Cơ chế giúp các đặc vụ Mỹ xác định danh tính của kẻ bắn ông Trump chỉ trong 30 phút
Trong vòng 30 phút sau vụ nổ súng tại cuộc vận động tranh cử ở Pennsylvania của cựu Tổng thống Donald Trump ngày 13/7, cơ quan thực thi pháp luật liên bang đã sử dụng hệ thống hồ sơ Byzantine lưu trữ hồ sơ bán súng trong hàng thập kỷ để xác định danh tính thủ phạm 20 tuổi.
Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ phong tỏa hiện trường vụ nổ súng nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump ở thành phố Butler, bang Pennsylvania, ngày 13/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Theo đài truyền hình CNN, các nhân viên thực thi pháp luật ban đầu gặp phải rào cản khi họ tìm cách xác định danh tính kẻ xả súng. Thomas Matthew Crooks – kẻ sau này được xác định là thủ phạm nổ súng – không mang theo bất kỳ giấy tờ tùy thân nào khi bị các nhân viên của Cơ quan Mật vụ Mỹ bắn. Thứ hắn ta có là một khẩu súng trường AR15 – hung khí trong vụ ám sát ông Trump.
Thông thường, các nhà phân tích của Cơ quan quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ (ATF) tại một trụ sở ở Tây Virginia phải xử lý tìm kiếm thủ công hàng triệu tài liệu mỗi ngày để xác định nguồn gốc của súng được sử dụng trong một vụ án tội phạm. Quy trình đó sẽ mất khoảng 8 ngày. Trong những trường hợp cần truy vết khẩn cấp, thời gian trung bình có thể giảm xuống còn 24 giờ.
Brian Gallagher, cựu gi ám sát viên của bộ phận hiện trường ATF Philadelphia, đánh giá hệ thống truy vết vũ khí là “vô giá”.
Ông Gallagher cho biết: “Trong những tình huống bắn súng vào các quan chức, lãnh đạo cấp cao và chúng tôi thu hồi được vũ khí, văn phòng ATF địa phương có thể yêu cầu truy tìm dấu vết khẩn cấp đối với vũ khí được tìm thấy tại hiện trường vụ án”.
Một số nhà phê bình cho rằng hệ thống truy tìm ATF cồng kềnh hoặc không đáng tin cậy khi Mỹ là một quốc gia tự do trong việc sở hữu súng ống – loại súng có thể được mua bán tư nhân mà không cần lập hồ sơ chính thức.
Tuy nhiên, những gì mà hệ thống truy vết vũ khí của ATF thể hiện trong ngày 13/7 là đáng kinh ngạc và cung cấp cho nhà chức trách những manh mối quan trọng về danh tính của xả súng trong vòng chưa đầy nửa giờ.
“ATF đã hoàn thành một cuộc truy tìm khẩn cấp thông qua Trung tâm Truy tìm Quốc gia ATF dựa trên hồ sơ kinh doanh không hoạt động của một đại lý súng đã đóng cửa. Kết quả này đã được cung cấp cho FBI và Cơ quan Mật vụ trong vòng chưa đầy 30 phút để phục vụ điều tra”, ATF cho biết trong một tuyên bố ngày 14/7.
Video đang HOT
Theo các đặc vụ, tên Crooks mua hung khí từ một cửa hàng bán súng vào năm 2013. Hiện đại lý này đã đóng cửa. Các đặc vụ ATF đã làm việc với nhà sản xuất súng cũng như tìm kiếm thủ công trong hồ sơ giấy tờ của đại lý, cuối cùng tìm ra cha của hung thủ. Theo một số nguồn tin giấy tên, các nhà điều tra tin rằng cha của hung thủ có thể là một người đam mê sưu tập vũ khí hoặc mua bán vũ khí.
Phát hiện này đã đưa các nhân viên thực thi pháp luật liên bang tới nhà Crooks và cho phép các nhà điều tra xác định xem ai đứng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Trump.
Mật vụ Mỹ điều tra vì sao tay súng bắn ông Trump có thể đến quá gần với khẩu AR-15
Việc một tay súng trang bị súng trường AR-15 tiếp cận được gần nơi diễn ra sự kiện và bắn bị thương cựu Tổng thống Trump, được cho là một thất bại nặng nề với Cơ quan Mật vụ Mỹ.
Nhân viên mật vụ Mỹ phong tỏa hiện trường vụ nổ súng nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump ở thành phố Butler, bang Pennsylvania, ngày 13/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Cơ quan Mật vụ Mỹ đang điều tra làm thế nào một tay súng được trang bị súng trường có thể đến đủ gần để bắn và làm bị thương cựu Tổng thống Donald Trump tại cuộc mít tinh ngày 13/7 (theo giờ địa phương) ở Butler, Pennsylvania. Vụ việc được cho là một thất bại nặng nề với một trong những nhiệm vụ cốt lõi của cơ quan này.
Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết tay súng, người đã bị tiêu diệt tại hiện trường, đã bắn nhiều phát súng vào sân khấu nơi ông Trump phát biểu từ "một vị trí trên cao bên ngoài địa điểm mít tinh".
Một phân tích của hãng tin AP về hơn chục video và hình ảnh được ghi tại cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Trump, cũng như hình ảnh vệ tinh về địa điểm này, cho thấy kẻ xả súng có thể đến gần một cách đáng kinh ngạc sân khấu nơi ứng cử viên đảng Cộng hòa đang phát biểu.
Một đoạn video được AP đăng lên mạng xã hội và được định vị cho thấy thi thể của một người đàn ông mặc đồ ngụy trang màu xám nằm bất động trên nóc một nhà máy sản xuất ngay phía bắc khuôn viên Butler Farm Show, nơi diễn ra cuộc vận động tranh cử của ông Trump.
Mái nhà cách nơi ông Trump phát biểu chưa đầy 150 mét, một khoảng cách mà một tay thiện xạ có thể bắn trúng mục tiêu là con người không khó khăn.
Để so sánh, 150 mét là khoảng cách mà các tân binh của Quân đội Mỹ phải bắn trúng một hình nộm có kích thước bằng con người để đủ điều kiện sử dụng súng trường tấn công M16 trong các bài huấn luyện cơ bản. AR-15, giống như khẩu súng bắn ông Trump, là phiên bản dân sự bán tự động của khẩu M16 quân sự.
Theo trang NDTV, súng trường AR-15 thuộc danh mục "súng trường thể thao hiện đại" hay còn gọi là MSR. Chữ AR là viết tắt của ArmaLite, công ty đã sản xuất loại súng này vào những năm 1950. Những khẩu súng trường như vậy chủ yếu được sử dụng trong các cuộc thi và mục đích săn bắn. Hiệp hội Súng trường Mỹ cho biết mọi người thường nhầm súng trường AR-15 với "vũ khí tấn công" hoặc "súng trường tấn công".
Theo Hiệp hội trên, "độ chính xác, độ tin cậy, độ chắc chắn và tính linh hoạt của những khẩu súng trường này phục vụ tốt cho các tay súng và thợ săn mục tiêu. Chúng thực sự là những loại súng có thể hoạt động trong mọi thời tiết".
Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ phong tỏa hiện trường vụ nổ súng nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump ở thành phố Butler, bang Pennsylvania, ngày 13/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Vào sáng sớm 14/7 (theo giờ địa phương), Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã họp báo, công bố kẻ nổ súng là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, sống ở Bethel Park, bang Pennsylvania.
Cơ quan Mật vụ không có ai tham dự cuộc họp báo trên, khi các quan chức FBI và Cảnh sát bang Pennsylvania thông báo với các phóng viên về cuộc điều tra vụ nổ súng. Đặc vụ FBI Kevin Rojek nói rằng, thật "ngạc nhiên" khi tay súng có thể nổ súng vào sân khấu trước khi bị giết.
Theo hai quan chức thực thi pháp luật xin giấu tên, các thành viên của đội bắn tỉa và đội phản công của Cơ quan Mật vụ đã có mặt tại cuộc mít tinh ở Butler.
Đội phản công, được Sở Mật vụ gọi với mật danh là "Hawkeye", trang bị vũ khí hạng nặng, chịu trách nhiệm loại bỏ các mối đe dọa để các đặc vụ khác có thể che chắn và đưa đi người mà họ đang bảo vệ. Còn đội bắn tỉa phản công, được biết đến với mật danh "Hercules", sử dụng ống nhòm tầm xa và được trang bị súng bắn tỉa để đối phó với các mối đe dọa tầm xa.
Hình ảnh trích từ video cho thấy các mật vụ Mỹ bảo vệ cựu Tổng thống Donald Trump rời khỏi bục diễn thuyết trong cuộc vận động tranh cử ở Butler, bang Pennsylvania, ngày 13/7/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho biết bộ của ông và Cơ quan Mật vụ đang làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật để điều tra vụ nổ súng. Ông Mayorkas nói, việc đảm bảo an ninh cho các ứng cử viên tổng thống và các sự kiện tranh cử của họ là một trong những "ưu tiên quan trọng nhất" của bộ.
"Chúng tôi lên án hành vi bạo lực này bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất có thể và khen ngợi Sở Mật vụ vì hành động nhanh chóng của họ ngày hôm nay", Bộ trưởng Mayorkas nói. "Chúng tôi đang hợp tác với Tổng thống Biden, cựu Tổng thống Trump và các đội ngũ tranh cử của họ, đồng thời đang thực hiện mọi biện pháp có thể để đảm bảo an toàn và an ninh cho họ."
Trong lúc đó, những lời kêu gọi điều tra đã được nhiều quan chức đưa ra.
James Comer, nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang Kentucky, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, cho biết ông đã liên hệ với Cơ quan Mật vụ để tiến hành một cuộc họp giao ban và kêu gọi Giám đốc Mật vụ Mỹ Kimberly Cheatle xuất hiện để điều trần. Nghị sĩ Comer cho biết ủy ban của ông sẽ sớm gửi lời mời chính thức.
"Bạo lực chính trị dưới mọi hình thức là không thể chấp nhận được. Có rất nhiều câu hỏi và người Mỹ yêu cầu câu trả lời", ông Comer nói trong một tuyên bố.
Hạ nghị sĩ Ritchie Torres, một đảng viên Dân chủ ở New York, đã kêu gọi điều tra "những trục trặc về an ninh" tại cuộc biểu tình.
"Chính phủ liên bang phải liên tục rút kinh nghiệm từ những thất bại về an ninh để tránh lặp lại những sai lầm tương tự, đặc biệt khi những thất bại đó có tác động đối với quốc gia", ông Torres lên tiếng.
Thống đốc bang Wisconsin, Tony Evers, một đảng viên Đảng Dân chủ, đã đăng trên mạng X rằng ông và các nhân viên của mình đang liên hệ với các điều phối viên lập kế hoạch an ninh trước Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa sẽ bắt đầu vào ngày 15/7 tại Milwaukee.
Ông Evers nói: "Chúng ta không thể trở thành một quốc gia chấp nhận bất kỳ hình thức bạo lực chính trị nào - đó không phải là con người của chúng ta với tư cách là người Mỹ".
Trong khi đó, FBI cho biết họ sẽ dẫn đầu cuộc điều tra vụ nổ súng ở Butler, phối hợp với Cơ quan Mật vụ và cơ quan thực thi pháp luật địa phương và tiểu bang.
Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland cho biết Bộ Tư pháp "sẽ huy động mọi nguồn lực sẵn có cho cuộc điều tra này". Ông Garland nói trong một tuyên bố: "Trái tim tôi hướng về cựu Tổng thống, những người bị thương và gia đình của khán giả thiệt mạng trong vụ tấn công kinh hoàng này. Chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất kỳ hình thức bạo lực nào và bạo lực như thế này là một cuộc tấn công vào nền dân chủ của chúng ta".
Bầu cử Mỹ: Ông Biden tuyên bố 'tất tay', thay đổi chiến lược vận động để chiến thắng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa với các cử tri da đen rằng ông sẽ "tất tay" để tái cử vào ngày 5/11. Chiến dịch vận động tranh cử của ông Biden cũng cố gắng điều chỉnh thông điệp sau vụ ám sát nhằm vào đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hoà. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại đại...