Cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN
Trong tương lai, các nước ASEAN sẽ phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, nhờ sự xóa bỏ biên giới các quốc gia trong ngành logistics, tạo thành nền thương mại tiên tiến. Để vươn tới cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN, cần có kế hoạch hành động ngay lập tức giữa các chính phủ trong khối ASEAN nói chung và các bộ ngành của các nước ASEAN nói riêng.
Ông Đinh Ngọc Thắng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan – Ảnh: BizLIVE.
Đề cập đến cơ chế một cửa ASEAN, ông Alvin Chua, Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận Malaysia (FMFF) cho biết Logistics là đề tài nóng bỏng để hội nhập kinh tế trong khu vực, nâng cao sức mạnh hội nhập với thế giới. ASEAN đã phát triển một chiến lược tổng thể nhằm giảm bớt hố sâu ngăn cách giữa các quốc gia ASEAN với nhau. Những thỏa thuận ngay lập tức giữa các nước ASEAN liên quan đến logistics vận tải đường bộ, đường thủy, đường không, tạo thành một mạng lưới đồng nhất nối kết các quốc gia với nhau.
Trước hết là làm sao ASEAN tạo được hệ thống xa lộ đồng nhất, giải quyết những hố sâu ngăn cách về vận chuyển, kho vận; Hoàn tất các dự án tiêu biểu, cần thiết phải xây dựng trong thời gian tới để nối liền các quốc gia bằng xe lửa; Hoàn thiện tất cả thỏa thuận đã ký kết từ 2002 chưa hoàn tất; Yêu cầu giảm bớt thủ tục Visa, thủ tục hàng hóa qua các cửa khẩu; Phát triển các tiêu chí về logistics đồng nhất giữa các quốc gia. Thái Lan và Trung Quốc đã ký thỏa thuận để có thể vận chuyển rẻ hơn giữa thái Lan và Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông Alvin Chua cho biết thêm: “Trong thời gian sắp tới sự hợp tác giữa Thái Lan và Trung Quốc sẽ phát triển thêm về hàng không. Lào cũng đã ký với Trung Quốc nối liền các xa lộ với nhau. Thái Lan cũng phát triển 6 đặc khu kinh tế với Trung Quốc, chi 2 tỷ USD để kết nối với Indonesia. Tất cả các quốc gia đều phải nâng cao trình độ để kết nối vận tải đường bộ, đào tạo nguồn nhân lực. Hiện Singapore có rất nhiều dự án đào tạo nhân lực cho các quốc gia ASEAN”.
Để tạo ra những tổ chức có sức mạnh để vươn ra thế giới, chính phủ các quốc gia có thể hợp tác với các hiện hội ngành nghề, nhất là sự liên kết liên chính phủ mới có thể có kế hoạch hành động kịp thời. Các doanh nghiệp tư nhân phải liên kết để thụ hưởng những tiến bộ về logistics, tạo sự năng động vươn tới toàn cầu. ASEAN phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, nhờ sự xóa bỏ biên giới các quốc gia ASEAN, tạo thành nền thương mại tiên tiến. Cần có kế hoạch hành động giữa các quốc gia để đóng góp vào nền kinh tế ASEAN nói riêng và các nước ASEAN nói riêng.
Về cơ chế một cửa quốc gia, ông Đinh Ngọc Thắng, Phó cục trưởng Cục Hải quan chia sẻ: “Về cách thủ tục hành chính, chúng tôi đã thực hiện Luật sửa đổi bổ sung Luật Hải quan lần thứ ba. Tiếp tục sửa đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang hiện đại, thực hiện hải quan điện tử, đem lại những tiện ích, giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp”.
Chúng ta có hơn 100 ngàn doanh nghiệp logistics nhưng lại thiếu đội ngũ chuyên nghiệp về dịch vụ, thủ tục hải quan, đã xuất hiện nhiều loại “cò” logistics. Để tạo cơ hội cạnh tranh, xúc tiến xuất nhập khẩu, ngày 8/9/2015 cơ chế cửa khẩu quốc gia đã hoạt động, 8 Bộ đã tham gia để cải tiến 20 dịch vụ liên quan đến logistics. Để thông qua một lô hàng, thời gian hải quan chỉ chiếm 20%, còn lại thuộc về các đơn vị quản lý chuyên ngành và xuất nhập khẩu. Đây là con số “giật mình” với doanh nghiệp, vì hầu như tất cả các thủ tục đều thông qua thủ công hoặc chuyển về các kho để làm. Sắp tới, từ khâu cấp phép ban đều đến khi chứng nhận an toàn hàng hóa phải thông qua ngay cửa khẩu, thời gian rút ngắn và chi phí sẽ giảm rất lớn cho xuất nhập khẩu
Hiện tại Việt Nam đã có nơi đang tiến hành hải quan một cửa quốc gia, xúc tiến với các nước Thái Lan, Malaysia, nhưng chưa ứng dụng được. Sang năm sẽ đưa vào ứng dụng. Hàng hóa các nước qua Việt Nam đế đến các nước sẽ không phải kiểm tra nữa. Một cửa quốc gia và một cửa ASEAN phải có sự kết hợp các bộ ngành về giao thông, thương mại nhanh hơn nữa mới thực sự nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất nhập khẩu.
Theo Bizlive
Bất ngờ thặng dư thương mại trong tháng 10
Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu cho biết, trong tháng 10 cả nước xuất siêu 500 triệu USD, đưa thâm hụt thương mại 10 tháng năm 2015 giảm xuống còn 3,6 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong tháng 10/2015 đạt 14,3 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 134,4 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong tháng 10 đạt hơn 9,8 tỷ USD, tăng 2,1% so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng của khu vực này đạt gần 92 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 10, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện vẫn dẫn đầu, với kim ngạch đạt 25,67 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ. Tiếp theo là hàng dệt may đạt 18,9 tỷ USD, tăng 9%; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 12,8 tỷ USD, tăng 44,7%; giày dép các loại đạt 9,7 tỷ USD, tăng 17%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 6,65 tỷ USD, tăng 9,4%....
Tổng cục Hải quan cũng cho biết, kim ngạch nhập khẩu tháng 10/2015 đạt 13,8 tỷ USD, giảm nhẹ 1,6% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2015, kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt gần 138 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, trong tháng 10 cả nước xuất siêu 500 triệu USD, đưa thâm hụt thương mại 10 tháng năm 2015 giảm xuống còn 3,6 tỷ USD.
Tháng 10, khu vực doanh nghiệp FDI nhập hơn 8,2 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước và nhập khẩu trong 10 tháng của khu vực này đạt hơn 81,5 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2014. XUÂN BÁCH
Theo_Báo Nhân Dân
Các doanh nghiệp bao cấp có thể 'chết' khi vào TPP Theo ông Lê An Hải Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Bộ Công Thương, mặc dù Hiệp định TPP được nhận định sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, nhưng đối với những doanh nghiệp dựa vào sự bao cấp của Nhà nước có thể rơi vào tình trạng rất khó khăn. Các doanh nghiệp rơi...