn rồi chết lặng khi thấy những gì camera ghi lại
19:17:24 02/01/2025
Biến căng Cbiz: 2 sao nam hạng A bị điều tra, trong đó có 1 nam thần gây bão màn ảnh 2024Biến căng Cbiz: 2 sao nam hạng A bị điều tra, trong đó có 1 nam thần gây bão màn ảnh 2024
20:34:39 02/01/2025
Diễn viên Hoàng Yến đáp trả cực gắt khi bị mỉa 'nhiều chồng thì có gì đáng tự hào'Diễn viên Hoàng Yến đáp trả cực gắt khi bị mỉa 'nhiều chồng thì có gì đáng tự hào'
21:23:25 02/01/2025
Chồng Từ Hy Viên có động thái ẩn ý giữa tin ly hôn, mẹ ruột đuổi nữ diễn viên khỏi nhàChồng Từ Hy Viên có động thái ẩn ý giữa tin ly hôn, mẹ ruột đuổi nữ diễn viên khỏi nhà
22:44:51 02/01/2025

Tin mới nhất

Từ cơn nuốt nghẹn, người đàn ông bàng hoàng phát hiện mắc cả 2 bệnh ung thư

Từ cơn nuốt nghẹn, người đàn ông bàng hoàng phát hiện mắc cả 2 bệnh ung thư

22:16:08 02/01/2025
Sau thời gian nuốt nghẹn với tần suất tăng dần, người đàn ông đại tiện ra máu và được các bác sĩ phát hiện đã mắc cùng lúc 2 loại bệnh ung thư hiểm ác.
5 loại thảo dược giảm đau bụng kinh

5 loại thảo dược giảm đau bụng kinh

21:15:17 02/01/2025
Đặc tính chống viêm và chống co thắt của hoa cúc giúp làm giảm chứng đau bụng kinh. Nghiên cứu cho thấy, hoa cúc có thể làm giảm cơn đau bụng kinh tốt hơn giả dược.
Tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

Tác hại của gạo lứt đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

20:53:43 02/01/2025
Gạo lứt tuy là một thực phẩm tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm khi ăn gạo lứt của nhiều người chính là quan điểm ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.
Ăn chuối tốt nhất vào thời điểm nào?

Ăn chuối tốt nhất vào thời điểm nào?

12:32:37 02/01/2025
Hơn nữa, ăn chuối khi đói có thể gây mất cân bằng giữa canxi và magie trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch. Chuối chứa nhiều chất xơ, ăn khi đói có thể gây khó tiêu, đầy bụng, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa kém.
5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt chú ý trong mùa đông

5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt chú ý trong mùa đông

12:08:37 02/01/2025
Một bên mặt có thể bị xệ xuống, miệng méo sang một bên, đặc biệt rõ khi người bệnh cố gắng cười. Người bệnh gặp khó khăn khi nâng cả hai tay lên qua đầu cùng lúc. Một tay có thể yếu hơn hoặc không thể nâng lên được.
4 sai lầm khi dùng nước canh

4 sai lầm khi dùng nước canh

12:00:41 02/01/2025
Dù canh là món quen thuộc và bổ dưỡng, bạn cần dùng đúng cách và cân đối để bảo vệ sức khỏe. Đừng quên kết hợp uống nước canh với ăn cả phần thịt, cá và kiểm soát lượng muối, dầu mỡ sử dụng để có một bữa ăn lành mạnh hơn.
Những loại thuốc điều trị nào có thể gây tiêu chảy?

Những loại thuốc điều trị nào có thể gây tiêu chảy?

11:58:04 02/01/2025
Nếu tiêu chảy do thuốc gây ra, có xu hướng tiếp tục trừ khi bạn ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể tự khỏi.
Mắt đỏ cảnh báo mắc bệnh gì, có phòng ngừa được không?

Mắt đỏ cảnh báo mắc bệnh gì, có phòng ngừa được không?

11:55:24 02/01/2025
Nước mắt giúp mắt khỏe mạnh và thoải mái. Bất kỳ ai cũng có thể bị khô mắt, mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh.
Nhiều ca ngưng tim và lằn ranh sinh - tử mong manh

Nhiều ca ngưng tim và lằn ranh sinh - tử mong manh

11:53:30 02/01/2025
Đêm giao thừa trong bệnh viện ghi nhận việc các bác sĩ phải chạy đua cấp cứu bệnh nhân ngưng tim nguy kịch, với những thái cực khác nhau.
Thận 'lâm nguy' vì những thói quen tưởng vô hại

Thận 'lâm nguy' vì những thói quen tưởng vô hại

11:34:08 02/01/2025
Đối với những người đã mắc bệnh thận, thói quen ăn mặn càng gây tổn hại nghiêm trọng hơn, làm suy giảm chức năng thận nhanh chóng.
'Chìa khóa' kiểm soát các bệnh truyền nhiễm

'Chìa khóa' kiểm soát các bệnh truyền nhiễm

11:30:31 02/01/2025
Tăng cường quản lý đàn vật nuôi, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến tiêm phòng. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng bệnh cá nhân trong cộng đồng.
Người phụ nữ hôn mê sâu tiên lượng xấu, vì uống thuốc bột chữa bệnh dạ dày

Người phụ nữ hôn mê sâu tiên lượng xấu, vì uống thuốc bột chữa bệnh dạ dày

09:30:57 02/01/2025
Strychnin vốn là một loại alkaloid chiết xuất từ cây mã tiền. Hạt này thường chỉ được ngâm với rượu, dùng để xoa bóp ngoài da. Hiện, strychnin thường dùng chủ yếu trong các loại thuốc diệt chuột và pha trong các chất cấm như heroin, coc...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hàn đóng liên tiếp 4 bom tấn gây sốt toàn cầu, visual ngoài đời đẹp gấp ngàn lần trên phim

Mỹ nhân Hàn đóng liên tiếp 4 bom tấn gây sốt toàn cầu, visual ngoài đời đẹp gấp ngàn lần trên phim

Hậu trường phim

23:22:44 02/01/2025
Nữ diễn viên này liên tục góp mặt trong các dự án lớn, tên tuổi thăng hạng mạnh mẽ trong khoảng 4 năm trở lại đây.
Vóc dáng nóng bỏng của nữ chủ tịch phim "Mẹ lao công học yêu"

Vóc dáng nóng bỏng của nữ chủ tịch phim "Mẹ lao công học yêu"

Sao việt

23:17:29 02/01/2025
Thùy Trang chia sẻ loạt ảnh khoe nhan sắc mặn mà. Diện chiếc váy ôm sát, nữ diễn viên để lộ đường cong cơ thể đáng ngưỡng mộ.
Tuyệt phẩm cổ trang có rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đã đẹp trai còn biến hóa quá gắt

Tuyệt phẩm cổ trang có rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đã đẹp trai còn biến hóa quá gắt

Phim châu á

23:06:48 02/01/2025
The Tale of Lady Ok (Chuyện Nàng Ok) tuy không nổi đình đám ở thị trường quốc tế nhưng lại đang là bộ phim đứng top đầu rating tại Hàn.
Người hâm mộ TPHCM vỡ òa khi tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Người hâm mộ TPHCM vỡ òa khi tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

Tin nổi bật

22:34:44 02/01/2025
Hàng nghìn cổ động viên tại TPHCM vỡ òa khi tiền đạo Xuân Son lập cú đúp, giúp Việt Nam hạ Thái Lan 2-1 ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024.
FBI bắt nghi phạm dùng ảnh ông Biden tập bắn, thu giữ 150 quả bom

FBI bắt nghi phạm dùng ảnh ông Biden tập bắn, thu giữ 150 quả bom

Thế giới

22:31:41 02/01/2025
Các nhân viên của FBI đã thu giữ hơn 150 quả bom ống cùng nhiều thiết bị nổ tự chế khác khi họ bắt giữ một người đàn ông ở Virginia về tội sở hữu vũ khí trái phép.
3 sai lầm tai hại khiến Triệu Lộ Tư rơi vào tình cảnh hiện tại

3 sai lầm tai hại khiến Triệu Lộ Tư rơi vào tình cảnh hiện tại

Sao châu á

22:31:05 02/01/2025
Từ một nghệ sĩ trẻ và hoạt bát, Triệu Lộ Tư rơi vào trầm cảm, thậm chí không thể tự xuống giường... chỉ vì những điều này.
Vợ con Duy Mạnh chiếm spotlight khi đến sân Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam, có còn gặp sự cố ở cửa soát vé?

Vợ con Duy Mạnh chiếm spotlight khi đến sân Việt Trì cổ vũ ĐT Việt Nam, có còn gặp sự cố ở cửa soát vé?

Sao thể thao

22:21:57 02/01/2025
Quỳnh Anh và các con có mặt trên sân Việt Trì cổ vũ Duy Mạnh và ĐT Việt Nam. Gia đình Duy Mạnh tới sân cổ vũ ĐT Việt Nam đá chung kết AFF Cup 2024 gặp Thái Lan
Kẻ gian bẻ khóa xe máy chưa tới 10 giây trước cửa tiệm bánh ở Hà Nội

Kẻ gian bẻ khóa xe máy chưa tới 10 giây trước cửa tiệm bánh ở Hà Nội

Pháp luật

22:09:10 02/01/2025
Hình ảnh từ camera giám sát cho thấy, kẻ gian chỉ mất chưa tới 10 giây đã bẻ xong khóa của chiếc xe máy mà vị khách để trước cửa tiệm bánh thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Ngắm nhan sắc dàn gái xinh ồ ạt đến sân Việt Trì tiếp lửa trận chung kết ĐT Việt Nam - Thái Lan

Ngắm nhan sắc dàn gái xinh ồ ạt đến sân Việt Trì tiếp lửa trận chung kết ĐT Việt Nam - Thái Lan

Netizen

22:02:46 02/01/2025
Đông đảo CĐV Việt Nam đổ bộ sân Việt Trì trước giờ diễn ra trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa ĐT Việt Nam và ĐT Thái Lan lúc 20h ngày 2/1.
'Mufasa: Vua sư tử': Phần tiền truyện thay đổi hoàn toàn cái nhìn về phản diện tuổi thơ Scar

'Mufasa: Vua sư tử': Phần tiền truyện thay đổi hoàn toàn cái nhìn về phản diện tuổi thơ Scar

Phim âu mỹ

21:52:05 02/01/2025
The Lion King (1994) là một trong những bộ phim kinh điển của Disney, từng là tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em trên toàn thế giới.
(Review) 'Kính Vạn Hoa': Sẽ hấp dẫn nếu coi như tách biệt với truyện gốc

(Review) 'Kính Vạn Hoa': Sẽ hấp dẫn nếu coi như tách biệt với truyện gốc

Phim việt

21:46:41 02/01/2025
Kính Vạn Hoa sẽ hấp dẫn nếu xem bộ phim ở một tác phẩm mới, tách biệt với tiểu thuyết và dành cho những tâm hồn thiếu niên đơn thuần.