Cơ chế giảm béo bụng mạnh và giảm mỡ trong máu của dầu tỏi tía Việt Nam
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum. Tỏi mọc ở khắp nơi trên thế giới và từ lâu đã được con người biết đến vừa là loại gia vị không thể thiếu, vừa là loại dược liệu quý chữa trị cảm cúm, ho, đầy hơi khó tiêu…
Ở Việt Nam có giống tỏi tía có hàm lượng tinh dầu (là phần chứa hoạt chất chính của Tỏi) cao vượt trội hơn hẳn các loại tỏi khác trên thế giới. Chình vì lý do đó Nhà nước có nhiều đề tài nghiên cứu trọng điểm để trích lý ra dầu tỏi tía phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều hoạt chất có tác dụng trong Tỏi tía, ngoài những công dụng đã được biết đến từ trước còn phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của chất này đó là hạ mỡ máu, giảm béo (đặc biệt là giảm mỡ vùng bụng) và làm sạch mỡ trong gan.
Sở dĩ dầu tỏi tía có tác dụng giảm mỡ máu, mỡ gan mạnh là do trong tép tỏi tía có chứa một nhóm hoạt chất lưu huỳnh có tác dụng sinh học rất cao. Các chất sunphit này đã tạo nên mùi vị đặc trưng của Tỏi.
Nhờ các điện tích dư của nguyên tố Lưu huỳnh trong phân tử nên các chất sunphit có trong tỏi tía có tác dụng sinh học mạnh, đó là bẫy các gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, khả năng nhũ hoá cao và tăng tính thẩm thấu qua màng. Các chất sunphit trong tỏi tía làm hết mỡ gan nhanh chóng nhờ ức chế trực tiếp sự tổng hợp cholesterol ở gan đồng thời kích thích tiêu hoá, tăng cường trao đổi chất mạnh do đó làm tiêu năng lượng dư thừa. Điều này lý giải nguyên nhân uống dầu tỏi tía thấy nóng bừng người, khát nước… đó là do các tế bào của cơ thể được kích hoạt và tăng cường hoạt động trao đổi chất, làm tiêu hao các năng lượng dự trữ.
Các chất sunphit trong tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm độ nhớt của máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể, chống lão hoá tế bào nên những người thường xuyên ăn tỏi sẽ trẻ lại rõ rệt và người rất nhẹ nhõm. Tỏi cũng là một trong 21 loại thực phẩm giúp giảm béo hiệu quả được công nhận chính thức trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Điều đặc biệt là Tỏi tía có tác dụng hạ huyết áp nhưng lại tăng sinh lý cho nam giới. Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng nếu làm biến đổi các hoạt chất sunphit của tỏi thì tác dụng trên cũng giảm nhiều hoặc mất hẳn (nấu tỏi chín quá, lên men tỏi…với dấu hiệu nhận biết là mất mùi đặc trưng của Tỏi)
Đặc biệt dầu Tỏi tía còn có tác dụng làm sạch đường hô hấp, làm dễ thở và thở sâu, kháng vi rút và chống cúm hiệu quả. Cách dùng hiệu quả nhất là uống trước khi đi ngủ một liều duy nhất 6-8 viên, vừa tránh được mùi hôi, vừa làm ấm bụng khi ngủ, hạn chế các cơn ho về đêm, kích thích tiêu hoá. Không nên dùng tỏi tía tươi vì gây kích ứng dạ dầy mạnh, giảm thị lực và có mùi khó chịu mà nên dùng dạng dầu chiết xuất đóng thành những viên nang mềm tiện dụng khi dùng.
Theo TNO
Những người nào nên hạn chế ăn ngũ cốc nguyên hạt?
Tuy ngũ cốc nguyên hạt tốt nhưng lại không thích hợp với hầu hết mọi người, một số người có thể chất đặc biệt không nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
Ảnh minh họa.
Ngũ cốc nguyên hạt chủ yếu bao gồm ngô, kê, gạo tím, cao lương, yến mạch, kiều mạch, lúa mỳ và các loại đậu khô như đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ... Phải thừa nhận rằng ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe bởi vì cellulose trong ngũ cốc có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol, giảm mỡ máu, kích thích nhu động ruột, ngừa táo bón; Vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1 trong đó lại có thể phòng ngừa bệnh tê phù.
Đồng thời, rất nhiều ngũ cốc nguyên hạt có giá trị dược liệu như kiều mạch có chứa "chất diệp lục" và "rutin" mà các loại ngũ cốc khác không có, có thể giúp điều trị huyết áp cao.
Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt cũng sẽ bất lợi cho sức khỏe. Trước tiên giá trị dinh dưỡng của bản thân ngũ cốc không cao, hơn nữa nó lại không dễ tiêu hóa, tỷ lệ hấp thụ thấp; Thứ hai, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt của cơ thể.
Tuy ngũ cốc nguyên hạt tốt nhưng lại không thích hợp với hầu hết mọi người, một số người có thể chất đặc biệt như dưới đây không nên thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
Dưới đây là 7 nhóm người không thích hợp với ngũ cốc nguyên hạt:
1. Những người có chức năng dạ dày kém
Những người có dạ dày yếu nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
2. Những người thiếu các nguyên tố canxi, sắt...
Bởi vì trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa axit phytic và chất xơ, sẽ kết hợp với nhau tạo kết tủa, cản trở cơ thể hấp thụ khoáng chất như canxi, sắt...
3. Những người mắc bệnh tiêu hóa
Nếu mắc bệnh giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan hoặc viêm loét dạ dày, ăn quá nhiều ngũ cốc nguyên hạt dễ dẫn tới vỡ, xuất huyết và viêm loét tĩnh mạch.
4. Những người có hệ miễn dịch kém
Nếu mỗi ngày nạp quá 50gr cellulose trong thời gian dài, có thể khiến việc bổ sung protein bị cản trở, hiệu quả sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại chức năng nội tạng như xương, tim và máu, giảm hệ miễn dịch cho cơ thể.
5. Những người lao động nặng
Giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc nguyên hạt thấp, ít năng lượng nên không cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người lao động nặng.
6. Thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển
Do nhu cầu đặc biệt về chất dinh dưỡng và năng lượng của tuổi dậy thì cũng như nhu cầu sinh lý của nồng độ hormone, nên ngũ cốc nguyên hạt không chỉ cản trợ sự hấp thụ cholesterol và chuyển hóa nó thành hormone, mà còn cản trở sự hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng.
7. Người già và trẻ nhỏ
Bởi vì chức năng tiêu hóa của người già suy yếu, còn chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa một lượng lớn cellulose tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày. Hơn nữa tỷ lệ hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng khá thấp, không có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Giảo Cổ Lam - nên sử dụng dạng trà hay dạng viên nén? Giảo cổ lam (GCL) là một cây thuốc quý được ghi trong sách cổ. Đây là cây thuốc đặc biệt vì có tác dụng hạ đường huyết trên thực nghiệm mạnh đồng thời làm hạ mỡ máu và ổn định huyết áp. Cây Giảo Cổ Lam Giảo cổ lam đã được dùng phổ biến ở Nhật Bản, Mỹ, Đức, Nga...giúp phòng ngừa bệnh...